Tôi năm nay 45 tuổi, từ nhỏ tôi đã phải vận động và làm việc rất nhiều. Nhưng cách nay hơn 5 tháng, tôi thường bị đau các khớp ngón tay, khớp gối, có lúc tê cứng không làm việc được, đi lại cũng không linh hoạt. Sau đó tôi đi khám thì được chuẩn đoán là bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Tôi có dùng theo toa thuốc của bác sĩ nhưng đến nay bệnh của tôi vẫn chưa có biểu hiện cải thiện. Vậy bác sĩ cho tôi biết có phương pháp nào chữa được bệnh của tôi không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:

Bệnh viêm đa khớp thấp là một bệnh mãn tính gây viêm các khớp đối xứng, tổn thương phá hủy dần dần các cấu trúc tại khớp và quanh khớp. Biểu hiện bệnh gồm các triệu chứng: đột ngột viêm nhiều khớp, ấn đau nơi khớp viêm, hóa đặc ở hoạt dịch, viêm đối xứng ở các khớp như: (khớp gian đốt bàn tay, bàn chân, cổ tay, khuỷu tay, cổ chân), cứng khớp kéo dài khoảng nửa giờ lúc buổi sáng thức dây, biến dạng co cứng, gập lệch xương trụ ngón tay, bong trượt các sợi gân duỗi, viêm màng hoạt dịch có khi gây ra hội chứng rãnh khối xương ở tay, bệnh còn có biểu hiện dạng thấp khớp dưới da, ở nội tạng, viêm mạch gây loét chân, viêm thần kinh, tràn dịch màng phổi, màng tim, viêm củng mạc, hội chứng Sjogren là những triệu chứng khác ngoài khớp.

Chẩn đoán chính xác bệnh là việc khó, có khi phải sinh thiết hạch dưới da, chụp Xquang... để giúp chẩn đoán. Vitamin C là một thành phần rất quan trọng trong thực đơn ăn uống của người bị viêm xương khớp. Chị nên bổ sung nhiều vitamin C bằng cách ăn một số loại trái cây như: cam, dâu tây, mâm xôi, đào, xoài… Ăn thêm nhiều táo vì nó có khả năng chống lại phản ứng viêm rất tốt cho người bị xương khớp.

 Trong bữa ăn chính hằng ngày, chị nên dùng nhiều thực phẩm như: tảo bẹ, ghệ, nắm, trà xanh. Rau củ các loại như: cải bắp, cải xanh, tổi gừng, bina, tổi tay, oliu, các loại đậu.  Các loại thực phẩm giàu chất béo ômêga 3 như: cá hồi, cá ngừ, sò, cá mòi, các có thịt trắng... Các loại thực phẩm giàu ma-giê như: chuối, mơ, đậu, rau có lá.  

Chúc bạn sức khỏe

Chuyên viên cơ xương khớp