Các xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là dạng tổn thương khớp do hệ miễn dịch của chính cơ thể gây ra. Bệnh tấn công vào màng các khớp xương, gây ra sưng, đau và thậm chí là biến dạng khớp. 

Nếu nghi ngờ mắc viêm khớp dạng thấp bác sĩ có thể chỉ định thực hiện nhiều xét nghiệm khác nhau. Dưới đây là thông tin về những xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp:

Các xét nghiệm chung

Trước tiên, người bệnh sẽ được đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quan và thực hiện các xét nghiệm như: 

Xét nghiệm công thức máu (CBC)

Trong quá trình đánh giá ban đầu, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu. Xét nghiệm này giúp nhận định tình trạng số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu từ đó đánh giá mức độ thiếu máu và phát hiện dấu hiệu viêm nhiễm trong cơ thể. 

Xét nghiệm công thức máu hỗ trợ chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Xét nghiệm công thức máu hỗ trợ chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Xét nghiệm tốc độ lắng của tế bào máu (ESR) và protein phản ứng C (CRP ) 

Xét nghiệm ESR và CRP giúp phát hiện và nhận định mức độ tình trạng viêm trong cơ thể. Vì tình trạng viêm có thể xuất hiện ở nhiều bệnh nên các xét nghiệm này không xác định được chính xác có mắc viêm khớp dạng thấp hay không.

Xét nghiệm chức năng một số cơ quan

Sở dĩ cần thực hiện xét nghiệm một số cơ quan khác vì viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể, điển hình là chức năng gan, tim, phổi,… Do đó, cần thực hiện các xét nghiệm chức năng gan, thận, tim, phổi, thực hiện điện tâm đồ,…

Các xét nghiệm đặc hiệu

Bên cạnh đó, để có nhiều chứng cứ xác thực trong chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, người mắc sẽ phải thực hiện các xét nghiệm đặc hiệu hơn bao gồm: 

Xét nghiệm kiểm tra yếu tố dạng thấp (RF)

Xét nghiệm yếu tố dạng thấp là xét nghiệm kháng thể dương tính ở những người mắc bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp. Phạm vi thông thường của RF là 0 - 20 đơn vị trên mililit (u/ml). Tuy nhiên, trong trường hợp kết quả RF bất thường cũng không đủ để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp vì có những bệnh lý khác cũng có thể làm tăng nồng độ này như tiểu đường, nhiễm trùng do vi khuẩn, viêm khớp vảy nến,...

Xét nghiệm kháng thể protein anti-CCP

Một xét nghiệm kháng thể khác cho người nghi ngờ mắc viêm khớp dạng thấp là xét nghiệm anti-CCP. Xét nghiệm này đặc hiệu đến 97% đối với người đang mắc viêm khớp dạng thấp.

Mức bình thường của anti-CCP là dưới 20 u/ml. Nếu kết quả xét nghiệm cao hơn 20 cho thấy khả năng bị viêm khớp dạng thấp. Lưu ý kết quả xét nghiệm càng cao, chẩn đoán càng chắc chắn.

Tuy nhiên, khoảng 20% người bệnh xét nghiệm âm tính với kháng thể RF và kháng CCP nhưng vẫn có thể được chẩn đoán mắc viêm khớp dạng thấp dựa trên kết quả khám sức khỏe và chẩn đoán hình ảnh.

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bằng xét nghiệm kháng thể protein anti-CCP

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bằng xét nghiệm kháng thể protein anti-CCP

Xét nghiệm kiểm tra hình ảnh

Ngoài các xét nghiệm trên, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm viêm khớp dạng thấp hình ảnh như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT) và siêu âm. Các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện bất kỳ tổn thương nào ở khớp, sụn hoặc mô. 

Trong giai đoạn đầu của bệnh, xét nghiệm viêm khớp dạng thấp bằng chụp X-quang có thể không phát hiện gì bất thường. Theo Tổ chức Viêm khớp, chụp MRI và siêu âm sẽ hữu ích hơn để chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp vì có thể đánh giá được sự bào mòn xương và mức độ viêm mô.

>>> XEM THÊM: Biến chứng nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp nếu không thăm khám sớm!

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo ARA – 1987 gồm 7 tiêu chuẩn:

  • Viêm, sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu 3 trong số các khớp: Khớp liên đốt ngón tay, khớp bàn tay, cổ tay, ngón chân, cổ chân, khuỷu tay, khuỷu chân,…
  • Viêm các khớp ở bàn tay: Viêm, sưng tối thiểu một nhóm trong các khớp cổ tay, khớp ngón tay,…
  • Cứng khớp vào buổi sáng, có thể kéo dài đến hơn 1 giờ.
  • Mang tính chất đối xứng.
  • Xuất hiện hạt dưới da.
  • Xét nghiệm yếu tố dạng thấp trong huyết thanh là dương tính (Xét nghiệm Waaler – Rose hoặc Y – Latex).
  • Dựa trên dấu hiệu của kết quả chụp X-quang: Chụp bàn tay và cổ tay có thể thấy hình bào mòn, hẹp khe khớp, mất vô hình dải (không tính các dấu hiệu hư khớp).

Chẩn đoán xác định viêm khớp dạng thấp khi có ít nhất 4/7 tiêu chuẩn trên. Trong đó, 4 tiêu chuẩn đầu tiên thường kéo dài ít nhất 6 tuần. Chẩn đoán này sẽ giúp phân biệt với lupus ban đỏ hệ thống, thoái hóa khớp, bệnh gút mạn tính, viêm cột sống dính khớp và viêm khớp vảy nến,…

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp cần dựa trên nhiều tiêu chí

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp cần dựa trên nhiều tiêu chí

Điều trị viêm khớp dạng thấp như thế nào?

Dựa vào các kết quả xét nghiệm viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ nhận định mức độ tiến triển và giai đoạn bệnh để có phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay, không có biện pháp cải thiện đặc hiệu cho bệnh viêm khớp dạng thấp, mục tiêu điều trị chủ yếu nhằm giảm tình trạng viêm khớp và dự phòng tái phát, làm chậm quá trình tổn thương khớp, từ đó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người mắc. 

Thông thường, việc kiểm soát triệu chứng bệnh chủ yếu là dùng thuốc tây, song đôi khi cần phải kết hợp với phẫu thuật trong một số trường hợp có biến dạng khớp nặng. 

Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm: Nhóm kháng viêm không steroid (NSAIDs), nhóm steroid, nhóm thuốc tác động lên khớp (DMARDs), nhóm thuốc ức chế miễn dịch, nhóm ức chế TNF-alpha,…

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định, các chuyên gia khuyên người bị viêm khớp dạng thấp nên kết hợp với vận động, sinh hoạt lành mạnh. Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nên dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện các môn phù hợp như: Bơi, đi bộ,… Tuy nhiên, trong quá trình tập, cần nghỉ 5 - 10 phút, tránh tập liên tục.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ xương khớp như sữa, rau xanh, cá, trứng cũng giúp nâng cao hiệu quả điều trị và kiểm soát bệnh. Lưu ý người bệnh không nên ăn quá nhiều đạm, muối, hải sản, hạn chế uống bia rượu, hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích. 

>>> XEM THÊM: Tìm hiểu về các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp!

Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm khớp dạng thấp nhờ sản phẩm thảo dược Hoàng Thấp Linh

Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị của chuyên gia, thực hiện lối sống, sinh hoạt lành mạnh, xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ cải thiện bệnh được quan tâm trong thời gian gần đây, nổi bật đó sản phẩm thảo dược Hoàng Thấp Linh.

Hoàng Thấp Linh giúp cải thiện triệu chứng và kiểm soát viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Hoàng Thấp Linh giúp cải thiện triệu chứng và kiểm soát viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Sản phẩm có thành phần chính là hy thiêm rất hiệu quả trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp vì tác dụng hoạt huyết, trừ phong thấp. Hoàng Thấp Linh được lựa chọn là giải pháp giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm đa khớp dạng thấp, thấp khớp hiệu quả. Không chỉ có vậy, sản phẩm còn giúp cải thiện triệu chứng sưng, đau và viêm, giảm bớt khó chịu cho người bệnh.

Sản phẩm đã có nghiên cứu lâm sàng cho hiệu quả tích cực và được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn, các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao. 

Xét nghiệm viêm khớp dạng thấp có nhiều loại khác nhau, để đưa ra kết luận chính xác nhất, bác sĩ sẽ cần đến nhiều thông tin khác. Nếu phát hiện những bất thường trên hệ xương khớp, hãy thăm khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời bạn nhé!

Link tham khảo:

https://www.uptodate.com/contents/diagnosis-and-differential-diagnosis-of-rheumatoid-arthritis#H12499388

https://www.nhs.uk/conditions/rheumatoid-arthritis/diagnosis/

https://www.uptodate.com/contents/diagnosis-and-differential-diagnosis-of-rheumatoid-arthritis

https://www.hss.edu/conditions_understanding-rheumatoid-arthritis-lab-tests-results.asp

https://www.medicinenet.com/7_diagnostic_criteria_for_rheumatoid_arthritis/article.htm