Hiện nay, xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp đang được nhiều người ưa dùng, tiêu biểu là Hoàng Thấp Linh. Vậy Hoàng Thấp Linh có tốt không? Hoàng Thấp Linh giúp khắc phục triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi vai gáy, tay chân như thế nào? Cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết sau.
Đau nhức xương khớp gây nên những ảnh hưởng gì?
Đau nhức xương khớp là thuật ngữ chung dùng để chỉ các triệu chứng: Tê mỏi, đau dữ dội hoặc âm ỉ các khớp xương trên cơ thể. Tình trạng này xảy ra khi các mô sụn, khớp xương bị tổn thương, bào mòn, thoái hóa,… đầu xương tỳ trực tiếp lên nhau, đĩa đệm mất dần tính đàn hồi. Triệu chứng đau nhức ê ẩm khắp các vùng khớp thường xuất hiện cùng lúc hoặc nối tiếp nhau. Cơn đau mỏi toàn thân có thể xuất hiện khi thay đổi thời tiết, bê vác nặng hoặc chơi thể thao quá độ. Sau khi nghỉ ngơi, các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt nhưng lại tiếp tục quay trở lại khi vận động mạnh, tuy nhiên, nhiều trường hợp có thể xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi. Tình trạng đau mỏi, tê bì, buốt nhói thường diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội, đột ngột như kim châm, gây cảm giác rất khó chịu, bức bối.
Đau nhức xương khớp khiến cho người mắc luôn cảm thấy khó chịu, bức bối
Đi kèm với triệu chứng đau nhức là cứng khớp, thường xảy ra vào buổi sáng hoặc khi nghỉ ngơi, làm việc quá lâu trong một tư thế cố định. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức toàn thân, các khớp xương lúc này co cứng lại, khắp cơ thể ê mỏi, khó cử động. Chỉ khi được xoa bóp 15 - 20 phút mới dần thuyên giảm. Đau mỏi xương khớp kéo dài còn khiến cho người mắc rơi vào tình trạng chán ăn, gầy sút, suy nhược cơ thể, mất ngủ kéo dài, da sạm, mặt kém sắc,…
Nếu như trước kia, chứng đau nhức toàn thân được mặc định là căn bệnh của người già thì ngày nay, thực tế cho thấy, số người trẻ tuổi mắc phải tình trạng này đang gia tăng với tỷ lệ đáng báo động. Đau nhức xương khớp, tê mỏi vai gáy, chân tay không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người mắc mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị hạn chế vận động, tê yếu tứ chi, thậm chí bại liệt hoàn toàn.
>>> XEM THÊM: Bí kíp giúp người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ngủ ngon
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp toàn thân
Có hàng ngàn nguyên nhân dẫn đến đau nhức xương khớp, trong đó, chiếm trên 70% là do bệnh lý. Còn lại là vì yếu tố ngoại cảnh, người bệnh phải chịu những tác nhân cơ học không mong muốn hoặc các tác nhân khách quan khác, bao gồm:
- Sự thay đổi thời tiết: Thời tiết là nguyên nhân đầu tiên gây ra những cơn đau nhức ê ẩm khắp người, phổ biến nhất ở đối tượng trung niên và người cao tuổi. Đặc biệt, vào những thời điểm giao mùa, các triệu chứng đau ở toàn thân sẽ khiến người bệnh cực kỳ mệt mỏi, càng về đêm và rạng sáng, cơn đau lại càng nghiêm trọng.
- Tính chất công việc: Tình trạng đau nhức xương khớp, tê mỏi vai gáy, chân tay thường hay xảy ra ở những người làm các công việc với đặc thù ngồi nhiều hay đứng một chỗ trong thời gian dài như: Nhân viên văn phòng, tài xế lái xe hay công nhân may,...
Nhân viên văn phòng có nguy cơ cao mắc các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi vai gáy, chân tay
- Thói quen sinh hoạt: Lười vận động, chơi thể thao quá độ, nằm ngủ không đúng tư thế,… khiến cho mạch máu bị chèn ép, không lưu thông được dẫn đến các cơ xương khớp trên cơ thể tê bì, đau mỏi.
- Mắc bệnh viêm khớp dạng thấp: Các khớp xương trên cơ thể bị sưng viêm dẫn đến triệu chứng đau nhức xương khớp đối xứng. Ngoài ra, người bị viêm khớp dạng thấp còn phải đối mặt cơn đau mỏi, cơ cứng khớp, nổi hạt dưới da,…
- Sự thoái hóa: Bất cứ vùng xương khớp nào cũng có thể là “nạn nhân” của quá trình lão hóa sinh học. Đặc biệt, khi bước vào độ tuổi 30, sụn khớp bắt đầu bị bào mòn, đĩa đệm cột sống mất dần tính thẩm thấu, rễ thần kinh bị chèn ép gây nên tình trạng đau nhức xương khớp, ê mỏi, tê bì xương khớp, chân tay.
- Thoát vị đĩa đệm: Người bị thoát vị đĩa đệm cổ thường gặp những cơn đau mỏi, tê buốt cổ vai gáy, đỉnh đầu và lan xuống cánh tay. Trong khi đó, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm lưng lại phải đối mặt với các triệu chứng tương tự ở lưng, hông, đùi và bàn chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.
>>> XEM THÊM: 8 biện pháp khắc phục các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả
Bị đau nhức xương khớp uống thuốc gì?
Tùy vào vị trí và mức độ đau nhức xương khớp mà người mắc có thể được chỉ định các loại thuốc điều trị khác nhau. Cụ thể:
- Trường hợp tê mỏi vai gáy, chân tay do nguyên nhân cơ học: Cách giảm đau hiệu quả trong trường hợp này là dùng thuốc chứa paracetamol. Nếu như tình trạng không cải thiện thì sẽ sử dụng một số loại thuốc giảm đau phối hợp khác (thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc giảm đau thần kinh). Ngoài ra, các thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid: Naproxen, indomethacin, piroxicam,… cũng có thể được sử dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý đến một số tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra như: Viêm loét dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa, tổn thương gan, thận, chán ăn, buồn nôn,…
- Đối với những trường hợp đau nhức xương khớp do bệnh lý mạn tính như: Viêm khớp dạng thấp, viêm do thoái hóa khớp, đau nhức kèm sưng nóng cơ xương khớp thì các loại thuốc điều trị đóng vai trò quan trọng để kiểm soát viêm đau, bao gồm:
+ Thuốc kháng viêm không chứa steroid (naproxen, ibuprofen, piroxicam,…)
+ Corticoid: Trong trường hợp bị đau nhức toàn thân nặng kèm theo phản ứng viêm, bạn có thể cần dùng đến thuốc chứa thành phần corticoid dạng uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc nhóm này có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như: Viêm loét dạ dày, loãng xương, tiểu đường, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch,…
+ Thuốc giãn cơ: Có tác dụng chống lại tình trạng đau nhức xương khớp liên quan đến hiện tượng co thắt cơ. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như hạ huyết áp, chậm nhịp tim, buồn ngủ, ảo giác,… nếu bệnh nhân lạm dụng.
+ Thuốc điều trị: Methotrexate, sulfasalazine,… tác động vào nguyên nhân gây bệnh, giảm sự phụ thuộc các loại thuốc giảm đau và kháng viêm.
Thuốc giảm đau giúp khắc phục tình trạng đau nhức xương khớp, tê mỏi vai gáy, chân tay
Điều trị đau nhức xương khớp, tê mỏi vai gáy, chân tay còn nhiều việc cần làm hơn là dùng thuốc đơn thuần. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe, giảm thiểu những cơn đau. Người mắc nên bổ sung: Các loại thức ăn giàu omega-3; vitamin C, D và E; rau bắp cải, cà chua, gia vị như tỏi hành, húng, mùi tây, cà rốt, rau diếp. Bên cạnh đó, bạn cần kết hợp áp dụng những bài tập thể dục nhẹ nhàng, sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thiên để giúp bệnh mau chóng được kiểm soát.
>>> XEM THÊM: Sử dụng bùn khoáng chữa viêm khớp dạng thấp như thế nào?
Hoàng Thấp Linh có tốt không?
Nếu như dùng thuốc tây lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác trong cơ thể như gan, thận, thì việc sử dụng sản phẩm nguồn gốc từ thiên nhiên lại có tác dụng tốt trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các vấn đề về khớp an toàn mà không gây tác dụng phụ. Các nhà khoa học đã kết hợp bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh từ cao sói rừng, bạch thược, hy thiêm, nhũ hương,… giúp giảm thiểu triệu chứng sưng đau, tăng cường vận động khớp, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn viêm khớp dạng thấp tái phát. Nếu còn băn khoăn Hoàng Thấp Linh có tốt không, mời bạn cùng lắng nghe những phân tích cụ thể của chuyên gia Mai Thị Minh Tâm trong nội dung video sau đây:
Là thành phần chính trong sản phẩm, hy thiêm có tác dụng giúp bảo vệ màng bao dịch khớp, tránh cứng khớp, giảm sưng phù, giảm đau các khớp ngoại biên rất rõ rệt. Theo Đông y, cây hy thiêm có vị đắng, cay, tính hàn không ẩm. Thường người ta sẽ phơi khô thân và lá cây để sắc lấy nước uống hoặc tán thành bột để bào chế kết hợp với các vị thuốc khác. Vị thuốc từ cây này có tác dụng rất tốt cho xương cốt, tiêu trừ phong thấp. Y học hiện đại chỉ ra rằng, hy thiêm có khả năng kháng viêm rất tốt. Vì vậy, nhiều loại thuốc kháng viêm có sử dụng thành phần bào chế từ loại cây này.
Sản phẩm Hoàng Thấp Linh được đánh giá cao vì ưu điểm vượt trội có trong các thành phần thảo dược:
Sói rừng: Vị đắng, tính cay giúp hoạt huyết giảm đau, khu phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc, giúp chống đau lưng, thấp khớp, chống tự miễn.
Bạch thược: Vị đắng chua, hơi chát, quy vào 3 kinh can, tỳ, phế giúp bình can, chỉ thống, thường được dùng để giảm đau lưng, ngực, chân tay nhức mỏi.
Nhũ hương: Vị hơi đắng, cay, mùi thơm, tính hơi ấm, giúp điều khí, hoạt huyết.
Pregnenolone: Đây là một tiền hormone chiết xuất từ thiên nhiên. Pregnenolone đã được sử dụng trong hỗ trợ điều trị viêm khớp và giúp ngăn chặn viêm, sưng khớp từ những năm 1940.
Methylsulfonylmethane (MSM): Là một hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, có trong một số thảo mộc và ở lượng nhỏ trong nhiều thức ăn, đồ uống. Methylsulfonylmethane có tác dụng làm tăng khả năng tự miễn dịch, chống oxy hóa và giảm viêm trong các bệnh lý về xương khớp. Ngoài ra, Methylsulfonylmethane là thành phần quan trọng trong các mô liên kết, giúp nuôi dưỡng, hồi phục sụn, tạo lớp đệm cho khớp.
L-carnitine: L-carnitine đóng một vai trò quan trọng, cần thiết cho việc giải phóng năng lượng từ mỡ. Đồng thời, L-carnitine còn có khả năng xoa dịu những căng thẳng, giảm mệt mỏi, tăng cường sinh lực cho cơ thể.
Magnesi (dưới dạng Magnesium carbonate): Giúp điều hoà các hoạt động thần kinh và hệ cơ. Sự có mặt của magnesium cần thiết cho sự hấp thụ calci, phospho, natri, kali (và một số vitamin nhóm B) trong cơ thể, giúp cho hệ xương luôn chắc khỏe, giúp chống mệt mỏi, suy nhược, ngăn chặn viêm khớp.
Boron (dưới dạng Boron citrate): Boron có tác dụng gia tăng hấp thu canxi hiệu quả vào các sụn và xương. Vì thế, đây là một lựa chọn thích hợp cho bệnh viêm khớp. Đặc biệt, khi tuổi tác ngày càng tăng, các xương có thể trở nên yếu và xốp, boron có thể ngăn chặn sự suy giảm này bằng cách đảm bảo mức độ canxi được tối đa và giúp sử dụng canxi hiệu quả.
Hoàng Thấp Linh – Hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi vai gáy, chân tay hiệu quả, an toàn
Sự ra đời của Hoàng Thấp Linh là bước tiến quan trọng trong xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài và đang được nhiều chuyên gia tin tưởng lựa chọn. Qua nghiên cứu cũng như thực tiễn lâm sàng cho thấy, Hoàng Thấp Linh không gây tương tác thuốc.
Kinh nghiệm khắc phục tình trạng đau nhức xương khớp, tê mỏi vai gáy, chân tay hiệu quả
Bị viêm khớp dạng thấp từ những năm 1976, chú Đỗ Hữu Tâm (SN 1956, trú tại tổ 22, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã phải trải qua quãng thời gian vô cùng khổ sở vì các cơn đau khớp, cứng khớp hành hạ. Chú Tâm chia sẻ: Đầu tiên là đau các khớp khuỷu tay, ngón tay, khớp đầu gối. Càng ngày, các khớp càng đau và sưng lên, cứng khớp, không thể cử động linh hoạt. Có lúc toàn bộ tay trái, từ trên bả vai xuống tê bì đến nỗi cấu vào cũng không thấy đau,...
Những tưởng sẽ phải sống chung với lũ như vậy cả đời, thế nhưng thật may mắn khi chú Tâm được biết đến sản phẩm Hoàng Thấp Linh trong một lần nghe chương trình Joy FM. Chỉ sau 1 đợt sử dụng, giờ đây chú Tâm đã có thể đi lại, sinh hoạt được bình thường, những cơn đau cũng không còn xuất hiện mỗi khi thay đổi thời tiết nữa.
Mời khán giả theo dõi những chia sẻ về cách khắc phục tình trạng đau khớp, cứng khớp của chú Tâm trong nội dung video sau đây:
>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm điều trị viêm khớp của người khác TẠI ĐÂY.
Phân tích của chuyên gia
Mời các bạn cùng lắng nghe đánh giá của GS. Hoàng Bảo Châu về tác dụng của Hoàng Thấp Linh trong điều trị viêm khớp dạng thấp: “Sản phẩm Hoàng Thấp Linh có những thành phần tiêu viêm, thông kinh lạc, chống lại teo cơ, giúp người bệnh cải thiện triệu chứng ở giai đoạn mới bắt đầu và giai đoạn tiến triển”. Xem chi tiết trong video sau:
>>> XEM THÊM: Phân tích của các chuyên gia khác về tác dụng của Hoàng Thấp Linh TẠI ĐÂY.
Hy vọng rằng thông tin bài viết trên đây đã giúp độc giả giải đáp được băn khoăn: Hoàng Thấp Linh có tốt không? Để nâng cao sức khỏe xương khớp, hãy sử dụng Hoàng Thấp Linh ngay từ hôm nay, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề Hoàng Thấp Linh có tốt không và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006304 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0917214851 – 0975284017.
Tuệ An
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh