Viêm khớp dạng thấp (VKDT) gây sưng, đau khớp và có thể dẫn tới tàn phế nếu không được điều trị kịp thời. Vấn đề khó khăn hiện nay là bệnh chưa có phương pháp chữa trị triệt để, trong khi đó, VKDT lại thường xuyên tái phát.
Hậu quả nặng nề
VKDT thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên (35-55 tuổi). Bệnh có biểu hiện khá đặc trưng, đó là tình trạng sưng, đau, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Bệnh khá phổ biến ở nước ta bởi khí hậu ẩm thấp, lao động nặng nhọc, chế độ ăn uống chưa đảm bảo. Giai đoạn đầu, bệnh nhân thường ít biểu hiện đau. Nhưng ở giai đoạn muộn, người bệnh xuất hiện tổn thương “bào mòn” sụn khớp và đầu xương với triệu chứng: ngón tay co quắp, không thể cầm nắm, ngón chân trẹo ra ngoài, cử động rất đau đớn. Nếu không được điều trị kịp thời, các tổn thương ở sụn khớp và đầu xương sẽ càng nặng hơn gây biến dạng khớp, dính khớp, ngoài ra, bệnh nhân còn có những dấu hiệu toàn thân như: sốt, xanh xao, suy nhược cơ thể, gầy sút… Một số trường hợp gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu người bệnh VKDT có kèm theo bệnh tim mạch, mắc thêm nhiễm khuẩn cấp tính…
Bà Hoàng Thị Thái ở Hà Nội mắc VKDT đã lâu nhưng do không được điều trị đúng cách nên tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, chân tay bà sưng đau, co quắp: “Tôi không thể tự đi lại được, muốn đi đâu phải có 2 người xốc nách hai bên, ngồi dậy phải có người đỡ lên, nằm phải có người đỡ xuống, ăn phải có người bón” - bà cho biết.
Điều trị khó khăn
Theo các bác sĩ, hiện nay rất nhiều trường hợp được phát hiện ở giai đoạn muộn nên gây khó khăn cho việc điều trị. Sau một đợt điều trị, bệnh có thể ổn định, nhiều người lầm tưởng là khỏi nên không tiếp tục theo dõi và tái khám.
Những tác dụng phụ của thuốc tây cũng gây nhiều khó khăn trong điều trị. Thuốc tây y giúp giảm đau nhanh chóng, nhưng bệnh thường tái phát và gây nhiều tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài như suy thận, giòn xương… Vì vậy, hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân có xu hướng điều trị VKDT bằng cách kết hợp giữa phương pháp đơn thuần với các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, ít tác dụng phụ. Đi đầu trong số đó là Hoàng Thấp Linh- một sản phẩm hữu hiệu giúp giảm triệu chứng đau, giảm nguy cơ tàn phế do VKDT.
Trường hợp bà Hoàng Thị Thái, sau khi uống thuốc tây theo đơn bác sĩ, bệnh VKDT của bà có phần đỡ hơn, nhưng các khớp vẫn sưng, đau, thỉnh thoảng bà phải đi chọc hút dịch khớp. Một lần, bà thử kết hợp điều trị với Hoàng Thấp Linh, kết quả rất bất ngờ: “Tôi uống Hoàng Thấp Linh liên tục 6 tháng, tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt: các khớp hết sưng đỏ, những cơn đau gần như biến mất, tôi tự vận động, đi lại được. Từ 10 phần thuốc tây, hiện tại tôi đã bỏ được 6-7 phần. Cân nặng tăng trở lại” - bà chia sẻ.
Bên cạnh việc duy trì sử dụng Hoàng Thấp Linh và tích cực vận động nhẹ nhàng, bệnh nhân nên thường xuyên đi tái khám, tránh sử dụng đơn thuốc cũ nếu không có hướng dẫn của bác sĩ vì điều này có thể làm bệnh trầm trọng hơn.