Các loại thuốc tiêm khớp hay được bác sĩ lựa chọn bao gồm: Thuốc tiêm khớp Corticoid, Diprospan, PRP, PTM, Ketolac, Dopharen,... Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được chỉ định sử dụng các loại thuốc tiêm khớp vì chúng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây.

Các loại thuốc tiêm khớp được chỉ định trong trường hợp nào?

Các loại thuốc tiêm khớp có thể được tiêm vào bắp tay hoặc dùng đường truyền tĩnh mạch nhằm cho tác dụng toàn thân: Giảm đau, chống viêm, giảm sưng, giảm phù nề. Thuốc tiêm khớp thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người có nguy cơ cao hoặc bị thoái hóa khớp giai đoạn sớm.
  • Người mắc các bệnh lý khớp gối: Viêm bao khớp, viêm các điểm bán gân,...
  • Các trường hợp tổn thương màng hoạt dịch: Viêm bao hoạt dịch, kén màng hoạt dịch, viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp,...
  • Viêm túi thanh dịch.

Những trường hợp chống chỉ định tiêm khớp cần được lưu ý bao gồm:

  • Có tổn thương, bệnh lý xương khớp kèm nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
  • Bị vết thương hở ở vùng da định tiêm.
  • Người bệnh bị dự ứng với một trong số các thành phần của thuốc.

Cac-loai-thuoc-tiem-khop-thuong-duoc-bac-si-lua-chon-de-ho-tro-dieu-tri-nhieu-benh-ly-xuong-khop

Các loại thuốc tiêm khớp thường được bác sĩ lựa chọn để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý xương khớp

Các loại thuốc tiêm khớp hay được bác sĩ lựa chọn

Dưới đây là danh sách 9 trong số các loại thuốc tiêm khớp hay được bác sĩ lựa chọn: 

Thuốc tiêm khớp Corticoid

Thuốc tiêm khớp Corticoid thường gặp là: Hydrocortison, Methylprednisolon, Prednisolon, Triamcinolon,…

Công dụng:

  • Giảm viêm nhanh chóng ở người bị viêm khớp dạng thấp, tê cứng ổ khớp.
  • Giảm đau nhanh.
  • Đẩy nhanh quá trình phục hồi mô sụn.

Cách dùng: Bác sĩ sẽ thực hiện tiêm từ 2-3 mũi/năm vào vị trí màng cứng hoặc sâu trong khớp. 

Chống chỉ định Corticoid:

  • Phụ nữ có thai, đang cho con bú.
  • Người bị dị ứng với corticoid.
  • Người có tiền sử bệnh lý dạ dày hoặc đang mắc các đái tháo đường tuýp I, lao, tăng huyết áp, nhiễm trùng xương,...
  • Người bị nhiễm các siêu virus, nhiễm nấm.

Tác dụng không mong muốn:

  • Tại vị trí tiêm: Chảy máu tại chỗ, kích ứng, phù nề, nhiễm trùng.
  • Toàn thân: Mất ngủ, tăng tiết mồ hôi, phù nề ở vùng khác vị trí tiêm.

Thuốc tiêm khớp Diprospan

Thành phần: Betamethasone, dung tích 1ml.

Công dụng: Diprospan giúp cải thiện hệ miễn dịch; giảm tình trạng viêm gặp ở các bệnh: Viêm khớp, viêm cứng cột sống, viêm bao hoạt dịch,...

Cách dùng: 

  • Tiêm khởi đầu từ 0,5-1,5ml Diprospan vào bắp hoặc mô mềm. Liều tiêm tại khớp lớn có thể từ 1-2ml/lần tiêm.
  • Vị trí: Tiêm vào mô mềm quanh khớp hoặc trực tiếp vào khớp.

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng thuốc tiêm khớp Diprospan cho người dị ứng với các thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc.

Tác dụng không mong muốn: Diprospan ảnh hưởng tới khối cơ, mật độ canxi xương, dạ dày và điện giải.

Thuoc-tiem-khop-Diprospan-dieu-tri-benh-xuong-khop

Thuốc tiêm khớp Diprospan điều trị bệnh xương khớp

Thuốc tiêm khớp chứa acid hyaluronic

Các trường hợp sử dụng Corticoid không hiệu quả, bác sĩ có thể hướng người bệnh dùng acid hyaluronic. Thuốc được sản xuất dựa trên chất nhờn tự nhiên có trong ổ khớp. Trong số các loại thuốc tiêm khớp, acid hyaluronic là thuốc được Hiệp hội Thấp khớp học Hoa Kỳ khuyên dùng.

Công dụng: 

  • Thuốc cung cấp dịch bôi trơn giúp giảm đau và giảm phản ứng miễn dịch.
  • Cơ thể có khả năng chặn các cytokine bằng cách tiết acid hyaluronic nội sinh.
  • Tăng khả năng tái tạo sụn khớp.

Cách dùng: Thuốc thường được tiêm 1-2 mũi/năm.

Chống chỉ định: Acid hyaluronic không được dùng trên người có tiền sử dị ứng thuốc, phụ nữ có thai, người đang mắc bệnh nhiễm khuẩn khớp, tiểu đường, cao huyết áp,...

Tác dụng không muốn của acid hyaluronic: Đau, sưng vị trí tiêm; chảy dịch sau tiêm; nổi mề đay;...

Thuốc tiêm từ huyết tương giàu tiểu cầu PRP

Platelet-rich Plasma (PRP) là huyết tương giàu tiểu cầu giúp xương khớp có khả năng tự hồi phục do được cung cấp chế phẩm máu nuôi dưỡng. 

Công dụng: Giảm nhanh cơn đau khớp. Đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh do PRP có khả năng tái tạo tế bào mô mềm.

Cách dùng: Huyết tương giàu tiểu cầu thường được chỉ định tiêm các mũi cách nhau 2 tuần.

Chống chỉ định: 

  • Trường hợp kết quả nồng độ hemoglobin máu < 110g/l hoặc số lượng tiểu cầu < 150.000 mm3 thì chống chỉ định tiêm PRP.
  • Không tiêm PRP cho người đã tiêm corticoid hoặc acid hyaluronic trong vòng 5-6 tuần trước đó.
  • Không tiêm PRP cho phụ nữ có thai, người nhiễm nấm, nhiễm khuẩn.

Tác dụng không mong muốn: Nguy cơ nhiễm trùng, phản ứng tại nơi tiêm.

Thuoc-tiem-tu-huyet-tuong-giau-tieu-cau-giup-dieu-tri-benh-xuong-khop

Thuốc tiêm từ huyết tương giàu tiểu cầu giúp điều trị bệnh xương khớp

Thuốc tiêm ma trận mô PTM

Thuốc tiêm ma trận mô PTM là thuốc ưu việt nhưng chi phí khá đắt đỏ. 

Thành phần: Thuốc tiêm ma trận mô PTM được chiết xuất từ nhau thai em bé mới sinh. Nghiên cứu chỉ ra rằng, thành phần trong nhau thai giúp nuôi dưỡng xương khớp, cải thiện chức năng vận động.

Công dụng: Giúp các cơn đau khớp biến mất hoàn toàn và không tái phát. Bên cạnh đó, PTM còn có tác dụng giảm viêm, giảm dị ứng khá tốt.

Tác dụng không mong muốn: PTM có nguy cơ gây nhiễm trùng sau khi tiêm.

Thuốc tiêm khớp Ketorolac

Ketorolac có tác dụng chống viêm thông qua ức chế tổng hợp prostaglandin. Thuốc tiêm khớp Ketorolac được sử dụng ở dạng muối hòa tan tromethamine, hàm lượng 30mg/ml.

Công dụng: 

  • Giảm viêm. 
  • Chống kết tập tiểu cầu gần giống với aspirin.

Cách dùng: Thuốc tiêm bắp hoặc tĩnh mạch trong khoảng thời gian dưới 6 ngày.

Chống chỉ định: 

  • Thuốc không được sử dụng trên người có nguy cơ dị ứng ketorolac, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 16 tuổi. 
  • Người suy gan, thận, loét dạ dày, cơ địa xuất huyết, bị máu khó đông cần rất thận trọng trước khi sử dụng thuốc.

Tác dụng không mong muốn: Thuốc tiêm Ketorolac gây tác dụng phụ trên hệ thần kinh: Đau đầu, buồn nôn, choáng váng; trên da có thể gặp các phản ứng: Nổi mẩn, phát ban, ngứa; trên hệ hô hấp: Hen suyễn, khó thở,...

Thuoc-tiem-Ketorolac-dieu-tri-benh-dau-xuong-khop-duoc-bac-si-lua-chon

Thuốc tiêm Ketorolac điều trị bệnh đau xương khớp được bác sĩ lựa chọn

Thuốc tiêm khớp Dopharen

Thuốc tiêm Dopharen được khuyên nên kết hợp điều trị cả đường tiêm và đường uống. Thuốc uống hàm lượng 75mg, thuốc tiêm có dung tích 3ml.

Công dụng: 

  • Dopharen có tác dụng giảm tình trạng viêm khớp trong trường hợp: Chấn thương hoặc phẫu thuật; người bị viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống.
  • Tác dụng giảm đau của Dopharen không mạnh nhưng có được xét đến.

Cách dùng: Dopharen được chỉ định tiêm bắp 1 ống/ngày đối với người lớn và ½ ống/ngày đối với trẻ em. 

Chống chỉ định: Người mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc với các thuốc NSAIDs, phụ nữ có thai, người viêm loét dạ dày,...

Tác dụng không mong muốn: Đau đầu, choáng váng, tổn thương chức năng gan.

Thuốc tiêm khớp Hyalgan

Thành phần: Hyalgan dạng muối sodium 20mg/2ml.

Công dụng: Hyalgan có tác dụng bôi trơn, bảo vệ và giảm đau khớp nhanh chóng.

Cách dùng: Hyalgan tiêm với liều 2ml/lần/tuần, hai mũi tiêm cách nhau 4 tuần.

Chống chỉ định với phụ nữ có thai, cho con bú, người mắc các bệnh lý nền như cao huyết áp, tiểu đường,...

Tác dụng không mong muốn: Thường ít gặp đó là ngứa, đau, sưng tại vị trí tiêm.

Thuoc-tiem-khop-Hyalgan-giup-cai-thien-tinh-trang-dau-khop

Thuốc tiêm khớp Hyalgan giúp cải thiện tình trạng đau khớp

Thuốc tiêm khớp Methotrexate

Thuốc tiêm Methotrexate có vai trò giảm sự tiến triển cũng như mức độ trầm trọng của bệnh. 

Thành phần: Methotrexate 50mg/2ml và 15mg/3ml.

Công dụng: Methotrexate có vai trò tạo ra kháng thể giúp bảo vệ sụn khỏi các yếu tố tấn công. 

Cách dùng: Thuốc được tiêm bắp hoặc tĩnh mạch liều 5-15 mg/m2 (diện tích da).

Chống chỉ định: Methotrexate không được phép sử dụng trên phụ nữ mang thai và đối tượng có tiền sử dị ứng thuốc này. 

Tác dụng không mong muốn: Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, sạm da, ngứa, rụng tóc,... khi sử dụng Methotrexate với liều cao.

Rủi ro khi sử dụng các loại thuốc tiêm khớp

Một số rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng các loại thuốc tiêm khớp bao gồm:

  • Teo cơ, giảm khả năng vận động: Gặp trong trường hợp lạm dụng thuốc Corticoid. Bạn cũng có thể gặp một số rủi ro nguy hiểm khác khi lạm dụng thuốc này đó là: Loãng xương, béo phì, suy tuyến thượng thận, giảm thị lực,...
  • Nhiễm khuẩn: Rủi ro nhiễm khuẩn xảy ra do việc lạm dụng thuốc tiêm khớp làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể và tạo cơ hội cho các yếu tố vi khuẩn tấn công. Nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến hoại tử tế bào. 
  • Nhồi máu cơ tim: Một số thuốc kháng viêm có nguy cơ gây đông máu trong lòng mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, suy tim,...

Cac-loai-thuoc-tiem-khop-co-the-lam-tang-nguy-co-gap-van-de-tim-mach

Các loại thuốc tiêm khớp có thể làm tăng nguy cơ gặp vấn đề tim mạch

Lưu ý khi sử dụng thuốc tiêm khớp

Một số lưu ý khi sử dụng các loại thuốc tiêm khớp để đảm bảo an toàn và tăng hiệu quả điều trị đó là:

  • Tuân thủ chỉ định liều lượng, thời gian điều trị theo bác sĩ chuyên khoa. Không được tự ý mua hay sử dụng các loại thuốc tiêm khớp mà không được bác sĩ khuyến cáo.
  • Khai báo tiền sử dị ứng thuốc, bệnh lý nền và các thuốc đang sử dụng cho bác sĩ trước khi tiến hành tiêm khớp.
  • Chú ý khi sử dụng các loại thực phẩm, chất kích thích theo tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động mạnh, ảnh hưởng tới tác dụng thuốc tiêm hoặc gây tổn thương trực tiếp lên các khớp xương.
  • Thông báo ngay cho bác sĩ khi gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc tiêm khớp trên tim mạch, thần kinh, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, mắt, tai,...
  • Lựa chọn trang phục co giãn, rộng rãi, tránh cọ xát vị trí mới tiêm vì có thể gây nhiễm khuẩn.

Hoàng Thấp Linh - Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng các bệnh về xương khớp

Bên cạnh việc điều trị bệnh xương khớp bằng các loại thuốc tiêm khớp, người mắc có thể kết hợp sử dụng thảo dược tự nhiên để giảm triệu chứng đau nhức, bổ sung dưỡng chất cho xương khớp, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát. Tiêu biểu trong đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh

Sản phẩm Hoàng Thấp Linh với thành phần chính là hy thiêm có tác dụng chống dị ứng bằng cách ức chế tế bào lympho B sản xuất IgE - tác nhân gây dị ứng. Tác dụng của hy thiêm được nghiên cứu tại một trường học thuộc Iskan. 

Bên cạnh hy thiêm, Hoàng Thấp Linh còn bao gồm một số thành phần thảo dược giúp chống viêm, hoạt huyết, điều hòa miễn dịch khác như: Bạch thược, nhũ hương, sói rừng. Một số thành phần khoáng chất quan trọng không thể không nhắc đến trong sản phẩm Hoàng Thấp Linh là:

  • Magie: Là một nguyên tố vi lượng có vai trò xúc tác các enzym tiêu thụ năng lượng dư thừa; giảm tình trạng mệt mỏi, suy nhược thần kinh; ngoài ra magie làm tăng hấp thu canxi, kali, vitamin nhóm B,...
  • Boron: Boron là một chất khoáng cần thiết cho hệ xương khớp. Boron có vai trò làm tăng hấp thu canxi vào xương. Sử dụng boron cùng các chế phẩm bổ sung canxi có thể làm tăng khả năng hấp thụ canxi, hạn chế nguy cơ thoái hóa xương, giúp xương chắc khỏe.
  • L-carnitine: Còn có tên gọi khác là vitamin BT. Đây là một loại acid amin giúp chuyển hóa năng lượng dư thừa của cơ thể. Với trường hợp viêm đau khớp do nguyên nhân thừa cân, béo phì, thì L-carnitine là một lựa chọn phù hợp và hoàn hảo.

Hoang-Thap-Linh-Giai-phap-ho-tro-du-phong-cac-benh-xuong-khop-hieu-qua

Hoàng Thấp Linh - Giải pháp hỗ trợ dự phòng các bệnh xương khớp hiệu quả

nut-dat-mua

Tại Việt Nam, sản phẩm Hoàng Thấp Linh đã được TS. Đặng Hồng Hoa - Trưởng khoa Cơ xương khớp của Bệnh viện E lựa chọn làm đề tài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ hồi phục các bệnh xương khớp ở người có sử dụng sản phẩm Hoàng Thấp Linh cao hơn nhiều so với người không sử dụng sản phẩm này. Hoàn toàn không có tác dụng phụ trong và sau quá trình sử dụng sản phẩm.

Sau đây là chia sẻ từ bà Trần Thị Tý (Hưng Yên) - một người bị viêm khớp dạng thấp sau 6 tháng sử dụng Hoàng Thấp Linh: “Sau khi duy trì sử dụng Hoàng Thấp Linh, tôi thấy cơ thể nhẹ nhàng và vô cùng thoải mái. Trước kia tay không nâng lên chải đầu được mà phải nhờ con dâu giúp. Còn bây giờ tôi có thể tự làm một cách nhẹ nhàng”. Xem chi tiết chia sẻ của bà Tý TẠI ĐÂY.

Tóm lại, việc lựa chọn sử dụng các loại thuốc tiêm khớp cần căn cứ vào yếu tố dị ứng, tình trạng sức khỏe, bệnh lý nền, tương tác thuốc,... Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị như mong đợi. Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm Hoàng Thấp Linh mỗi ngày để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Mọi thắc mắc về các loại thuốc tiêm khớp và sản phẩm Hoàng Thấp Linh xin vui lòng liên hệ hoặc qua (Zalo/ Viber): 0902207112 để nhận được tư vấn bạn nhé.

Link tham khảo:

https://mayfieldclinic.com/pe-jointinjections.htm

https://www.spineuniverse.com/conditions/sacroiliac-joint-dysfunction/sacroiliac-joint-injection-information

https://www.mindmeister.com/44133392/joint-injections