Thay khớp gối áp dụng trong một số trường hợp mắc bệnh xương khớp giai đoạn nặng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, phương pháp này có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Mời bạn đọc tham khảo các thông tin về thay khớp gối trong bài viết dưới đây.

Khi nào cần thay khớp gối?

Trong trường hợp người bệnh đau khớp gối không đáp ứng với các biện pháp điều trị nội khoa như: Dùng thuốc, tiêm nội khớp, vật lý trị liệu,... bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật. Thay khớp gối là loại phẫu thuật thường được sử dụng.

Dựa vào mức độ đau và sự hạn chế vận động, các trường hợp chỉ định thay khớp gối bao gồm:

  • Bệnh nhân đã điều trị nội khoa nhưng không đạt hiệu quả giảm đau hoặc không phục hồi chức năng sinh hoạt bình thường.
  • Khớp gối bị biến dạng (bào mòn, cong vẹo) ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống.
  • Khớp gối bị viêm mạn tính, không cải thiện sau khi dùng thuốc, trị liệu.
  • Bệnh nhân đã điều trị bằng phương pháp phẫu thuật đơn giản khác (phẫu thuật nội soi,...) nhưng không cho hiệu quả.

Các trường hợp không được chỉ định thay khớp gối là:

  • Người đang mắc các bệnh lý nền không đủ sức chịu đựng cuộc phẫu thuật như: Bệnh tim, suy hô hấp, suy gan, suy thận,... 
  • Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn vùng gối. Tình trạng nhiễm khuẩn có ảnh hưởng ít/nhiều tới quá trình phẫu thuật thay khớp gối, gây nguy cơ sốc phản vệ. 

Ngoài ra, những đối tượng sau cần được cân nhắc đó là: Người trẻ tuổi và người béo phì. Nguyên nhân là do khớp nhân tạo có một tuổi thọ nhất định nên nếu thay trên người trẻ tuổi sẽ có khả năng phải thực hiện một vài lần tiếp theo. Còn ở người béo phì do tiếp tục làm tăng áp lực lên khớp nên cũng có nguy cơ phải thay khớp nhân tạo mới.

Phẫu thuật thay khớp gối không giới hạn độ tuổi và giới tính. Đối tượng thay khớp gối thường là những người từ 50-80 tuổi. Hiện nay, các đối tượng thay khớp gối đang có dấu hiệu trẻ hóa.

Thay-khop-goi-duoc-ap-dung-khi-nguoi-benh-khong-dap-ung-voi-cac-phuong-phap-dieu-tri-khac

Thay khớp gối được áp dụng khi người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác

Quá trình tiến hành điều trị thay khớp gối

Quá trình tiến hành phẫu thuật thay khớp gối diễn ra theo trình tự sau đây:

  • Bác sĩ phẫu thuật thay khớp gối thực hiện rạch một đường trước gối với độ dài khoảng 12-14cm, để lộ rõ phần khớp gối. 
  • Thực hiện cắt, loại bỏ hai phần cầu đùi và mâm chày ra khỏi cơ thể.
  • Đưa vào cơ thể các thành phần khớp nhân tạo: Phần lồi cầu, phần mảnh chèn và phần mâm chày. Giữ cố định khớp gối nhân tạo bằng xi măng y học.
  • Có thể loại bỏ sụn chêm và dây chằng khớp gối trước vì không còn tác dụng đối với hoạt động của khớp nhân tạo.
  • Khâu vết mổ và bôi thuốc sát khuẩn lên bề mặt vết mổ tại gối. 

>>> XEM THÊM: Bị tràn dịch khớp uống thuốc gì?

Biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật thay khớp gối

Phẫu thuật thay khớp gối ít có nguy cơ xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, nếu biến chứng xảy ra, người bệnh bị giảm khả năng phục hồi hoàn toàn, kéo dài thời gian theo dõi và có thể cần đến một liệu trình điều trị kết hợp.

Sau đây là một số biến chứng có thể xảy ra:

  • Nhiễm khuẩn: Xảy ra ở dưới 2% số bệnh nhân sau khi phẫu thuật thay khớp gối. Các trường hợp biến chứng nhiễm khuẩn nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, chống viêm đường uống. Trường hợp nhiễm trùng nặng có thể cần tiến hành phẫu thuật lần hai.
  • Xuất hiện cục máu đông ở tĩnh mạch chân: Là một biến chứng dễ gặp sau thay khớp gối. Có thể khắc phục bằng thuốc chống đông máu kết hợp với các bài tập bắp chân giúp tăng cường tuần hoàn.
  • Ảnh hưởng tới thần kinh, mạch máu: Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra trong quá trình thay khớp gối. Ảnh hưởng dây thần kinh hay vỡ mạch máu quanh khớp gối có thể dẫn đến tổn thương không hồi phục.
  • Sẹo khớp gối: Gây ảnh hưởng tới khả năng vận động khớp gối về sau, đặc biệt là với người đã bị hạn chế hoạt động khớp gối trước đó.

Seo-khop-goi-sau-phau-thuat-anh-huong-toi-kha-nang-van-dong-khop

Sẹo khớp gối sau phẫu thuật ảnh hưởng tới khả năng vận động khớp

Lưu ý cần thực hiện sau phẫu thuật thay khớp gối

Sau khi đã phẫu thuật thay khớp gối thành công, bạn cần lưu ý một số điều sau để phòng ngừa biến chứng, rút ngắn thời gian hồi phục:

  • Phòng ngừa cục máu đông: Cần chú ý trong khoảng 1 tuần đầu sau phẫu thuật một số dấu hiệu cảnh báo như đau nhiều ở bắp chân, cổ chân; xuất hiện vùng da tím bất thường. Trường hợp cục máu đông di chuyển tới phổi, nguy cơ tắc nghẽn đường hô hấp có thể xảy ra. Khi có dấu hiệu khó thở, đau tức ngực, hãy nhanh chóng thông báo tới cơ sở y tế.
  • Phòng ngừa nhiễm khuẩn: Để phòng tránh tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra, bạn cần tuân thủ đúng liều kháng sinh đã được chỉ định. Bên cạnh đó cần vệ sinh sạch sẽ vết khâu bằng cồn được khuyến cáo.
  • Lưu ý tới chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật để nâng cao thể trạng và đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh. Người bệnh nên sử dụng thức ăn lỏng trong 2-3 ngày đầu, bổ sung trái cây, rau củ, vitamin, omega-3. Bên cạnh đó, cần hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như rượu, bia, thực phẩm giàu muối, đường,...

Chi phí thay khớp gối là bao nhiêu?

Thay khớp gối là phương pháp phẫu thuật hiện đại, do đó chi phí để thực hiện không hề rẻ. Tổng chi phí cho một ca phẫu thuật thay khớp gối có thể dao động từ 75-80 triệu. Bao gồm nguyên giá khớp nhân tạo, chi phí nằm viện chăm sóc, theo dõi sau phẫu thuật và sử dụng thuốc nội khoa bổ sung nếu có. 

Tuy nhiên, thay khớp gối hiện nay có đề mục thanh toán bằng thẻ bảo hiểm y tế. Số tiền mà thẻ bảo hiểm chi trả có thể lên đến tối đa khoảng 40 triệu. Vì vậy, trước khi phẫu thuật thay khớp gối, bạn cần chú ý mang thẻ bảo hiểm và xin giấy chuyển tuyến nếu cần để đảm bảo quyền lợi. 

Ngoài ra, chi phí thay khớp gối có thể thay đổi theo các yếu tố: Thuốc gây mê phẫu thuật, nguồn nguyên liệu nhập, chế độ thẻ bảo hiểm, thanh toán của bệnh viện, thời gian hồi phục sau phẫu thuật,...

The-bao-hiem-y-te-giup-giam-chi-phi-thay-khop-goi

Thẻ bảo hiểm y tế giúp giảm chi phí thay khớp gối

Tuổi thọ của khớp gối nhân tạo là bao lâu?

Khớp gối nhân tạo tuy sản xuất bằng vật liệu không gỉ nhưng vẫn có tuổi thọ nhất định. Tuổi thọ của khớp gối nhân tạo ước tính khoảng 10-15 năm. Trường hợp người bệnh thường xuyên thực hành các bài tập luyện khớp gối, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt nhẹ nhàng, tuổi thọ của khớp gối nhân tạo có thể tăng thêm 1-2 năm. 

Một số yếu tố nguy cơ làm giảm tuổi thọ của khớp gối nhân tạo bao gồm: 

  • Vận động mạnh gây lực tác động lớn lên vùng đầu gối. Một số hoạt động có thể gây tổn thương vùng đầu gối bao gồm: Bóng đá, đấu vật, nhảy xa, chạy điền kinh, bê vật nặng,...
  • Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên khớp gối, từ đó tạo lực ma sát giữa các khớp nhân tạo, gây giảm tuổi thọ khớp.
  • Các yếu tố sức khỏe cũng có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ của khớp nhân tạo. Cụ thể: Người bị suy dinh dưỡng, người già yếu, người mắc các bệnh lý nền như tiểu đường, huyết áp cao,...

Để hạn chế nguy cơ phải thay khớp gối nhân tạo lần 2, thậm chí lần 3, phương pháp này được khuyến cáo chỉ nên áp dụng ở người từ 50 tuổi trở lên. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn cho hiệu quả ở người trẻ tuổi có nhu cầu cần thiết phải thay khớp gối. 

Hoàng Thấp Linh - Giải pháp từ thiên nhiên giúp hỗ trợ cải thiện và dự phòng các bệnh khớp gối

Sau khi được điều trị ngoại khoa thay khớp gối, người bệnh có thể cải thiện tình trạng nhanh chóng hơn bằng cách kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên có tính chống viêm, giảm đau và giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Tiêu biểu trong đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh.

Hoang-Thap-Linh-Giai-phap-tu-thien-nhien-ho-tro-cai-thien-cac-benh-khop-goi

Hoàng Thấp Linh - Giải pháp từ thiên nhiên hỗ trợ cải thiện các bệnh khớp gối

nut-dat-mua

Sản phẩm Hoàng Thấp Linh được nghiên cứu tại Bệnh viện E Hà Nội vào năm 2013. Kết quả nghiên cứu chỉ ra:

  • Các tiêu chuẩn ACR20, ACR50, DAS58 (cải thiện hoạt động) của nhóm dùng Hoàng Thấp Linh đều cao hơn nhóm không dùng sản phẩm.
  • Nhóm người sử dụng Hoàng Thấp Linh cho khả năng phục hồi bệnh xương khớp cao hơn 20% so với nhóm người không dùng sản phẩm này trong quá trình điều trị nội trú.
  • Sản phẩm không gây ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, tim và cơ quan tạo máu.

Trong sản phẩm Hoàng Thấp Linh, thành phần chính mang đến nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp đó là hy thiêm. Thảo dược này được cha ông sử dụng từ ngàn đời xưa để giảm đau khớp. 

Y học hiện đại đưa ra bằng chứng về tác dụng chống viêm của hy thiêm thông qua nghiên cứu “Tác dụng ức chế sản xuất kháng thể IgE của hy thiêm” tại một trường đại học Hàn Quốc. 

Bên cạnh thảo dược hy thiêm, thành phần bạch thược cũng có tác dụng chống viêm tốt. Nghiên cứu tại Đại học Baptist tháng 2/2006 cho thấy: Bạch thược chứa thành phần JCICM-6 có tác dụng chống viêm khớp trên thỏ. Nghiên cứu này đã mở ra hy vọng ứng dụng bạch thược giúp chống viêm trên người. 

Các thành phần thảo dược khác của Hoàng Thấp Linh là sói rừng (giúp điều hòa hệ thống miễn dịch) và nhũ hương (tác dụng giảm dị ứng, hoạt huyết). Bên cạnh đó, các thành phần dinh dưỡng khác của Hoàng Thấp Linh là: L-carnitine, magnesium, boron,... đóng vai trò hỗ trợ thành phần chính nuôi dưỡng khớp, đẩy nhanh quá trình phục hồi khớp.

Hoang-Thap-Linh-gom-nhieu-thanh-phan-hiep-dong-tac-dung-cai-thien-cac-benh-khop-goi

Hoàng Thấp Linh gồm nhiều thành phần hiệp đồng tác dụng cải thiện các bệnh khớp gối

Chuyên gia Hồ Bá Do đánh giá Hoàng Thấp Linh là một sản phẩm có tính an toàn cao, có tác dụng hỗ trợ cải thiện và dự phòng bệnh xương khớp rất rõ ràng.

Không chỉ có vậy, những phản hồi tích cực từ người trực tiếp trải nghiệm Hoàng Thấp Linh sau đây sẽ giúp khẳng định lần nữa chất lượng của sản phẩm này:

  1. Bà Trần Thị Tý (Hưng Yên) chia sẻ: “Sau khi dùng Hoàng Thấp Linh được 6 tháng, chân tay tôi vận động khá linh hoạt, có thể duỗi được ra. Tôi còn bế cháu và đưa cháu đi học được”. Mời bạn xem tại link sau: 

  1. Chị Phạm Thị Lành (Vĩnh Phúc) cho biết: “Tôi bị bệnh từ hồi tuổi đôi mươi, đến giờ đã khoảng mấy chục năm trôi qua, điều trị nhiều nơi không khỏi. Tôi bị đau cổ tay và khớp gối. Khi được giới thiệu và sử dụng Hoàng Thấp Linh khoảng 6 tháng, tôi thấy đây là sản phẩm phù hợp nhất với tôi. Tôi đỡ đau rất nhiều, đi lại nhanh nhẹn, chồng con không phải chăm sóc tôi như trước”. Mời bạn xem chi tiết trong video sau:

Người bệnh cần thay khớp gối khi có chỉ định từ bác sĩ. Sau quá trình thay khớp, cần dự phòng các biến chứng có thể xảy ra. Bên cạnh luyện tập nhẹ nhàng, chế độ dinh dưỡng khoa học, bạn nên kết hợp sử dụng Hoàng Thấp Linh mỗi ngày để đẩy nhanh tốc độ phục hồi và dự phòng bệnh hiệu quả. 

Mọi thắc mắc về thay khớp gối và sản phẩm Hoàng Thấp Linh xin vui lòng liên hệ qua (Zalo/ Viber): 0902207112 để nhận được tư vấn bạn nhé.

Link tham khảo:

https://orthoinfo.aaos.org/en/treatment/total-knee-replacement/

https://www.medicinenet.com/total_knee_replacement/article.htm

https://hipknee.aahks.org/total-knee-replacement/