Xoa bóp khi đau khớp là thói quen của rất nhiều người khi mắc phải tình trạng này. Vậy bị đau khớp xoa dầu nóng được không? Chuyên gia xương khớp cho biết, điều đó chẳng những không làm giảm cơn đau mà còn khiến cho các khớp đau thêm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết sau.
Đau khớp – Nguyên nhân do đâu?
Đau khớp là tình trạng phổ biến mà nhiều người mắc phải. Theo thống kê của Hội Thấp khớp học Việt Nam, tỷ lệ người bệnh có biểu hiện đau nhức toàn thân chiếm khoảng 0,5% dân số nước ta, gặp ở cả người trẻ tuổi và người già, phụ nữ nhiều hơn nam giới. Khi bị đau, người bệnh thường cảm thấy sưng tấy các khớp tay, chân, khớp ngoại biên. Tình trạng cứng khớp, khó vận động xảy ra vào sáng sớm, sau khi thức dậy, thậm chí kéo dài vài giờ. Đau khớp có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như:
- Viêm khớp: Khi khớp bị viêm, các sụn vỡ và mòn đi, khiến cho xương dưới sụn cọ xát vào nhau, nhất là lúc vận động, gây viêm, sưng, đau nhức và hạn chế khả năng cử động của khớp.
- Thoái hóa khớp: Quá trình thoái hóa gây bào mòn sụn khớp, có thể xảy ra tại đầu gối, khớp háng hoặc khớp cổ tay dẫn đến đau nhức vị trí tổn thương và đau dữ dội khi thay đổi thời tiết.
- Viêm khớp dạng thấp: Bệnh viêm khớp dạng thấp đặc trưng với triệu chứng viêm nhiều khớp đối xứng, gây đau nhức và cơ cứng các khớp về gần sáng. Bệnh thường gặp nhất ở bàn tay, bàn chân.
Bệnh viêm khớp dạng thấp gây đau khớp bàn tay, chân
- Loãng xương: Những người bị loãng xương sẽ thấy đau nhức xương khớp toàn thân. Mọi người cần chú ý đến biểu hiện này để xây dựng lại chế độ dinh dưỡng giúp xương chắc khỏe.
- Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khiến cho các khớp bị đau như: Chấn thương, thường xuyên mang vác nặng,...
Bên cạnh đó, nếu nguyên nhân đau khớp là do viêm khớp, người bệnh sẽ kèm theo dấu hiệu sốt, mệt mỏi, kém ăn, gầy sút, thậm chí xuất hiện các triệu chứng ở phổi, tim hay thận. Nếu do viêm khớp dạng thấp, người mắc có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp, dẫn đến tàn phế khi không điều trị kịp thời.
>>> XEM THÊM: Viêm khớp gối gây đau sưng nên khắc phục như thế nào?
Bị đau khớp xoa dầu nóng được không?
Nhiều người thắc mắc: Bị đau khớp xoa dầu nóng được không? Chuyên gia xương khớp cho biết, xoa bóp có thể hữu ích trong một số trường hợp với tác dụng làm giảm cơn co cứng. Tuy nhiên, không bao giờ được xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp viêm cấp (sưng, nóng, đỏ, đau,…).
Khi đau, người bệnh có thể châm cứu để giảm đau, bởi theo y học cổ truyền, các biểu hiện bệnh lý tại khớp xương như: Sưng, đau, mỏi, nặng, phù, biến dạng khớp,… được gọi là chứng Tý. Tý có nghĩa là sự bế tắc, không thông, tắc nghẽn khí huyết sinh ra chứng sưng, đau nhức. Do đó, khi dùng kim châm vào những huyệt ở vùng khớp bệnh và xung quanh, sẽ làm kinh mạch khơi thông, khí huyết được điều hoà thì cơn đau sẽ giảm.
Không nên xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp bị viêm cấp
Ngoài ra, những người bị đau khớp do viêm khớp dạng thấp, thấp tim cần lưu ý không nên ra ngoài khi trời lạnh, bởi độ ẩm không khí cao là nguy cơ gây đau, sưng. Vì thế, hãy luôn giữ ấm bàn chân để phòng bệnh một cách hiệu quả nhất.
>>> XEM THÊM: Bệnh viêm đa khớp điều trị như thế nào?
Cách giảm đau khớp hiệu quả tại nhà
Khi bị đau, cách tốt nhất để giảm đau là làm nóng, bằng cách:
- Tắm nước nóng toàn thân: Áp dụng cho các trường hợp viêm nhiều khớp.
- Tắm nóng từng phần: Thực hiện với người không tắm được toàn thân hay đau khớp tay, chân,…
- Đắp hoặc chườm nóng, dùng đèn hồng ngoại.
Đối với tắm nóng, nên chọn nhiệt độ nước 30 - 40ºC, thời gian tắm 15 - 20 phút. Nước nóng có tác dụng giảm đau, tăng tuần hoàn ngoại vi, giúp thư giãn, giảm cơn co cứng cơ. Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện một số cử động khớp trong nước.
Tắm nóng ở nhiệt độ 30 - 40ºC sẽ giúp giảm đau khớp hiệu quả
Đắp nước nóng bằng túi chườm lên chỗ đau ở 1 hoặc 2 khớp, thời gian đắp tối đa 20 phút. Nếu dùng đèn hồng ngoại, nên đặt cách da 60cm, thời gian chiếu tối đa 30 phút.
Ngoài ra, chuyên gia xương khớp cũng nhấn mạnh rằng, nghỉ ngơi có tác dụng giảm đau ở người mắc viêm khớp mạn tính và trong nhiều trường hợp có thể đẩy lui các triệu chứng bệnh. Nếu khớp đau do nguyên nhân cơ học như đau dây chằng hoặc lớp sụn thì nghỉ ngơi hoặc bất động khớp là cách điều trị tốt nhất. Tuy nhiên, việc nằm lâu một chỗ cũng tạo ra các nguy cơ ảnh hưởng tới chức năng vận động và gây ra những thương tật thứ cấp. Vì vậy, người bệnh nên di chuyển nhẹ nhàng để tránh co rút khớp.
Một cách giảm đau khác là lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi nướng nóng lên, đắp vào khớp. Khi khớp bị viêm, đắp ngải cứu muối ấm sẽ giúp giảm đau, tiêu sưng. Hoặc ngâm chân bằng nước muối ấm và gừng 15 - 30 phút mỗi ngày cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng ngừa đau khớp chân hiệu quả.
>>> XEM THÊM: Bị viêm khớp ngón tay cái phải làm sao?
Biện pháp khắc phục chứng đau khớp hiệu quả, an toàn bằng sản phẩm thiên nhiên
Bên cạnh các biện pháp trên, để phòng ngừa và hạn chế các cơn đau khớp, một giải pháp đang được các chuyên gia khuyến nghị là sử dụng sản phẩm từ thảo dược. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh.
Hoàng Thấp Linh – Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bị viêm đau khớp
Với thành phần chính là hy thiêm, kết hợp với cao sói rừng, bạch thược, nhũ hương, Hoàng Thấp Linh có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị, giúp giảm thiểu tình trạng sưng đau, tăng cường vận động khớp, phòng ngừa, ngăn chặn bệnh viêm khớp tái phát. Bên cạnh đó, công dụng của sản phẩm càng được tăng thêm khi có sự góp mặt của các thành phần tiêu biểu là: Pregnenolone - một tiền hormone chiết xuất từ thiên nhiên; L-carnitine có tác dụng chống viêm, tiêu sưng, giúp xoa dịu những căng thẳng, giảm mệt mỏi, tăng cường sinh lực cho cơ thể; Methylsulfonylmethane là thành phần quan trọng trong các mô liên kết, giúp nuôi dưỡng, hồi phục sụn, tạo lớp đệm cho khớp; Boron có tác dụng gia tăng hấp thu canxi hiệu quả vào các sụn và xương. Vì vậy, Hoàng Thấp Linh là giải pháp an toàn giúp chống viêm, bớt đau, giảm tái phát các cơn đau khớp, hạn chế biến chứng, ngăn chặn bệnh tái phát mà lại rất an toàn với cơ thể.
Sự ra đời của Hoàng Thấp Linh là bước tiến quan trọng trong xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Trên thực tế, sau một thời gian sử dụng, rất nhiều người đã cải thiện rõ rệt sưng, đau khớp, hồi phục khớp, không thấy tái phát. Qua nghiên cứu cũng như thực tiễn lâm sàng cho thấy, Hoàng Thấp Linh không có tác dụng phụ và không gây tương tác thuốc.
Kinh nghiệm khắc phục tình trạng sưng, đau các khớp hiệu quả
Hơn 20 năm bị bệnh viêm đa khớp, bà Vũ Thị Phượng – SĐT: 0859056486 (71 tuổi, ở Đội 2, thôn Đồng Quan, xã Dũng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng) gặp rất nhiều khó khăn trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Những ngày khớp sưng đau, uống thuốc không khỏi, bà càng thấy buồn chán, suy nghĩ tiêu cực, muốn buông xuôi nhưng lại thương con cháu. Và thật may mắn khi bà biết đến sản phẩm Hoàng Thấp Linh trong một lần đọc báo. Bà Phượng sử dụng Hoàng Thấp Linh theo 2 đợt và nhận được kết quả ngoài sự mong đợi, các khớp đã không còn cứng, đi lại dễ chịu, những cơn đau không còn đau nhức và bà đã có thể xách nước, cuốc vườn bình thường. Hơn nữa, tình trạng huyết áp, tim mạch của bà Phượng cũng đã trở về mức ổn định.
Để hiểu rõ hơn về quá trình điều trị bệnh của bà Phượng, mời bạn cùng theo dõi video sau.
>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm khắc phục bệnh viêm khớp của những người khác TẠI ĐÂY.
Phân tích của chuyên gia
Cùng lắng nghe TS. Mai Thị Minh Tâm phân tích cụ thể về tác dụng của Hoàng Thấp Linh trong video sau:
>>> XEM THÊM: Phân tích của các chuyên gia khác về tác dụng của Hoàng Thấp Linh TẠI ĐÂY.
Hy vọng thông tin bài viết trên đây đã giúp độc giả giải đáp được băn khoăn: Bị đau khớp xoa dầu nóng được không? Để nâng cao sức khỏe xương khớp, hãy sử dụng Hoàng Thấp Linh mỗi ngày, bạn nhé!
Để được giải đáp về vấn đề bị đau khớp xoa dầu nóng được không và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006304 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0917214851 – 0975284017.
Tuệ An
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh