Để trả lời cho câu hỏi: “Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?” cần dựa trên tình trạng của người bệnh. Trong quá trình thực hiện, cần phải chú ý tới việc chuẩn bị, kỹ thuật xoa bóp và chi tiết cách làm. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để có nhiều thông tin hữu ích về vấn đề trên nhé.

Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không? 

Việc xoa bóp cho người bị tràn dịch khớp gối cần được căn cứ theo tình hình bệnh và lời khuyên từ bác sĩ. Cụ thể như sau:

Trường hợp bệnh tràn dịch khớp gối là cấp tính, có triệu chứng nhẹ

“Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?” - “Có” nhưng động tác xoa bóp phải đúng chuẩn thì mới đem lại hiệu quả giảm đau, giảm sưng, cứng khớp gối. 

Lợi ích của việc xoa bóp đối với người bị tràn dịch khớp gối bao gồm: 

  • Cải thiện tình trạng sưng, đau, tê cứng của khớp gối.
  • Hỗ trợ tăng lưu lượng máu nuôi khớp.
  • Hạn chế nguy cơ bị tràn dịch khớp. Đồng thời, xoa bóp giúp tạo lượng dịch mới có vai trò giảm ma sát, giảm đau khớp gối.
  • Đẩy nhanh khả năng phục hồi bệnh nếu thực hiện đúng cách và đều đặn.

Trường hợp bệnh tràn dịch khớp gối giai đoạn nặng

Lúc này, các khớp sưng to, đỏ, đau đớn thì người bệnh không nên thực hiện phương pháp xoa bóp. Nguyên nhân là do xoa bóp có thể làm nặng hơn tình trạng tràn dịch khớp gối và không cải thiện được triệu chứng bệnh.

Bạn cần nhớ không được xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp bị tràn dịch. Việc xoa bóp giúp cải thiện triệu chứng và khí huyết, tăng cường lưu thông máu, đẩy nhanh quá trình phục hồi xương khớp. Tuy nhiên, có hay không nên xoa bóp cần dựa theo tình trạng tràn dịch khớp gối và ý kiến của bác sĩ.

Bi-tran-dich-khop-goi-co-nen-xoa-bop-khong-con-tuy-tung-tinh-trang

Bị tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không còn tùy từng tình trạng

>>> XEM THÊM:  Bị tràn dịch khớp gối uống thuốc gì để cải thiện.

Hướng dẫn xoa bóp cho người bị tràn dịch khớp gối

Khi xoa bóp cho người bị tràn dịch khớp gối cần thực hiện đúng chuẩn động tác để đem lại hiệu quả như mong muốn. Sau đây là hướng dẫn xoa bóp cho người bị tràn dịch khớp gối:

Chuẩn bị trước khi xoa bóp

Yêu cầu trước khi tiến hành xoa bóp, người bệnh phải khởi động nhẹ nhàng để tránh tác động bất ngờ gây co rút hoặc đau đớn. Một số động tác nhẹ nhàng bao gồm:

  • Hít sâu và thở ra nhẹ nhàng khoảng 3-5 lần.
  • Giơ hai cánh tay sang ngang, đồng thời bước chân rộng bằng vai, thực hiện 6 lần.
  • Giơ hai cánh tay thẳng lên trần nhà, đồng thời nâng đầu gối lên cao, vuông góc với mặt đất. Đổi bên trái phải 6 lần.
  • Hai tay chống hông, khuỵu gối xuống tấm thảm mềm, gối còn lại vuông góc với nền nhà. Giữ tư thế khoảng 20 giây.

Nguoi-bi-tran-dich-khop-goi-nen-khoi-dong-nhe-nhang-truoc-khi-xoa-bop

Người bị tràn dịch khớp gối nên khởi động nhẹ nhàng trước khi xoa bóp

Kỹ thuật xoa bóp chuẩn

Xoa bóp chuẩn phải được thực hiện bằng gốc bàn tay (nằm giữa lòng bàn tay và cổ tay). Bởi các lực từ bàn tay và cánh tay có thể gây gánh nặng lên khớp gối, khiến tình trạng đau nhức trở nên nặng hơn. Cũng có thể sử dụng ngón tay xoa nhẹ nhàng lên khớp gối.

Trong quá trình xoa bóp, người bệnh cần giữ tư thế chân cố định để tránh việc phân tán lực, ảnh hưởng tới hiệu quả của phương pháp.

Chi tiết cách xoa bóp

Cách xoa bóp được thực hiện theo trình tự như sau:

  • Xoa bóp đầu gối trước: Tác động trực tiếp lên vị trí đầu gối bằng hai gốc tay rồi xoa bóp nhẹ nhàng từ đầu gối vào phần đùi. Thực hiện khoảng 10 giây và 5 lần liên tiếp.
  • Xoa bóp phần đùi trước: Người bệnh ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng, chạm thành giường. Dùng gốc tay phải đặt lên đùi phải và xoa nhẹ đến vị trí đầu gối. Xoa bóp khoảng 5-7 lần liên tiếp.
  • Xoa bóp phần đùi ngoài: Đặt gốc bàn tay ở bên ngoài đùi, bắt đầu xoa bóp từ vị trí này đến đầu gối. Thực hiện khoảng 5 lần liên tiếp.
  • Xoa bóp phần đùi trong: Đặt gốc bàn tay trái lên phía trên trong đùi phải và tiến hành xoa bóp khoảng 2-3 phút. Lưu ý người bệnh ngồi thẳng khi thực hiện, làm tương tự với bên gối trái.

Chi-tiet-cach-xoa-bop-cho-nguoi-bi-tran-dich-khop-goi

Chi tiết cách xoa bóp cho người bị tràn dịch khớp gối

Lưu ý khi thực hiện xoa bóp khi bị tràn dịch khớp gối

Một số lưu ý nhỏ nhưng rất cần thiết khi thực hiện xoa bóp cho người bị tràn dịch khớp gối đó là:

- Chuẩn bị trước khi xoa bóp:

  • Vệ sinh bàn tay sạch sẽ bằng xà phòng, nước sát khuẩn. Không nên để móng tay vì có thể gây vết thương trên da.
  • Ghi chép lại thời gian thực hiện, tinh dầu sử dụng kèm theo để có thể đánh giá hiệu quả của phương pháp.

- Đối tượng không nên xoa bóp khớp gối:

  • Có vết thương hở vùng gối.
  • Người bị loãng xương hoặc đã từng gãy xương, trật xương khớp gối.
  • Người bị suy tĩnh mạch.

- Tần suất thực hiện phương pháp xoa bóp:

Nhiều người thắc mắc: “Bị tràn dịch khớp gối nên xoa bóp trong khoảng thời gian bao lâu?”. Theo bác sĩ, tần suất xoa bóp hợp lý là 30 phút/lần và thực hiện khoảng 3 lần/tuần. Nếu thực hiện quá lâu hoặc quá nhiều, bệnh tràn dịch khớp gối có thể trở nên trầm trọng hơn.

>>> XEM THÊM: 6 bài thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối an toàn, hiệu quả.

Các phương pháp giảm đau tại nhà cho người bị tràn dịch khớp gối

Bên cạnh xoa bóp, các phương pháp giúp giảm đau khác cho người bị tràn dịch khớp gối cũng khá được quan tâm, cụ thể như:

Chườm lạnh khi bị tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối gây ra những triệu chứng sưng tấy, đau đớn. Việc chườm lạnh có tác dụng giảm đau hiệu quả do làm giảm độ nhạy cảm của dây thần kinh cảm giác đau và hạ nhiệt phản ứng viêm. 

Giam-dau-khop-goi-bang-phuong-phap-chuom-lanh

Giảm đau khớp gối bằng phương pháp chườm lạnh

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng của người bị tràn dịch khớp gối cần lưu ý tới những thực phẩm nên ăn và kiêng ăn để cải thiện tình trạng đau nhức như sau:

  • Thực phẩm nên ăn: Cá thu, cá hồi, dầu hướng dương, dầu thực vật, quả hạch, các loại rau, hoa quả tươi,...
  • Thực phẩm cần kiêng: Nội tạng động vật, đồ ăn sẵn, rượu bia, thức uống có ga, đồ ăn chứa nhiều muối, đồ ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm giàu ages,...

Tập luyện các bài tập giảm đau khớp gối

Một số bài tập giúp giảm đau khớp gối người bệnh nên thực hiện đó là:

  • Bài tập kéo giãn cơ bắp chuối: Chuẩn bị một chiếc ghế. Ban đầu bạn đứng thẳng, để hai chân song song. Sau đó chân trái bước lên, hai tay nắm lấy lưng ghế. Gập gối trái xuống, giữ chân phải thẳng. Giữ tư thế này khoảng 10 giây. Thực hiện đổi chân, lặp lại 20 lần.
  • Bài tập squat: Đứng thẳng lưng, hai chân dang rộng hơn vai một bàn tay. Sau đó gập gối xuống, người hơi ngả về trước. Giữ yên tư thế này trong 10 giây rồi đứng thẳng. Thực hiện động tác này khoảng 20 lần.
  • Bài tập tăng sức kéo cơ tam đầu đùi: Tư thế nằm sấp, sau đó duỗi thẳng hai chân. Nâng chân trái lên, sao cho chân vẫn thẳng. Giữ yên tư thế này trong 5 giây. Sau đó đổi chân phải. Thực hiện khoảng 20 lần.

Sử dụng thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối

Để giảm đau do tràn dịch khớp gối, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc đắp đơn giản sau đây:

  • Thuốc đắp từ rễ đinh lăng: Rễ đinh lăng rửa sạch, ép ra nước. Phần nước thêm chút muối để uống. Phần bã đem bọc bằng tấm gạc mỏng và đắp lên vùng khớp gối.
  • Thuốc đắp từ lá tía tô: Lá tía tô rửa sạch, giã nát cùng chút muối biển. Dùng một miếng gạc sạch đựng hỗn hợp rồi đắp lên vùng khớp gối.

Bai-thuoc-dap-tu-la-tia-to-giup-giam-dau-o-nguoi-bi-tran-dich-khop-goi

Bài thuốc đắp từ lá tía tô giúp giảm đau ở người bị tràn dịch khớp gối

Hoàng Thấp Linh - Giải pháp từ thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng tràn dịch khớp gối hiệu quả

Bên cạnh phương pháp xoa bóp và các cách giảm đau khớp gối đã được đề cập ở trên, xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược hiện nay cũng rất được quan tâm. Tiêu biểu trong đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh được biết đến với công dụng hỗ trợ giảm đau và cải thiện tràn dịch khớp gối hiệu quả. 

Thành phần quan trọng nhất của Hoàng Thấp Linh là dược liệu hy thiêm. Nói về hy thiêm, đây là một dược liệu được cha ông sử dụng từ ngàn đời xưa cho những người mắc bệnh xương khớp. Hy thiêm được biết đến với tác dụng chống viêm và giảm đau xương khớp rất tốt. Tác dụng của hy thiêm được công bố từ nghiên cứu tại trường Đại học Wonkwang.

Bên cạnh thảo dược hy thiêm, Hoàng Thấp Linh còn chứa các thành phần thảo dược quan trọng sau:

  • Bạch thược: Bạch thược cùng với hy thiêm làm tăng tác dụng chống viêm cho xương khớp, từ đó giúp giảm nhẹ các triệu chứng nhanh chóng cho người bị tràn dịch khớp gối.
  • Nhũ hương: Nhũ hương bên cạnh tác dụng chống viêm còn có khả năng phá huyết ứ, hoạt huyết. Lưu lượng máu tăng cường sẽ cung cấp nhiều hơn chất dinh dưỡng cho khớp, giúp khớp thêm khỏe.
  • Sói rừng: Sói rừng có tác dụng điều hòa miễn dịch được chứng minh từ kết quả nghiên cứu năm 2009.

Tuy không phải là thảo dược nhưng những thành phần dinh dưỡng acid amin (L-carnitine), vi khoáng (magnesium),... có một vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện tràn dịch khớp gối hiệu quả.

Hoang-Thap-Linh-Ban-dong-hanh-cua-nguoi-bi-tran-dich-khop-goi

Hoàng Thấp Linh - “Bạn đồng hành” của người bị tràn dịch khớp gối

nut-dat-mua

Hoàng Thấp Linh được nghiên cứu trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp năm 2013. Nghiên cứu này do TS.BS Đặng Hồng Hoa thực hiện tại Bệnh viện E. Kết quả nghiên cứu sau 1 tháng cho thấy: Nhóm bệnh nhân điều trị bằng thuốc kết hợp sử dụng Hoàng Thấp Linh cho tỷ lệ phục hồi lớn hơn 20% so với nhóm bệnh nhân chỉ điều trị bằng thuốc. Chỉ số DAS28 (cải thiện hoạt động bệnh theo tiêu chuẩn của Hội thấp khớp học Châu Âu) như sau: 63,3% ở nhóm dùng Hoàng Thấp Linh với 53,2 % ở nhóm đối chứng.

Sau đây là chia sẻ từ những người gặp các vấn đề về xương khớp đã sử dụng Hoàng Thấp Linh:

1. Chị Nguyễn Thị Lành (Vĩnh Phúc) cho biết: “Từ đợt đau cổ tay, tôi không quét được nhà. Tôi bị bệnh từ hồi chưa lấy chồng. Tuy nhiên khi biết đến và sử dụng Hoàng Thấp Linh khoảng 6 tháng, tôi thấy đỡ đau rất nhiều, đi lại nhanh nhẹn, chồng con không phải chăm sóc tôi như trước”. Mời bạn xem chi tiết chia sẻ của chị Lành TẠI ĐÂY.

2. Bà Trần Thị Tý (Hưng Yên) chia sẻ: “Sau khi dùng Hoàng Thấp Linh, chân tay tôi duỗi được ra, bế cháu và đưa cháu đi học được”. Mời bạn xem chi tiết chia sẻ của bà Tý TẠI ĐÂY.

3. Bác Lê Văn H (Thái Bình) nói: “Tôi mới dùng Hoàng Thấp Linh khoảng 3 tháng mà khi vận động thấy rất dễ dàng, cảm thấy mình rất nhanh nhẹn như hồi còn trẻ”.

Chuyên gia Hồ Bá Do đánh giá về sản phẩm Hoàng Thấp Linh như sau: “Sản phẩm ra đời gần 10 năm giúp điều hòa miễn dịch, cải thiện tình trạng đau nhức, an toàn không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày, cơ quan tạo máu.”

Chuyen-gia-Ho-Ba-Do-phan-tich-tac-dung-cua-san-pham-Hoang-Thap-Linh

Chuyên gia Hồ Bá Do phân tích tác dụng của sản phẩm Hoàng Thấp Linh

Bài viết đã trả lời giúp bạn giải đáp thắc mắc bị tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không. Có thể thấy, phương pháp xoa bóp giúp cải thiện tình trạng tràn dịch khớp gối khá hiệu quả nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng. Bên cạnh tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ, kết hợp với những phương pháp giảm đau tại nhà, đừng quên bổ sung Hoàng Thấp Linh mỗi ngày để nâng cao hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm đau và cải thiện tràn dịch khớp gối. 

Mọi thắc mắc về tràn dịch khớp gối và sản phẩm Hoàng Thấp Linh xin vui lòng liên hệ qua (Zalo/ Viber): 0975284017 - 0917214851 để nhận được tư vấn bạn nhé.

Link tham khảo:

https://massagejoy.co.uk/where-to-massage-for-knee-pain/

https://www.healthline.com/health-news/for-arthritis-pain-try-massage-2#Massage-sessions-proved-more-effective-than-light-touch-

https://massagechairhero.com/best-knee-massagers-for-arthritis/