Đau khớp hiện nay gặp ở rất nhiều đối tượng nhưng chủ yếu là độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Bệnh nhân không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp nhỏ như bàn, ngón tay chân mà còn có biểu hiện viêm nhiều khớp khác trên cơ thể gây hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau, khiến người bệnh khó vận động.

Triệu chứng chung của bệnh đau khớp 

Triệu chứng chung của bệnh là đau mỏi các khớp. Đau tăng hơn khi thời tiết thay đổi đột ngột, mưa lạnh, môi trường ẩm thấp. Bệnh âm ỉ kéo dài, thường kèm theo các rối loạn khác như rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, kém ăn…

Bệnh khớp không có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau, nếu bệnh thiên về Phong nhiệt (cảm mạo) sẽ có thêm các biểu hiện đau di chuyển các khớp đau, đau nhiều khớp, thường là các khớp phần trên như cổ, vai, khuỷu tay, cổ, bàn, ngón tay, đau đầu, sợ gió, rêu lưỡi trắng. Ngoài ra bệnh còn có biểu hiện đau cố định tại các khớp, không di chuyển, kèm theo tê nặng mỏi là chủ yếu. Theo Hàn tà (cảm lạnh) thì bệnh đau nhiều về đêm, trời lạnh bệnh đau tăng hơn, chườm nóng thì những biểu hiện đau này giảm, đau kiểu co thắt và buốt.

 

 Đau khớp gây giảm khả năng vận động cho người bệnh

                Đau khớp gây giảm khả năng vận động cho người bệnh

Cách phòng bệnh đau khớp       

Theo y học cổ truyền, đau khớp được gọi là chứng tý (kinh lạc bị tắc nghẽn ứ trệ). Tùy theo nguyên nhân và triệu chứng do các nguyên nhân khác nhau mà dùng thuốc điều trị phù hợp. Thông thường nếu là bệnh cấp tính và cũng có khi tự khỏi, nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính dẫn đến thoái hóa xương khớp, dính khớp, thậm trí là tàn phế khớp gây mất khả năng vận động.

Y học cổ truyền khuyên chúng ta nên ăn uống phòng bệnh trước khi dùng viên uống. Còn theo các chuyên gia khớp thì không nên ăn nhiều thịt đỏ, giảm lượng chất béo, đường, bột đưa vào cơ thể, ăn nhiều các loại cá chứa chất béo omega-3, nhiều rau có lá màu xanh đậm, các loại quả mọng, uống nhiều nước. Bệnh nhân cần ăn đầy đủ chất, không kiêng khem quá mức nếu không có sự yêu cầu chỉ định của thầy thuốc. Nên tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh, thái cực quyền. Có thể sử dụng gậy để chống đỡ nếu đau khớp gối hoặc khớp háng.

Chườm muối nóng vào các khớp đau như cột sống, vai, hoặc dùng đèn hồng ngoại chiếu vào khớp đau. Chú ý liều lượng về thời gian chiếu đèn, tránh biến chứng bỏng da cho bệnh nhân. Xoa bóp để tăng cường sự vận hành của khí huyết; châm cứu giúp giảm đau, điều chỉnh sự tắc nghẽn khí huyết và bổ dưỡng.

Nếu sử dụng thuốc uống thì nên sử dụng các dược liệu quý có ngay trong tự nhiên và có thể chế biến dạng sắc uống hoặc pha chế như trà vì nhóm hoạt chất chiết được từ các cây thuốc có giá trị này có tác dụng giảm đau kháng viêm rất tốt mà không gây tác dụng phụ.

Để hạn chế các biến chứng của bệnh người mắc nên có chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý, ngoài ra có thể tham khảo và sử dụng thêm sản phẩm từ thiên nhiên giúp hỗ trợ cho xương chắc khỏe. Tiên phong trong dòng sản phẩm hiện nay trên thị trường có sản phẩm Hoàng Thấp Linh đóng gói dạng viên nang rất tiện sử dụng, được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên thực phẩm chức năng Hoàng Thấp Linh với thành phần chính là Hy thiêm, cùng các thảo dược quý khác có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm khớp, viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp, thấp khớp, giúp giảm sưng, giảm đau, tăng cường hồi phục vận động khớp rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh viêm xương khớp.

Hoàng Thấp Linh  vinh dự nhận giải thưởng do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.

Hoàng Thấp Linh được nghiên cứu tại Hà Nội. Do TS. Đặng Hồng Hoa làm chủ đề tài. Qua một thời gian thực hiện, nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của sản phẩm Hoàng Thấp Linh: như giảm đau, chống viêm, cải thiện các di chứng hiệu quả. 

Hoàng Thấp Linh đã 2 lần (2014-2015) vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn và giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.

Diệu Linh