Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh tự miễn, trong đó, “kẻ gây bệnh” chính là hệ miễn dịch của chúng ta, vì vậy, điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn.
VKDT nguy hiểm như thế nào?
VKDT là tình trạng viêm nhiều khớp mạn tính, kéo dài, thường gặp ở phụ nữ, nhiều gấp 3 lần nam giới. Nguyên nhân gây bệnh là do cơ thể tự sản xuất ra kháng thể chống lại chính các tổ chức khớp. Triệu chứng thường thấy là tình trạng viêm nhiều khớp có tính chất đối xứng ở khớp bàn tay, cổ tay, khớp bàn ngón chân, cổ chân... một số bệnh nhân còn bị cứng khớp buổi sáng.
VKDT có thể để lại di chứng gây dính khớp, biến dạng khớp như co quắp các ngón tay, ngón chân, teo cơ và có thể bị tàn phế vĩnh viễn (khoảng từ 10-15%).
Những cách điều trị không hợp lý
+ Thứ nhất: Tự ý dùng một số loại thuốc bắc được trộn Dexa (nhóm thuốc corticoid) để giảm đau nhanh, nhưng nếu dùng lâu ngày, bệnh nhân sẽ gặp nhiều tác dụng phụ như loét dạ dày tá tràng, phù, độc với gan, thận, loãng xương...
+ Thứ hai: Bệnh nhân đi khám một lần, uống thuốc giảm đau thấy bệnh đỡ nên cứ lấy đơn thuốc cũ uống tiếp mà không tái khám theo hẹn của bác sĩ. Điều này có thể khiến bệnh nhân gặp nhiều tác dụng phụ tai hại của thuốc.
+ Thứ ba: Nhiều bệnh nhân tự ý lấy lá đắp, bó lên chỗ đau. Các phương pháp này không những mất thời gian mà vô hình trung, bệnh nhân đã để trôi qua giai đoạn dễ điều trị bệnh (giai đoạn khởi phát), khiến việc chữa trị sau này trở nên vô cùng khó khăn, tốn kém.
Phương pháp cần thiết trong điều trị VKDT
Khi có các biểu hiện của VKDT, bệnh nhân cần đến chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Nếu bị VKDT, nên xác định điều trị sớm, lâu dài và tích cực, tránh để bệnh nặng dẫn tới tàn phế, cứng khớp, teo cơ.
Ngày nay, nhiều bác sĩ thường điều trị cho bệnh nhân bằng cách phối hợp các phương pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa hoặc vật lý trị liệu cũng đem lại những kết quả nhất định. Đồng thời, bệnh nhân nên có chế độ sinh hoạt hợp lý và năng vận động, tập thể dục nhẹ nhàng. Tuy nhiên, cần thận trọng và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ bởi các thuốc điều trị có thể gây tác dụng phụ đến đường tiêu hóa, loét dạ dày tá tràng, phù, loãng xương, suy thận...
Bên cạnh đó, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang dùng bổ sung các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị VKDT, tăng cường hồi phục vận động khớp, có thể dùng lâu dài mà không gây tác dụng phụ. Sản phẩm tiêu biểu cho xu hướng trên là Hoàng Thấp Linh. Điểm nổi bật của Hoàng Thấp Linh là bên cạnh các thảo dược quý thì sản phẩm còn chứa tiền hormone pregnenolone (chiết xuất từ củ mài đắng) có hoạt tính sinh học cao, giúp ngăn chặn viêm, sưng khớp rất tốt và được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới trong việc điều trị VKDT.
Để tránh những sai lầm trong điều trị VKDT, bệnh nhân cần thăm khám định kỳ, điều trị đúng hướng để kiểm soát bệnh. Bên cạnh đó, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động nhẹ nhàng, kết hợp với dùng Hoàng Thấp Linh hàng ngày.