Đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Hiện nay, có rất nhiều cách chữa đau xương khớp đơn giản tại nhà được lưu truyền trong dân gian. Cụ thể ra sao? Mời các bạn hãy cùng tìm hiểu thông tin hữu ích trong nội dung bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây đau xương khớp do đâu?
Đau xương khớp là thuật ngữ dùng để chỉ triệu chứng tê mỏi, đau nhức dữ dội hoặc âm ỉ các khớp xương trên cơ thể. Tình trạng này xảy ra khi các sụn khớp, đốt sống bị tổn thương, bào mòn, thoái hóa,… đầu xương cọ xát trực tiếp lên nhau, đĩa đệm mất dần tính đàn hồi. Nguyên nhân đau nhức xương khớp đầu tiên phải kể đến đó là tuổi tác. Theo thời gian, các cơ quan phải đối mặt với sự lão hóa, gây nên đau nhức xương khớp. Ngoài ra, tình trạng này còn do các bệnh lý như:
- Mắc bệnh viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các khớp gây viêm màng hoạt dịch, dẫn đến sưng tấy, đau khớp, thậm chí phá hủy sụn và xương trong khớp. Các khớp xương trên cơ thể bị sưng viêm dẫn đến triệu chứng đau nhức xương khớp đối xứng. Ngoài ra, người bị viêm khớp dạng thấp còn phải đối mặt cơn đau mỏi, cứng khớp, nổi hạt dưới da,…
Bị đau khớp do mắc bệnh viêm khớp dạng thấp
- Viêm xương khớp: Tổn thương sụn có thể khiến xương cọ xát trực tiếp trên xương, gây đau đớn và hạn chế vận động.
- Bệnh thoái hóa khớp: Đặc trưng bởi tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn.
- Do béo phì thừa cân: Hệ thống xương – cơ – dây chằng của cơ thể được thiết kế với khả năng chịu lực vừa đủ cho một người có trọng lượng bình thường. Khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức giới hạn cho phép, hệ thống ấy sẽ bị quá tải, gia tăng áp lực lên các khớp. Đặc biệt là khớp gối, khớp háng và cột sống, khiến cho phần sụn khớp nơi đây bị bào mòn, kéo theo phần xương dưới sụn cũng nhanh chóng bị tổn thương.
- Do thời tiết: Bất thường của thời tiết có thể kéo theo hàng loạt những thay đổi bên trong cơ thể như độ nhớt dịch khớp, cung cấp máu (thay đổi vận mạch), sự kết tủa của các muối,… gây đau nhức khớp.
>>> XEM THÊM: Người bị viêm khớp gối kiêng ăn gì? – Ghi nhớ ngay 6 thực phẩm cần tránh xa!
Đau nhức xương khớp nguy hiểm như thế nào?
Thống kê cho thấy, sau 10 năm bị đau nhức xương khớp mà không điều trị đúng, có khoảng 10 - 15% số bệnh nhân bị tàn phế, không thể tự đi lại, sinh hoạt mà phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác. Các biến chứng thường gặp bao gồm:
- Mất chức năng vận động thông thường: Trong thời gian đầu bị bệnh, nếu không có cách điều trị kịp thời, người mắc rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm sau này, bao gồm cả việc giảm hoặc có thể mất đi chức năng vận động thông thường như cầm, nắm,…
Đau khớp gây mất chức năng vận động thông thường như cầm, nắm
- Teo cơ, biến dạng khớp hoặc tàn phế: Đau nhức xương khớp thường kéo theo tình trạng cứng khớp. Khi đó, bàn tay của người bệnh sẽ khó nắm lại được hoặc gặp cản trở khi xoay tay, xoay vai. Những biến chứng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn như teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp, thậm chí là bại liệt nếu ở giai đoạn cuối của bệnh mà vẫn không được điều trị đúng cách.
>>> XEM THÊM: Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức là dấu hiệu của bệnh gì?
Bài thuốc chữa đau xương khớp đơn giản tại nhà
Hiện nay, trong dân gian còn lưu truyền rất nhiều bài thuốc quý chữa viêm xương khớp rất hay chỉ bằng những nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm kiếm. Mời các bạn tham khảo 3 bài thuốc sau đây:
Chữa đau xương khớp bằng ngải cứu và muối
Muối là một trong những nguyên liệu có đặc tính sát khuẩn, kháng viêm mạnh. Bài thuốc chữa đau xương khớp gối bằng ngải cứu và muối được tiến hành như sau:
Chuẩn bị: 1 nắm lá ngải cứu và 1 ít muối hạt.
Cách thực hiện:
- Ngải cứu đem rửa sạch, sau đó cho vào chảo rang nóng cùng với muối.
- Để lửa nhỏ đến khi ngải cứu và muối chuyển màu, đổ ra miếng vải đã được chuẩn bị sẵn.
- Đợi hỗn hợp nguội bớt rồi chườm trực tiếp lên vùng khớp gối bị viêm đau. Lặp lại nhiều lần cho đến khi nguội hẳn.
Chữa đau xương khớp bằng ngải cứu và muối
Thực hiện chườm khoảng 3 lần/ngày, kiên trì sau 2 – 3 tuần sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt: Khớp ít viêm đau, cử động dễ dàng, đi lại thoải mái hơn.
Cách trị đau xương khớp bằng đậu đen và dừa tươi
Dưới đây là hướng dẫn thực hiện món đậu đen hấp trái dừa giúp kiểm soát triệu chứng viêm, đau khớp hiệu quả:
Cách thực hiện:
- Rửa sạch đậu đen rồi ngâm trong khoảng vài tiếng để khi ninh đậu đen nhanh nhừ hơn.
- Đem quả dừa đi rửa sạch rồi chặt dừa, đổ một nửa nước dừa ra cốc và nhớ giữ lại phần nắp đậy.
- Sau khi đậu đen đã được ngâm, vớt ra thì cho vào trái dừa bên trên. Chú ý để cho nước dừa ngập mặt đậu đen, sau đó lấy phần nắp dừa đậy vào.
- Bỏ dừa vào nồi hấp cách thủy trong khoảng 4 - 5 tiếng, đun sôi nhỏ lửa.
Cách trị đau xương khớp bằng đậu đen và dừa tươi
Sau 4 tiếng ninh đậu đen với trái dừa, bạn kiểm tra sao cho đậu đen chín nhừ là được, tắt bếp và ăn khi còn ấm. Ăn cả phần đậu đen, nước dừa cũng như cạo ăn phần cùi dừa bên trong. Chú ý, không nên ăn buổi chiều tối bởi món này có thể sẽ khiến cho bạn bị đầy bụng. Nên ăn 2 lần mỗi tuần để thấy công hiệu. Chỉ sau khoảng 1 tháng áp dụng, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy kết quả mang lại.
Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt
Lá lốt chứa nhiều thành phần có công dụng rất tốt cho xương khớp như giảm đau nhức, sưng viêm, chữa bệnh phong thấp hiệu quả.
Bài thuốc chữa đau xương khớp bằng lá lốt
Cách thực hiện: Bạn chỉ cần rửa sạch lá lốt và phơi trong bóng râm, tuyệt đối tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Đến khi nào lá lốt héo thì cho vào nồi sắc cùng nước khoảng 30 phút. Sau đó, gạn lấy phần nước, để nguội rồi uống. Ngoài ra, bạn có thể dùng lá lốt ăn sống hoặc chế biến thành món ăn cũng rất tốt cho xương khớp.
Trên đây là 3 bài thuốc dân gian giúp cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp hiệu quả với các nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm kiếm mà giá thành rất rẻ, không gây tác dụng phụ nên người bệnh có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, những phương pháp này đòi hỏi thời gian kéo dài và không có tác dụng trị bệnh dứt điểm. Do đó, người mắc nên lựa chọn biện pháp khắc phục tác động vào căn nguyên gây bệnh mà lại hiệu quả, an toàn hơn.
>>> XEM THÊM: Cứng khớp buổi sáng: Cảnh giác với nguy cơ viêm khớp dạng thấp cận kề!
Biện pháp khắc phục tình trạng đau nhức xương khớp hiệu quả, an toàn từ thảo dược
Đau nhức xương khớp không chỉ khiến người mắc luôn cảm thấy phiền phức mà còn gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động thường ngày. Như trên đã phân tích, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó đáng kể là sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn, quá trình thoái khớp xương. Những cách trị đau nhức xương khớp tại nhà trên đây tuy giúp cải thiện được triệu chứng sưng viêm, đau nhức nhưng không tác động được vào nguyên nhân sâu xa gây bệnh. Chính vì thế, Hoàng Thấp Linh đã được ra đời và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí này.
Hoàng Thấp Linh – Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bị đau nhức xương khớp
Hoàng Thấp Linh chứa thành phần chính là hy thiêm có đặc tính giảm đau, chống viêm tại chỗ rất mạnh. Ngoài ra, hy thiêm còn có tác dụng bảo vệ màng bao dịch khớp, tránh cứng khớp, giảm sưng phù, giảm đau các khớp ngoại biên rất rõ rệt. Theo đông y, cây hy thiêm có vị đắng, cay, tính hàn không ẩm. Thường người ta sẽ phơi khô thân và lá cây để sắc lấy nước uống hoặc tán thành bột để bào chế kết hợp với các vị thuốc khác. Vị thuốc từ cây này có tác dụng rất tốt cho xương cốt, tiêu trừ phong thấp. Y học hiện đại chỉ ra rằng, hy thiêm có khả năng kháng viêm, tăng cường sức đề kháng, điều hòa miễn dịch rất tốt. Vì thế không chỉ giúp cải thiện triệu chứng viêm đau mà còn tác động được vào nguyên nhân trực tiếp gây đau nhức xương khớp. Không những thế, một chứng minh về hoạt động chống viêm và giảm đau tại chỗ của hy thiêm, các nhà nghiên cứu nhận thấy: Các hoạt chất phân lập từ cây hy thiêm – gọi là kirenol có tác dụng kháng viêm và giảm đau tại chỗ đặc biệt hiệu quả. Ngoài ra, chất nhựa trong hy thiêm còn được xác định có cấu trúc tương tự aspirin (dẫn chất của acid salicylic). Điều này cho thấy, hy thiêm là một loại thảo dược có tiềm năng lớn để sản xuất thuốc giảm đau, chống viêm không thua kém các hoạt chất tổng hợp. Sử dụng thảo dược hy thiêm chính là cách hữu hiệu để giảm thiểu tái phát tình trạng đau nhức xương khớp và hạn chế tối đa tần suất sử dụng các dòng tân dược giảm đau chống viêm cũng như những tác dụng không mong muốn mà chúng gây ra.
Khi hy thiêm được phối hợp với các thảo dược khác như: Cao sói rừng, bạch thược, nhũ hương,… sẽ giúp giảm triệu chứng sưng đau, tăng cường vận động khớp, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn viêm khớp dạng thấp tái phát, phòng ngừa biến chứng hiệu quả.
- Sói rừng: Vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, khu phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. Hoa sói rừng được dùng chữa tổn thương, gãy xương, đau lưng, thấp khớp. Ngoài ra, sói rừng còn có tác dụng chống tự miễn, giúp điều hòa miễn dịch hiệu quả, phòng ngừa các bệnh lý xương khớp.
- Bạch thược: Vị đắng chua, hơi chát, quy vào 3 kinh can, tỳ, phế giúp bình can, chỉ thống, thường được dùng để giảm đau lưng, ngực, chân tay nhức mỏi.
- Nhũ hương: Vị hơi đắng, cay, mùi thơm, tính hơi ấm, giúp điều khí, hoạt huyết. Sự có mặt của vị thuốc này giống như một “chất dẫn” có tác dụng lưu thông khí huyết để giúp cho các vị dược liệu khác đi vào cơ thể và phát huy hiệu quả điều trị.
- Pregnenolone: Đây là một tiền hormone chiết xuất từ thiên nhiên. Pregnenolone đã được sử dụng trong hỗ trợ điều trị viêm khớp và giúp ngăn chặn viêm, sưng khớp từ những năm 1940.
- L-carnitine: L-carnitine có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa xương và cải thiện thuộc tính cấu trúc vi mô của xương. Ngoài ra, thành phần này còn giúp giảm các gốc tự do, cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm do viêm khớp dạng thấp. Đồng thời, L-carnitine còn có khả năng xoa dịu những căng thẳng, giảm mệt mỏi, tăng cường sinh lực cho cơ thể, giúp người mắc luôn cảm thấy khỏe mạnh hơn.
- Magiê (dưới dạng magnesium carbonate): Giúp điều hoà các hoạt động thần kinh và hệ cơ. Sự có mặt của magnesium cần thiết cho sự hấp thu calci, phospho, natri, kali (và một số vitamin nhóm B) trong cơ thể, giúp cho hệ xương luôn chắc khỏe, giúp chống mệt mỏi, suy nhược, ngăn chặn tình trạng viêm đau, nhức mỏi xương khớp.
Qua nghiên cứu cũng như thực tiễn lâm sàng cho thấy, Hoàng Thấp Linh không gây tương tác thuốc và luôn nhận được sự tin tưởng từ giới chuyên gia. Vì thế, người bị đau nhức xương khớp có thể sử dụng lâu dài để nuôi dưỡng sụn khớp, cải thiện triệu chứng và khắc phục trực tiếp nguyên nhân gây bệnh mà không cần lo lắng về tác dụng phụ.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho quý độc giả 3 bài thuốc chữa đau xương khớp tại nhà. Hãy sử dụng Hoàng Thấp Linh mỗi ngày để nâng cao sức khỏe xương khớp, bạn nhé!
Kinh nghiệm khắc phục các triệu chứng viêm khớp dạng thấp hiệu quả
Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp gây sưng ngứa, đau nhức và tấy đỏ 10 đầu ngón chân khiến cô Nguyễn Thị Dược (ở xóm 2 - Đông Cường - Đông Hưng - Thái Bình) gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù đã dùng nhiều biện pháp chữa trị nhưng không hiệu quả, thế nhưng, tình cờ nghe đài, cô Dược được biết đến sản phẩm Hoàng Thấp Linh, chỉ sau 1 đợt sử dụng, các triệu chứng sưng đau đã giảm hẳn, sức khỏe cô Dược cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ cụ thể của cô Dược về quá trình điều trị bệnh của mình trong nội dung video sau:
>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm điều trị viêm khớp của những người khác TẠI ĐÂY.
Phân tích của chuyên gia
Mời các bạn cùng lắng nghe đánh giá của GS. Hoàng Bảo Châu về tác dụng của Hoàng Thấp Linh trong video sau:
>>> XEM THÊM: Phân tích của chuyên gia Phạm Thị Lý về tác dụng của Hoàng Thấp Linh TẠI ĐÂY.
Để được giải đáp mọi thắc mắc về cách chữa đau nhức xương khớp và đặt mua sản phẩm Hoàng Thấp Linh chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006304 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0917214851 – 0975284017.
Tuệ An
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh