Thoái hoá khớp (THK) bàn tay là một trong các bệnh khớp thường gặp ở người có tuổi, gây đau, ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động và đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Ở Việt Nam, THK bàn tay chiếm tỷ lệ 14%, đứng hàng thứ tư trong các vị trí THK thường gặp.
Nhận biết THK bàn tay
Tuổi trung bình của bệnh nhân THK bàn tay là 60-65, tuổi càng cao thì nguy cơ THK bàn tay cũng tăng dần. Nguyên nhân là khi tuổi càng cao, lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp bị giảm sút, sự lão hoá sụn càng rõ, làm cho sụn kém chịu đựng được các yếu tố tác động có hại lên khớp. Bệnh cũng thường gặp ở nữ giới, số lượng bệnh nhân nữ mắc THK bàn tay nhiều gấp 3 lần so với nam giới. Ngoài ra, chấn thương, gãy xương khớp, hoại tử xương, viêm khớp dạng thấp, gút mạn tính, đái tháo đường... cũng là nguyên nhân của THK bàn tay.
Thường các khớp phải hoạt động nhiều như khớp bàn tay, khớp gối,… thì sẽ dễ bị thoái hóa, trong đó khớp ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa tay phải là dễ bị thoái hóa hơn cả. Biểu hiện bệnh là bệnh nhân đau kiểu cơ học, tức là đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Vào buổi sáng, khi thức dậy, hoặc khi nghỉ ngơi người bệnh thấy khớp bị cứng, khó cử động, kéo dài từ 15-30 phút. Đó là dấu hiệu phá rỉ khớp. Dần dần bàn tay trở nên khó làm các động tác sinh hoạt thường ngày hơn, phát tiếng lạo xạo khi cử động, các cơ bàn tay teo nhỏ. Ở giai đoạn muộn, 1/3 bệnh nhân có các ngón tay bị biến dạng. Đó là do các chồi xương mọc ở khớp ngón xa (hạt Heberden) hay ở khớp ngón gần (hạt Bouchad), gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Để xác định THK bàn tay, có thể sử dụng thêm chụp Xquang bàn tay. Có 4 dấu hiệu cơ bản của THK bàn tay là gai xương, hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, hốc xương.
Điều trị THK bàn tay
Việc điều trị THK bàn tay bao gồm dùng thuốc và nẹp bất động khớp nếu quá đau. Về thuốc, hiện có thể sử dụng các loại thuốc tác dụng nhanh như thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau hoặc một nhóm thuốc điều trị mới là thuốc chống thoái khớp tác dụng chậm. Tuy nhiên, các thuốc điều trị thường có tác dụng phụ, bác sĩ sẽ kê tùy điều kiện cụ thể của từng bệnh nhân như có bị bệnh dạ dày, tá tràng hay tim mạch không.
Hiện nay, nhiều bệnh nhân đang sử dụng thuốc đắp ngoài Boneal Cốt Thống Linh, bởi nó có tác dụng giảm triệu chứng THK nói chung và THK bàn tay nói riêng rất tốt. Thuốc được chiết xuất từ các thảo dược quý, có tác dụng giảm đau thấm sâu, tiện sử dụng và không có tác dụng phụ toàn thân. Chị Nguyễn Hồng Vân, ngõ 62 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội, một bệnh nhân THK khớp bàn tay cho biết “tôi bị THK từ lâu, đau ở các khớp ngón tay và không làm được gì. Tôi cắt miếng đắp Cốt Thống Linh thành nhiều miếng nhỏ vừa khớp ngón tay và lấy dây vải buộc để giữ chắc miếng dán, tôi điều trị một thời gian thì khỏi, tay tôi không còn đau nữa”.
Theo PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc, khi có các dấu hiệu như đau khớp bàn tay, biến dạng khớp hay cứng khớp buổi sáng, hạn chế vận động bàn tay, bệnh nhân có thể đắp thuốc Cốt Thống Linh và đi khám để được điều trị kịp thời.
Hiệu quả của Cốt Thống Linh đã được khẳng định: 1. Hội thảo về phương pháp chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp giới thiệu sử dụng Cốt Thống Linh tại bệnh viện Bạch Mai năm 2007 với sự tham dự của GS.TS Trần Ngọc Ân – Chủ tịch Hội Khớp học Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Lan – Trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai và đông đảo giáo sư, bác sĩ tại nhiều bệnh viện ở Hà Nội. 2. Nghiên cứu khoa học tại bệnh viện Bạch Mai hoàn thành năm 2008 do BSCKII Cầm Thị Hương thực hiện trên bệnh nhân bị thoái hóa khớp đã cho thấy, nhóm sử dụng Cốt Thống Linh có tác dụng giảm đau nhanh, mạnh và bền vững hơn nhóm dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid. 3. Nghiên cứu về tác dụng của Cốt Thống Linh trong điều trị thoái hóa khớp tại bệnh viện Xanh-Pôn hoàn thành năm 2008 do BS Trần Thanh Luận thực hiện đã cho thấy, nhóm dùng Cốt Thống Linh có tác dụng giảm đau nhanh, mạnh, cải thiện vận động khớp tốt hơn nhóm đối chứng. |