Buổi sáng khi ngủ dậy, bỗng thấy cứng, đau đối xứng khớp vai, khuỷu, cổ tay, bàn tay, đốt ngón tay, đầu gối… Nhiều người chủ quan bỏ qua triệu chứng này. Tuy nhiên, đây lại có thể là biểu hiện của viêm khớp dạng thấp (VKDT), một bệnh có nguy cơ gây tàn phế hàng đầu.

Tàn phế vì VKDT

VKDT là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh khớp với tỷ lệ mắc ở ViệtNamchiếm khoảng 0,05-0,3%. Trước đây, bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên nhưng hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ mới trên 30 tuổi ngày càng nhiều (60-70%).

VKDT ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, nhưng chủ yếu tấn công vào khớp, gây tình trạng viêm màng hoạt dịch làm các khớp của bệnh nhân bị sưng, đau, nóng. Viêm khớp có tính chất đối xứng 2 bên, bệnh nhân bị đau nhiều về đêm và gần sáng; có thể có tràn dịch trong khớp gối kèm theo cứng khớp vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy hoặc sau một thời gian dài không hoạt động. Nếu phát hiện và điều trị bệnh giai đoạn sớm sẽ khá hiệu quả. Ở giai đoạn muộn, người bệnh xuất hiện tổn thương “bào mòn” ở sụn khớp và đầu xương với các triệu chứng ngón tay co quắp lại, không thể cầm nắm, ngón chân trẹo ra ngoài, cử động rất đau đớn. Để lâu ngày, các tổn thương càng nặng hơn làm hẹp dần các khe khớp, gây biến dạng khớp, dính khớp, người bệnh có thể bị tàn phế. Ở giai đoạn này, người bệnh thường có biểu hiện sốt, xanh xao, suy nhược cơ thể, gầy sút…

Không nên chủ quan khi điều trị

VKDT là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, sau một đợt điều trị bệnh sẽ ổn định nên nhiều người lầm tưởng là khỏi dẫn tới không tiếp tục điều trị và tái khám. Hoặc có trường hợp, uống thuốc một đợt thấy bệnh đỡ, sau đó tiếp tục sử dụng đơn thuốc cũ cho các đợt tái phát bệnh… Tất cả điều này đều có thể gây nguy hiểm, vì hầu hết thuốc điều trị các bệnh về khớp đều có corticoid, nếu dùng lâu ngày người bệnh có nguy cơ bị phù, loãng xương, loét dạ dày, suy thận, bệnh tái phát trầm trọng hơn.

Để giảm thiểu các tác dụng phụ của corticoid, bệnh nhân đang có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên không có tác dụng phụ, nổi bật là Hoàng Thấp Linh. Chị Nguyễn Thị Hằng – một bệnh nhân dùng sản phẩm Hoàng Thấp Linh, ở Tây Hồ, Hà Nội chia sẻ: Cách đây 5 năm, chị bắt đầu có các biểu hiện VKDT như tê, đau các khớp tay. Tuy nhiên, do chủ quan và bận rộn nên chị không đi khám, bệnh càng trở nặng, các khớp ở chân  bị biến dạng, ngón chân cái bị cong vẹo sang một bên. Tình cờ chị biết đến Hoàng Thấp Linh. Chị mua về uống 4 viên/ngày theo hướng dẫn. “Tôi dùng được hơn 2 tháng thì thấy bệnh của tôi đã có chuyển biến rất tích cực. Tôi cảm thấy nhanh đói, ăn ngon miệng, giấc ngủ sâu hơn, u cục to ở khớp ngón chân cái giờ đã hết đau, sinh hoạt của tôi trở lại bình thường” – Chị tâm sự.

Để tránh biến chứng nặng nề của VKDT người bệnh cần điều trị lâu dài, nên dùng kết hợp đơn thuốc của bác sĩ với sản phẩm Hoàng Thấp Linh. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm các axit béo như omega-3 từ cá hồi, cá ngừ và từ một số thực vật như đậu nành, dầu cải,… Cùng với đó, cần ăn nhiều trái cây, rau xanh và tích cực tập thể dục nhẹ nhàng.

 

Hà Thúy