Viêm khớp dạng thấp gây nhiều triệu chứng, ảnh hưởng đến cuộc sống người mắc. Bệnh xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về viêm khớp dạng thấp và các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả!

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính có liên quan đến yếu tố miễn dịch. Bệnh diễn biến phức tạp, cần được điều trị tích cực sớm để ngăn cản sự tiến triển của bệnh, hạn chế biến chứng gây tàn phế, đồng thời nâng cao chất lượng sống cho người mắc.

Hiện nay, viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xương khớp phổ biến chiếm từ 0,5 - 3% dân số. Bệnh thường gặp ở người trung niên và cao tuổi, trong đó 70 – 80% người mắc là nữ giới.

Viem-khop-dang-thap-la-benh-ly-xuong-khop-ngay-cang-pho-bien.webp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xương khớp ngày càng phổ biến

Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân chính xác của bệnh viêm khớp dạng thấp đến nay vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, bệnh có thể chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:

  • Di truyền.
  • Hệ miễn dịch suy giảm.
  • Môi trường.
  • Giới tính.
  • Tuổi tác. 
  • Xương khớp thiếu dưỡng chất. 

Bình thường, hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Ở những người bị viêm khớp dạng thấp, một số tác nhân như nhiễm trùng, hút thuốc lá, căng thẳng về thể chất hoặc cảm xúc làm kích hoạt hệ thống miễn dịch tấn công các khớp.

Tình trạng tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn, dẫn đến sự nhận diện nhầm các tổ chức mô, sụn khớp, màng bao quanh khớp, màng hoạt dịch là tác nhân gây bệnh. Từ đó, cơ thể tự sinh kháng thể chống lại chính những tổ chức đó, gây viêm khớp dạng thấp.

Viem-khop-dang-thap-gap-o-nu-gioi-nhieu-hon-nam-gioi.webp

Viêm khớp dạng thấp gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới

Dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp gây nhiều biểu hiện khác nhau bao gồm biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở các mức độ. Cụ thể như sau:

Biểu hiện tại khớp

Vị trí khớp tổn thương thường gặp là các khớp ngón: Cổ tay, ngón tay, cổ chân, ngón chân, đầu gối,… trong đó, khớp tổn thương sớm nhất là khớp cổ tay (50-60%), sau đó là khớp ngón tay, khớp gối. 

Biểu hiện của sự tổn thương này đó là các khớp sưng đau, nóng, ít khi đỏ, thường bị cứng khớp vào buổi sáng (có thể kéo dài đến hàng giờ). Các triệu chứng này thường có tính chất đối xứng hai bên khớp.

Các biểu hiện ngoài khớp

- Hạt dạng thấp: Hạt thường xuất hiện ở các khớp nhỏ như: Bàn tay, khớp khuỷu, khớp gối. Những hạt này cứng, không vỡ, không đau và không di chuyển. Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh xuất hiện các hạt này khá thấp (khoảng 4%).

- Gân, cơ dây chằng và bao khớp: Các cơ quanh khớp bị viêm thường teo do giảm vận động; dây chằng co kéo hoặc lỏng lẻo; có thể bị viêm gân, đôi khi đứt gân.

Viem-khop-dang-thap-gay-dau-cac-khop-doi-xung-nhau.webp

Viêm khớp dạng thấp gây đau các khớp đối xứng nhau

>>> XEM THÊM: Nguyên nhân gây cứng khớp và cách cải thiện bệnh hiệu qu

Các biến chứng nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp

Nếu không được điều trị sớm, viêm khớp dạng thấp sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, cụ thể:

  • Mắc bệnh về tim mạch

Nhiều nghiên cứu cho thấy, khoảng 30% người bị viêm khớp dạng thấp có biến chứng về tim mạch và 50% số ca gặp biến chứng này có thể dẫn tới tử vong. 

  • Mắc các bệnh phổi mạn tính

Người bị viêm khớp dạng thấp không được điều trị kịp thời rất dễ mắc phải các bệnh phổi mạn tính như tăng áp động mạch phổi, xơ mô kẽ phổi. Theo thống kê, có khoảng 10-20% số người bị viêm khớp dạng thấp phát triển bệnh phổi mạn tính trong tương lai.

  • Khó thụ thai

Thống kê cho thấy, 25% phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp gặp khó khăn trong việc thụ thai. Những sản phụ bị viêm khớp dạng thấp cũng có nguy cơ sinh non tăng cao hơn bình thường.

  • Gây biến dạng khớp, giảm hoặc mất khả năng vận động

Bệnh viêm khớp dạng thấp gây hủy hoại nhiều khớp với tính chất đối xứng, khiến người mắc vô cùng đau đớn khi vận động. Nếu không có biện pháp khắc phục đúng cách thì tổn thương ở sụn khớp sẽ ngày càng nghiêm trọng, các khe khớp dần hẹp lại, đầu xương dính với nhau gây biến dạng khớp, mất chức năng vận động, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế.

Viem-khop-dang-thap-co-the-gay-bien-chung-tren-tim-mach.webp

Viêm khớp dạng thấp có thể gây biến chứng trên tim mạch

Tại sao viêm khớp dạng thấp thường gặp ở phụ nữ?

Trong 100 người thì có 3 người bị viêm khớp dạng thấp và cứ 4 người mắc thì có 3 người là nữ giới. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp khi phụ nữ đến tuổi trung niên là do:

  • Sự thay đổi nồng độ hormone: Nhiều nghiên cứu được thực hiện cho thấy, việc thay đổi hormone estrogen sau khi mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, những phụ nữ chưa bao giờ sinh con có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Quá trình sinh nở và lão hóa: Giai đoạn mang thai, sinh nở khiến phụ nữ mất đi một lượng canxi lớn. Bên cạnh đó, sau 30 tuổi, phụ nữ bắt đầu bước vào thời kỳ lão hóa với tốc độ nhanh hơn, từ đó khiến các khớp dễ bị viêm. Đến giai đoạn tiền mãn kinh, quá trình này xảy ra vô cùng nhanh khiến nữ giới có nguy cơ mắc bệnh về xương khớp cao, trong đó có viêm khớp dạng thấp. 
  • Thói quen đi giày cao gót: Phụ nữ có thói quen mang giày cao gót, điều này vô tình làm tăng sức ép lên đầu gối thêm khoảng 25%. Khi đầu gối phải chịu áp lực trong thời gian dài sẽ bị căng cơ, dẫn tới đau nhức và dễ mắc viêm khớp dạng thấp.

Thoi-quen-di-giay-cao-got-co-the-lam-tang-nguy-co-mac-viem-khop-dang-thap-o-nu-gioi.webp

Thói quen đi giày cao gót có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp ở nữ giới

Phương pháp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bác sĩ cần dựa vào kết quả của các xét nghiệm sau đây:

Xét nghiệm

Các bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm bao gồm:

  • Công thức máu: Kiểm tra mức độ hồng cầu và hemoglobin. Nếu nồng độ thấp, có thể bạn bị thiếu máu. Đây là một trong những triệu chứng người bị viêm khớp dạng thấp mắc phải. 
  • Tốc độ lắng của tế bào máu (ESR): Đặt mẫu máu vào một ống nghiệm và để các tế bào hồng cầu chìm xuống. Nếu các tế bào tụ lại nhanh hơn so với thời gian dự kiến có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm. 
  • Protein phản ứng C (CRP): Đây là protein tạo ra ở gan thường tăng lên khi cơ thể xuất hiện tình trạng viêm. 
  • Yếu tố dạng thấp (RF): Khoảng 50% số người bị viêm khớp dạng thấp dương tính với kháng thể RF trong máu. Tuy nhiên, khoảng 1 trong 20 người có kết quả dương tính với RF không bị viêm khớp dạng thấp.
  • Anti-CCP: Những người có kết quả xét nghiệm dương tính với kháng thể anti-CCP có nhiều khả năng bị viêm khớp dạng thấp.

Kiểm tra hình ảnh

Bác sĩ có thể phải kết hợp các xét nghiệm hình ảnh sau để kiểm tra tình trạng viêm, tổn thương ở khớp và mức độ tiến triển của bệnh:

  • Chụp MRI: Sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết của khớp.
  • Chụp X-quang: Cung cấp hình ảnh về sự thay đổi vị trí, hình dạng khớp.
  • Siêu âm: Phương pháp này sử dụng sóng âm tần số cao để đưa ra hình ảnh của khớp.

Kiem-tra-hinh-anh-giup-ho-tro-chan-doan-viem-khop-dang-thap.webp

Kiểm tra hình ảnh giúp hỗ trợ chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Giải đáp câu hỏi của người bị viêm khớp dạng thấp

Để điều trị bệnh hiệu quả, hạn chế cơn đau khớp tái phát, người bị viêm khớp dạng thấp cần lưu ý những lời khuyên sau:

Người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?

Các chuyên gia xương khớp cho biết, người mắc viêm khớp dạng thấp nên ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu axit béo Omega-3: Omega-3 giúp cải thiện sức khỏe xương khớp. Bạn có thể chọn các loại thực phẩm giàu Omega-3 như rau xanh (cải mầm, cải xanh, bắp cải, bông cải) hoặc các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá trích,…) giúp hỗ trợ giảm viêm hiệu quả.
  • Các loại gia vị: Một số loại gia vị có tác dụng chống viêm, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp mà người bệnh cần biết đó là: Gừng, tiêu, ớt,…
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Người bị viêm thấp dạng khớp nên tích cực bổ sung chất chống oxy hóa, giúp cơ thể tiêu diệt gốc tự do và chống viêm nhiễm. Những chất chống oxy hóa thường thấy như: Vitamin A, vitamin E, vitamin C, selen... có trong các thực phẩm như: Rau cải xoăn, trà xanh, nghệ,  gừng, các loại hạt như óc chó,…

Bo-sung-thuc-pham-giau-omega-3-giup-ngan-ngua-viem-khop-dang-thap.webp

Bổ sung thực phẩm giàu omega-3 giúp ngăn ngừa viêm khớp dạng thấp

Thực phẩm người bị viêm khớp dạng thấp cần tránh là gì?

Một số thực phẩm người bị viêm khớp dạng thấp cần hạn chế dùng để tránh làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh đó là:

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Bao gồm các loại đồ ăn nhanh như xúc xích, khoai tây chiên hay đồ chiên rán chứa hàm lượng acid béo no cao làm tình trạng viêm trở nên nặng hơn. 
  • Nội tạng động vật, thịt đỏ: Nội tạng động vật như: Gan, lòng, mề, dạ dày,... hay các loại thịt quá giàu protein và chất đạm như: Bò, lươn, trạch,… chứa quá nhiều photpho, nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm gia tăng tình trạng mất xương.  
  • Thực phẩm nhiều đường: Các thực phẩm chứa nhiều đường có khả năng gây tăng cân nhanh chóng, làm tăng áp lực lên khớp xương, dẫn đến biến dạng sụn khớp và gây đau nhức khớp. Không chỉ vậy, đường cũng là tác nhân khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn. 
  • Đồ uống có cồn: Bao gồm rượu, bia có thể làm cản trở hấp thụ canxi và làm thất thoát canxi ra ngoài cơ thể, khiến tình trạng bệnh viêm khớp dạng thấp trở nên nặng hơn.

Han-che-toi-da-do-uong-chua-con-de-giup-tinh-trang-viem-khop-cai-thien-tot-hon.webp

Hạn chế tối đa đồ uống chứa cồn để giúp tình trạng viêm khớp cải thiện tốt hơn

Bị viêm khớp dạng thấp có nên tập luyện thể dục không?

Người bị viêm khớp dạng thấp nên thường xuyên tập thể dục, lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng giúp khớp linh hoạt và tăng khả năng vận động. Nhiều người nghĩ rằng, tập thể dục sẽ khiến trình trạng viêm khớp nghiêm trọng hơn, nhưng điều này không đúng. Ngược lại, thiếu tập thể dục có thể làm cho khớp đau đớn và cứng hơn.

Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên còn hỗ trợ giảm cân và quản lý trọng lượng cơ thể cho người bị viêm khớp dạng thấp. Từ đó, giúp giảm gánh nặng cho khớp và hạn chế cơn đau nhức, sưng tấy tái phát. 

Duy-tri-thoi-quen-tap-the-duc-rat-tot-cho-nguoi-bi-viem-khop-dang-thap.webp

Duy trì thói quen tập thể dục rất tốt cho người bị viêm khớp dạng thấp

Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay

Viêm khớp dạng thấp là bệnh không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa tái phát bằng những phương pháp sau: 

Sử dụng thuốc tây điều trị viêm khớp dạng thấp

Có 5 nhóm thuốc thường được chỉ định trong phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp, đó là:

  • Thuốc giảm đau nhóm NSAIDs

Đa số người bị viêm khớp dạng thấp thường được khuyên dùng thuốc chống viêm không steroid để giảm đau và viêm. Thuốc NSAIDs bao gồm các loại như: Ibuprofen, naproxen, celecoxib... 

  • Thuốc chống viêm corticosteroid

Sử dụng thuốc corticosteroid có thể giúp giảm đau trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, người bệnh nên thận trọng vì sử dụng lâu dài nhóm thuốc này có thể gây tăng cân, loãng xương, đục thủy tinh thể và mỏng da.

  • Thuốc chống thấp khớp (DMARDs) 

Thuốc chống thấp khớp giúp làm giảm nhẹ triệu chứng và làm chậm quá trình tổn thương khớp. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng giảm đáng kể tình trạng đau, sưng và chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tuy nhiên, thuốc chống thấp khớp có thể ảnh hưởng đến gan và tủy xương, vì vậy những người bệnh dùng các loại thuốc này cần xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra sức khỏe gan và tế bào máu.

  • Thuốc sinh học 

Thuốc sinh học giúp điều chỉnh phản ứng sinh học có thể được sử dụng kết hợp với thuốc chống thấp khớp hoặc thay thế với tác dụng làm gián đoạn một số giai đoạn của quá trình dẫn đến viêm khớp dạng thấp.

Tuy nhiên, thuốc sinh học có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và giá thành cũng khá cao. Vì nhược điểm này, thuốc sinh học thường được sử dụng khi methotrexate hoặc các thuốc chống thấp khớp khác không có tác dụng hoặc gây tác dụng phụ nguy hiểm hơn.

  • Chất ức chế Janus Kinase (JAK)

Các enzym JAK là yếu tố quan trọng trong quá trình gây viêm của hệ thống miễn dịch. Khi các enzym JAK liên kết với các tế bào X chúng sẽ kích hoạt tình trạng viêm. Tuy nhiên, khi người bệnh sử dụng các chất ức chế JAK để liên kết với các enzym JAK, chúng sẽ không liên kết được với tế bào X và ngăn chặn lại quá trình viêm.

Chất ức chế JAK đầu tiên được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận đó là tofacitinib. Những người sử dụng chất ức chế JAK điều trị viêm khớp dạng thấp cần được theo dõi rủi ro và tác dụng phụ của thuốc.

Thuoc-sinh-hoc-da-duoc-ung-dung-trong-dieu-tri-viem-khop-dang-thap.webp

Thuốc sinh học đã được ứng dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp theo tây y, nhiều người bệnh lựa chọn giải pháp từ các bài thuốc dân gian giúp cải thiện triệu chứng đau nhức, tăng cường sức khỏe xương khớp, đảm bảo tính an toàn. Một số bài thuốc phổ biến như:

  • Chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt

Theo đông y, lá lốt có tác dụng ôn trung, tán hàn, chỉ thống nên thường được dùng trong một số bài thuốc điều trị đau nhức xương khớp do viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, lá lốt còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau khá tốt.

Cách thực hiện như sau: Phơi khô khoảng 15 - 20g lá lốt, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó cho vào nồi nước đun lấy nước uống trong ngày. Người bệnh nên uống nước lá lốt sau khi ăn lúc còn ấm. 

  • Chữa viêm khớp dạng thấp bằng chìa vôi

Cây chìa vôi giúp giải độc, thanh nhiệt và thông kinh hoạt lạc. Vì vậy, chữa viêm khớp dạng thấp bằng cây chìa vôi là phương pháp được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc đông y và cho hiệu quả tích cực.

Cách thực hiện như sau: Rửa sạch 1 nắm lá chìa vôi rồi vò nát, thêm 1 nắm muối hạt vào chảo sao đến khi nóng đều. Đổ hỗn hợp vào túi vải, buộc kín và chườm trực tiếp lên vùng xương khớp bị sưng đau.

  • Chữa viêm khớp dạng thấp từ lá ngải cứu

Ngải cứu giúp điều hoà khí huyết, giảm đau, giảm viêm, thường được sử dụng để trị đau nhức xương khớp, trong đó có viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, ngải cứu chứa nhiều acid amin và flavonoid giúp kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau.

Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu và 2 muỗng mật ong. Sau đó, rửa sạch lá ngải cứu rồi đem xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt, thêm 2 muỗng mật ong khuấy đều. Chia hỗn hợp này thành 2 phần dùng vào sáng và chiều.

Bai-thuoc-tu-cay-chia-voi-giup-ho-tro-cai-thien-viem-khop-dang-thap.webp

Bài thuốc từ cây chìa vôi giúp hỗ trợ cải thiện viêm khớp dạng thấp 

Phẫu thuật thay khớp nhân tạo

Nếu người mắc đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp mà bệnh không thuyên giảm, bác sĩ có thể phải tiến hành phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật có thể được áp dụng bao gồm cắt bỏ bao hoạt dịch hoặc thay thế toàn bộ khớp, cụ thể:

  • Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ lớp màng bao khớp bị viêm, được gọi là bao hoạt dịch, giúp giảm đau tạm thời cho người bệnh.
  • Thay toàn bộ khớp gối, khớp háng, khớp cổ tay, khớp khuỷu tay là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao, giúp giảm đau và cải thiện chức năng khớp.

Tuy nhiên, phẫu thuật có thể gây biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, chảy máu hoặc hình thành cục máu đông.

Phuong-phap-thay-khop-goi-trong-dieu-tri-viem-khop-dang-thap-co-chi-phi-kha-lon.webp

Phương pháp thay khớp gối trong điều trị viêm khớp dạng thấp có chi phí khá lớn

Sử dụng Hoàng Thấp Linh hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp

Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp được nhiều người tin tưởng lựa chọn vì độ an toàn cao, hiệu quả đã được kiểm chứng rõ ràng. Có thể kể đến một trong những sản phẩm lâu đời hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp, đó là Hoàng Thấp Linh chứa thành phần chính hy thiêm kết hợp với bạch thược, sói rừng, nhũ hương...

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cơ chế giảm đau, chống viêm hiệu quả của hy thiêm tương đương với thuốc piroxicam. Đặc biệt, hy thiêm còn có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch - điều này tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp, ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Hoàng Thấp Linh cải thiện viêm khớp dạng thấp qua cơ chế:

  • Tăng cường miễn dịch, chống tự miễn nhờ thảo dược quý hy thiêm, sói rừng.
  • Sử dụng các chất giảm đau, chống viêm thực vật giúp cải thiện triệu chứng bệnh như nhũ hương, bạch thược.
  • Bảo vệ sụn khớp, ngăn ngừa thoái hóa khớp nhờ bổ sung các dưỡng chất như boron, magie, pregnenolon, L-Carnitine…

Hoang-Thap-Linh-Giai-phap-an-toan-cho-nguoi-bi-viem-khop-dang-thap.webp

Hoàng Thấp Linh - Giải pháp an toàn cho người bị viêm khớp dạng thấp 

dat hang.gif

Phòng ngừa viêm khớp dạng thấp như thế nào?

Để phòng ngừa viêm khớp dạng thấp cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, người mắc cần chú ý những điều sau:

  • Môi trường sống sạch sẽ: Môi trường sống ẩm thấp, thời tiết mưa lạnh cũng có thể ảnh hưởng đến các khớp, lâu dần sẽ dẫn tới bệnh viêm khớp dạng thấp. Vì thế, để phòng ngừa mắc viêm khớp dạng thấp, bạn cần đảm bảo môi trường sống luôn thoáng đãng, khô ráo, sạch sẽ.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa nhiều canxi, uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ hệ xương khớp không bị suy thoái sớm.
  • Duy trì cân nặng phù hợp: Giảm cân nếu thừa cân, béo phì. Giữ trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý sẽ giúp giảm áp lực chèn ép lên khớp xương, từ đó ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Tránh căng thẳng, stress: Giữ tâm lý ổn định, hạn chế căng thẳng, stress để không ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển hormone, từ đó giúp phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Hạn chế mang vác nặng, làm việc sai tư thế: Bạn nên chú ý không làm việc quá sức và dành thời gian nghỉ ngơi. Có thể đứng dậy, đi lại vận động sau 1 – 2 giờ làm việc để giúp xương khớp được thư giãn, nghỉ ngơi.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ: Những đối tượng như người già, người có tiền sử bệnh xương khớp, phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa để chủ động phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm và điều trị hiệu quả.

Kham-suc-khoe-dinh-ky-de-phat-hien-va-dieu-tri-kip-thoi-viem-khop-dang-thap.webp

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời viêm khớp dạng thấp

Tóm lại, viêm khớp dạng thấp gây nhiều triệu chứng tương tự các bệnh lý xương khớp khác. Nếu phát hiện mắc bệnh bạn hãy thăm khám và điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, thay đổi lối sống, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm Hoàng Thấp Linh mỗi ngày.

Tài liệu tham khảo:

https://www.cdc.gov/arthritis/basics/rheumatoid-arthritis.html#:~:text= 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rheumatoid-arthritis/symptoms-causes/syc-20353648 

https://www.nhs.uk/conditions/rheumatoid-arthritis/