Bệnh thấp khớp là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi. Nhưng gần đây, bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Mỗi khi có những cơn đau đớn từ xương khớp, bạn đều lo lắng liệu đó có phải dấu hiệu thấp khớp hay không? Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu thông tin dưới đây để biết bệnh thấp khớp là gì, có nguy hiểm không và làm thế nào để kiểm soát hiệu quả?

Bệnh thấp khớp là gì?

Thấp khớp là một dạng đặc biệt của chứng viêm khớp mà chúng ta quen gọi với cái tên viêm khớp dạng thấp. Đây là căn bệnh liên quan đến vấn đề tự miễn, khi hệ miễn dịch không phân biệt được “quân địch” và “quân ta”. Bình thường, khi cơ thể bị virus gây bệnh tấn công, hệ miễn dịch sẽ khởi động để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, vì một nguyên do nào đó mà tình trạng tự miễn xuất hiện, hệ miễn dịch mất khả năng phân biệt “địch” – “ta” sẽ quay ngược lại tấn công thay vì bảo vệ cơ thể.

Để khớp xương cử động linh hoạt và trơn tru thì cần có sự hỗ trợ của các mô sụn cũng như lớp hoạt dịch mỏng và nhầy. Khi các thành phần này bị viêm, hoạt dịch sẽ bị rỉ ra dẫn đến viêm, gây mòn sụn, biến dạng xương. Tình trạng này xảy ra ở 2 khớp đối xứng, gọi là thấp khớp.

>>> XEM THÊM: 6 suy nghĩ sai lầm về bệnh viêm khớp mà nhiều người mắc – từ bỏ ngay còn kịp!

Nguyên nhân thấp khớp là do đâu?

Hiện nay, người ta vẫn chưa khẳng định được nguyên nhân chính xác gây thấp khớp. Yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc hình thành, phát triển bệnh thấp khớp bao gồm:

- Giới tính: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh thấp khớp cao hơn rất nhiều lần và để lại những tổn thương nặng nề, khó chữa hơn so với nam giới. Nguyên nhân là do thể trạng của phụ nữ đa phần yếu hơn nam giới, thêm nữa lại phải trải qua nhiều thời kỳ nhạy cảm khiến mầm bệnh dễ hình thành như mang thai, sinh nở, mãn kinh, tiền mãn kinh,…

- Gen di truyền: Nếu trong gia đình, họ hàng có người đã bị bệnh thấp khớp thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng sẽ cao hơn trường hợp gia đình không có tiền sử với căn bệnh này.

- Tiếp xúc nhiều với acetone, xăng dầu và thuốc trừ sâu: Những người làm nghề tiếp xúc nhiều với hóa chất này có nguy cơ mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với người khác.

- Chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý, lười vận động, hút thuốc lá, sức đề kháng yếu, thừa cân, béo phì.

- Tuổi: Những người ở độ tuổi trung niên trở lên có tỷ lệ mắc bệnh thấp khớp cao hơn so với trẻ em.

- Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, môi trường nhiễm khuẩn.

>>> XEM THÊM: Viêm khớp và thấp khớp có giống nhau?

Dấu hiệu nhận biết bệnh thấp khớp là gì? Bệnh thấp khớp có nguy hiểm không?

Tùy vào tình trạng bệnh mà dấu hiệu nhận biết khác nhau. Thông thường, các triệu chứng này không biểu hiện liên tục mà ngắt quãng. Người bị thấp khớp có lúc thấy đau, có lúc lại thấy cơ thể rất bình thường như chưa từng có bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên xem nhẹ mà hãy cẩn trọng các dấu hiệu cơ bản dưới đây:

- Cứng khớp vào buổi sáng kéo dài trên 1 giờ.

- Sưng đau 1 trong 3 vị trí sau kéo dài: Ngón bàn chân, cổ chân, ngón tay, đầu gối, cổ tay, khớp khuỷu,…

- Xuất hiện hạt hay nổi u cục dưới da.

- Các khớp thường sưng đối xứng 2 bên.

- Các dấu hiệu trên kéo dài từ 2 tháng trở lên.

Xu hướng chung của thấp khớp là ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân. Biểu hiện ban đầu của thấp khớp khá giống với những chứng viêm khớp khác, vì thế, để được chẩn đoán chính xác thì cách tốt nhất là nên tới các cơ sở y tế để chụp X-quang và làm xét nghiệm. Nhiều người nghĩ đây chỉ là căn bệnh tất yếu của tuổi già, nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như:

- Liệt: Việc các khớp bị cứng, co lại, dẫn tới 90% trường hợp mắc bệnh sẽ bị cứng cơ, có thể dẫn tới liệt. Thường là sẽ bị liệt ở chân.

- Tử vong: Nghiên cứu cho thấy, có tới 29% người bị thấp khớp sẽ gặp biến chứng tim mạch, một nửa trong số các trường hợp được ghi nhận đã tử vong.

- Giảm tối đa khả năng vận động: Bệnh ảnh hưởng trực tiếp lên các khớp cơ, dẫn tới việc vận động khó khăn hơn, giảm khả năng lao động ở người có độ tuổi từ 35 - 45.

>>> XEM THÊM: 9 bí kíp đẩy lùi cơn đau khớp hiệu quả không thể bỏ qua

Bệnh thấp khớp có chữa được không?

Tìm hiểu về các phương pháp điều trị thấp khớp sẽ giúp hạn chế cơn đau nhức, và cố gắng khôi phục lại chức năng bình thường của khớp. Cụ thể:

Dùng thuốc

Các thuốc chống viêm thường được kê toa là: NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid), corticosteroids (giảm các vùng bị viêm, giúp bớt sưng, đỏ da, ngứa và dị ứng), thuốc sinh học, DMARDs (thuốc điều trị bệnh thấp khớp) và thuốc giảm đau.

Người bị bệnh thấp khớp nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng thấp khớp một cách nhanh chóng. Nên bổ sung một số acid béo omega-3 có nhiều trong các loại cá để ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh thấp khớp hiệu quả.

Theo nghiên cứu, những người bị thấp khớp dùng dầu cá (acid béo omega-3) từ 3 - 5g mỗi ngày nhận được kết quả khá tốt: Các khớp bớt cứng và cơn đau giảm hẳn. Dầu acid béo omega-3 có nhiều trong các loại cá như: Cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ,…. Tuy nhiên, việc dùng dầu cá cần phải có sự tư vấn từ các chuyên gia để tránh những phản ứng không tốt với loại thuốc đang sử dụng.

Acid béo omega-6: Là chất có tác dụng tốt giúp ngăn chặn tiến trình sản sinh các chất prostaglandin (chất gây ra hội chứng viêm). Omega-6 có nhiều trong dầu bắp, dầu hạt bông vải, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hướng dương, trứng gà,…

Vitamin C: Có tác dụng làm chậm tiến triển của bệnh thấp khớp chỉ với liều lượng dưới 150mg (2 ly nước cam vắt).

Vitamin E: Theo chứng minh thì vitamin E có tác dụng tốt trong giảm đau và chống viêm (đây là những triệu chứng gây khó chịu đối với khi bị thấp khớp).

Bệnh thấp khớp và cách điều trị được giới chuyên gia đánh giá cao

Nếu như áp dụng những cách giảm đau do thấp khớp kể trên mà không đỡ thì bạn cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được chụp chiếu và chỉ định điều trị. Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đau khớp tại nhà. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh.

Là thành phần chính trong sản phẩm, hy thiêm có vị cay đắng, tính mát, quy vào hai kinh can, thận. Thảo dược này có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống, lợi gân xương, được sử dụng để đẩy lùi phong thấp, tê bại, khớp sưng nóng đỏ và đau nhức, đau lưng mỏi gối.

Sản phẩm Hoàng Thấp Linh được đánh giá cao vì ưu điểm vượt trội có trong các thảo dược thành phần:

Sói rừng: Vị đắng, cay, tính hơi ấm, có tác dụng hoạt huyết giảm đau, khu phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc, giúp chống đau lưng, thấp khớp. Ngoài ra, sói rừng còn có tác dụng chống tự miễn.

Bạch thược: Vị đắng chua, hơi chát, quy vào 3 kinh can, tỳ, phế, có tác dụng bình can, chỉ thống. Bạch thược thường được dùng để giảm đau lưng, ngực, chân tay nhức mỏi.

Nhũ hương: Vị hơi đắng, cay, mùi thơm, tính hơi ấm, giúp điều khí, hoạt huyết.

Pregnenolone: Là một tiền hormone chiết xuất từ thiên nhiên. Pregnenolone đã được sử dụng trong hỗ trợ điều trị viêm khớp và giúp ngăn chặn viêm, sưng khớp từ những năm 1940.

L-carnitine: L-carnitine đóng một vai trò quan trọng, cần thiết cho việc giải phóng năng lượng từ mỡ. Ngoài ra, L-carnitine còn có khả năng xoa dịu những căng thẳng, giảm mệt mỏi, tăng cường sinh lực cho cơ thể.

Vì vậy, Hoàng Thấp Linh là giải pháp tốt giúp chống viêm, bớt đau, giảm các cơn đau do viêm khớp, hạn chế biến chứng, ngăn chặn tái phát mà lại rất an toàn với cơ thể.

KINH NGHIỆM CẢI THIỆN TRIỆU CHỨNG ĐAU KHỚP, VIÊM KHỚP HIỆU QUẢ – XEM NGAY

>>> Chị Phạm Thị Lành (xóm Vĩnh Đồng – Trung Mỹ - Bình Xuyên – Vĩnh Phúc): Cải thiện viêm khớp dạng thấp nhờ Hoàng Thấp Linh

Chị Lành hầu như không làm được việc gì khi mắc viêm khớp dạng thấp. Chị uống thuốc theo đơn, cứ dùng thuốc thì đỡ đau nhưng dừng thuốc bệnh lại tái phát. Một lần xem truyền hình, chị thấy tư vấn sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh. Chị Lành uống Hoàng Thấp Linh gần 5 tháng, bệnh viêm khớp đã cải thiện đáng kể. Xem chia sẻ của chị Lành trong video sau:

>>> XEM THÊM: Chia sẻ của nhiều người khác về cách áp dụng Đông y chữa viêm khớp thành công TẠI ĐÂY

Ý KIẾN CỦA CHUYÊN GIA VỀ TÁC DỤNG CỦA HOÀNG THẤP LINH TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP

Hoàng Thấp Linh được nghiên cứu tại Hà Nội, do TS. Đặng Hồng Hoa làm chủ đề tài. Qua một thời gian thực hiện, nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của sản phẩm trong: Giảm đau, chống viêm, cải thiện các di chứng hiệu quả. Lắng nghe đánh giá của GS. Hoàng Bảo Châu về tác dụng của Hoàng Thấp Linh trong hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp: “Sản phẩm Hoàng Thấp Linh có những thành phần tiêu viêm, thông kinh lạc, chống lại teo cơ, giúp cải thiện triệu chứng ở giai đoạn mới bắt đầu và giai đoạn tiến triển”. Xem chi tiết trong video sau:

>>> XEM THÊM: Chuyên gia tư vấn cách phòng ngừa, hỗ trợ điều trị viêm khớp TẠI ĐÂY

Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh thấp khớp cũng như cách kiểm soát bệnh hiệu quả. Bên cạnh áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thường xuyên, đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm Hoàng Thấp Linh theo liệu trình để xương khớp luôn khỏe mạnh, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh thấp khớp và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ (zalo/ viber) hotline: 0917.214.8510975.284.017