Theo chuyên gia Vũ Minh Phúc, thấp khớp là một bệnh lý xảy ra sau viêm họng do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A. Bệnh thường xảy ra ở trẻ 5 – 15 tuổi, nam hay nữ đều có khả năng mắc bệnh như nhau, mọi chủng tộc đều có thể bị bệnh, đặc biệt có tần suất cao ở những nước đang phát triển, ở những nơi có điều kiện sống và vệ sin kém, nhất là vào mùa lạnh hay mưa ẩm. cơ chế sinh bệnh được chấp nhận nhiều nhất là cơ chế miễn dịch học. Bệnh gây tổn thương nhiều cơ quan như khớp (viêm khớp), tim (viêm tim), thần kinh (múa vờn), da (hồng ban vòng), mô dưới da (nốt cục dưới da).

I. Tiêu chuẩn chẩn đoán

1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán đợt thấp cấp theo Duckett Jones – có bổ sung 1992

Triệu chứng chính:

  • Viêm tim
  • Viêm khớp
  • Múa vờn Sydenham
  • Hồng ban vòng
  • Nốt cục dưới da

Triệu chứng phụ:

Lâm sàng

  • Sốt
  • Đau nhức

Cận lâm sàng

  • Lắng máu tăng
  • C-reactive protein tăng
  • P-R dài

Bằng chứng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A trước đó

  • Kháng thể kháng liên cầu trong máu cao*
  • Cấy phết họng (+)
  • Rapid Strep test (+)

Bệnh nhân có nhiều khả năng bị một đợt thấp cấp khi có:

- 2 triệu chứng chính + bằng chứng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A HOẶC

- 1 triệu chứng chính + ≥ 2 triệu chứng phụ + bằng chứng nhiễm liên cầu nhóm A.

- Kháng thể kháng liên cầu trong máu ở trẻ em tăng khi:

  • ASO ≥ 330 đơn vị Todd.
  • Anti-Dnase B ≥ 240 đơn vị Todd.

1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đợt thấp tái phát:

Chẩn đoán thấp tái phát trên bệnh nhi có bệnh van tim hậu thấp khi

- Không được phòng thấp đúng (+)

- Có bằng chứng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A (±)

- Có bằng chứng viêm mới trên lâm sàng (±):

  • Viêm khớp
  • Viêm màng ngoài tim (tràn dịch màng ngoài tim/siêu âm tim)
  • Viêm van tim, biết rõ là mới xuất hiện

- Có bằng chứng viêm trên cận lâm sàng nhưng không tìm thấy một nguyên nhân nào khác để lý giải hiện tượng viêm này (+):

  • Lắng máu tăng
  • CRP tăng

Lưu ý: (+): bắt buộc phải có, (±): có thể có hoặc không.

- Tiêu chuẩn của Duckett Jones có tính cách hướng dẫn chẩn đoán, nên sẽ có nhiều trường hợp:

  • Không đủ tiêu chuẩn nhưng vẫn là một đợt thấp cấp (múa vờn, viêm tim thầm lặng).
  • Đủ tiêu chuẩn chẩn đoán nhưng không phải là một đợt thấp cấp.

2. Điều trị

2.1. Nghỉ ngơi tại giường:

- Viêm khớp, không viêm tim: 2 tuần tuyệt đối + 2 tuần tương đối

- Viêm tim, tim không to: 4 tuần tuyệt đối + 4 tuần tương đối

- Viêm tim, tim to: 6 tuần tuyệt đối + 6 tuần tương đối

- Viêm tim, suy tim: nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường tới khi hết suy tim + 3 tháng điều trị tại nhà

2.2. Kháng sinh diệt liên cầu khuẩn nhóm A:

Benzathin penicillin

Liều lượng và cách dùng:

  • < 27kg: 600.000 đv IM
  • ≥ 27kg: 1,2 triệu đv IM

Thời gian: 1 lần duy nhất

Benzathin penicillin hạn chế sử dụng

Liều lượng và cách dùng:

  • < 27kg: 600.000 – 900.000 đv/ngày TB
  • ≥ 27kg: 1,2 triệu đv/ngày TB

Thời gian: 10 ngày

Penicillin V

Liều lượng và cách dùng:

  • < 27kg: 200.000 đv x 3/ngày uống
  • ≥ 27kg: 400.000 đv x 3/ngày uống

Thời gian: 10 ngày

Erythromycin dành cho bệnh nhân dị ứng với Penicillin

Liều lượng và cách dùng:

  • 20 – 40mg/kg/ngày chia 2 – 4 lần uống

Thời gian: 10 ngày

2.3. Kháng viêm

Viêm khớp, viêm tim nhẹ:

- Điều trị tấn công: Aspirin: 100mg/kg/ngày chia 4 lần uống x 2 tuần

- Điều trị duy trì: Aspirin: 75mg/kg/ngày chia 4 lần uống x 2 – 6 tuần

Viêm tim trung bình, nặng

- Điều trị tấn công: Prednisone: 2mg/kg/ngày chia 2 lần uống x 2 tuần

- Điều trị duy trì:

  • Prednisone: giảm liều 5mg mỗi 3 ngày trong 2 tuần
  • Aspirin: 75mg/kg/ngày chia 4 lần uống cho tới 6 tuần sau khi ngưng Prednisone

2.4. Điều trị suy tim (nếu có)

2.5. Nếu có múa vờn: thêm

- Phenobarbital 5mg/kg/ngày uống.

- Haloperidol (Haldol) 0,01 – 0,03mg/kg/ngày uống.

3. Điều trị phòng ngừa:

3.1. Cải thiện môi trường sống – giáo dục y tế

3.2. Phòng tiên phát:

- Mục đích: phát hiện và điều trị sớm những trường hợp viêm họng do liên cầu khuẩn.

- Nội dung: dùng kháng sinh diệt liên cầu nhóm A như bảng ở trên.

3.3. Phòng thấp thứ phát:

- Mục đích: tránh tái nhiễm liên cầu khuẩn cho những bệnh nhân đã từng bị thấp.

- Thời gian: bắt đầu ngay từ đợt thấp cuối cùng.

Chú ý:

- Tốt nhất là dùng Benzathin penicillin.

- Hạn chế dùng Penicillin V uống vì:

  • Bệnh nhân hay quen
  • Dễ sinh chủng kháng thuốc cho những trường hợp viêm nội tâm mạc trùng.

4. Thức ăn cần thiết cho người thấp khớp

Bổ sung một số acid béo:

  • Acid béo Omega-3: có nhiều trong các loại cá giàu chất béo (cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá trống), có khả năng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp và làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Cho bệnh nhân dùng dầu cá 2-4g, thậm chí 5g/ngày cho kết quả khá hứa hẹn: khớp bớt cứng và ít đau hơn.
  • Acid béo Omega-6 GLA (acid gamma-linolenic): ngăn chặn tiến trình sản sinh các prostaglandin gây chứng viêm với liều 1-3g/ngày. Dầu anh thảo (Evening primrose oil) có GLA. Ở Việt Nam, có thể tận dụng vi tảo Spirulina (9-11g/kg) dưới dạng viên nang 400 mg tảo khô (biệt dược Linaforce). Người bị thấp khớp nên dùng 10g bột tảo khô/ ngày (tương đương 90 mg acid GLA).

Bổ sung các vitamin:

Vitamin C, D, E và beta-carotene có thể giúp phòng tránh được một số dạng viêm khớp do tác dụng chống oxy hóa. Beta-carotene (có nhiều trong cà rốt, cà chua, bí rợ, rau xanh… và các loại trái cây, rau củ có màu đỏ) cùng các thức ăn chứa vitamin E có tác dụng giảm đau chống viêm. Chỉ với liều nhỏ dưới 150 mg vitamin C và 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D/ngày cũng khả năng làm chậm hẳn sự tiến triển của căn bệnh này.

Để được giải đáp thắc mắc về bệnh viêm khớp, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006304 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017.

Theo meyeucon