Cứng khớp do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm: Viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch, gout, chấn thương,... Triệu chứng cứng khớp có thể gặp ở mọi đối tượng. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và cách cải thiện cứng khớp là việc quan trọng và cần thiết.
Nguyên nhân gây cứng khớp
Cứng khớp là trạng thái khớp khó cử động linh hoạt so với bình thường. Cứng khớp thường xuất hiện ở các khớp cổ tay, khớp ngón tay, khớp đầu gối, khớp khuỷu tay, khớp cổ chân,...
Hiện tượng cứng khớp hay gặp vào buổi sáng do nằm ở một tư thế sau thời gian dài. Đây cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sau:
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn thường gặp, chiếm khoảng 1,5% dân số. Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp là đau, sưng, cứng khớp có đối xứng hai bên. Dấu hiệu cứng khớp trong viêm khớp dạng thấp thường gặp vào buổi sáng sau khi thức giấc.
Viêm khớp dạng thấp gây triệu chứng cứng khớp
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp gây triệu chứng tê cứng khớp, đau khớp, giảm chức năng vận động. Các tổn thương khớp gây thoái hóa khớp thường là tổn thương tại sụn và đĩa đệm.
Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch có vai trò giảm lực ma sát giữa các khớp xương, giúp xương khớp vận động nhẹ nhàng và linh hoạt. Khi bao hoạt dịch bị viêm, khớp bị va chạm với nhau, gây tổn thương sụn và dẫn đến tình trạng cứng khớp kéo dài.
Bệnh gout gây cứng khớp
Gout là bệnh lý thường gặp ở nam giới, gây đau đớn và cứng khớp. Đây là bệnh do tích tụ tinh thể urat tại khớp. Người bệnh thường bị đau đột ngột giữa đêm, cứng khớp gây khó khăn trong việc di chuyển.
Bệnh gout gây đau và cứng khớp cho người mắc
Chấn thương khiến khớp bị cứng
Khi tham gia các hoạt động ngoài trời, hay làm việc nặng nhọc, các khớp dễ bị va chạm do té ngã hoặc chịu tác động của lực quá lớn. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng sưng khớp, cứng khớp.
Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền từ các thành viên trong gia đình có tiền sử mắc bệnh xương khớp cũng là một trong những tác nhân làm tăng nguy cơ bị cứng khớp.
Quá trình lão hóa
Lão hóa khớp thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi. Các khớp chịu áp lực lớn do bị bào mòn theo thời gian, thiếu vi chất nuôi dưỡng và không được điều trị kịp thời dẫn đến thoái hóa khớp, cứng khớp, mất chức năng khớp.
Lão hóa khớp có thể là nguyên nhân gây cứng khớp
Biện pháp chẩn đoán cứng khớp
Các phương pháp chẩn đoán hiện nay có thể xác định được nguyên nhân cứng khớp tương đối chính xác. Một số phương pháp chẩn đoán cứng khớp là:
- Xét nghiệm lâm sàng: Bác sĩ kiểm tra khớp bằng các động tác ấn, gõ và yêu cầu người bệnh thực hiện co duỗi khớp. Thông qua đó có thể xác định được tình trạng, mức độ nặng nhẹ của tổn thương khớp.
- Xét nghiệm cận lâm sàng: Người bệnh được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân cứng khớp bao gồm:
- Xét nghiệm máu kiểm tra tốc độ lắng hồng cầu ERS chẩn đoán tình trạng viêm nhiễm khớp; xét nghiệm máu đánh giá chỉ số peptide citrullinated CCP.
- Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ nhằm xác định cấu trúc hệ xương khớp đã bị tổn thương hay có yếu tố bất thường nào không.
- Xét nghiệm dịch khớp: Một lượng khoảng 2-4ml dịch được hút ra từ nội khớp được dùng để xác định sự viêm nhiễm, yếu tố gây bệnh (vi khuẩn, virus).
- Đo điện tâm đồ: Bệnh về xương khớp thường tiềm ẩn nguy cơ gây nên bệnh tim mạch. Đo điện tâm đồ giúp xác định tình trạng ổn định của tim và ảnh hưởng tới quyết định phẫu thuật xương khớp nếu có.
Đo điện tâm đồ giúp chẩn đoán nguy cơ bệnh tim mạch do cứng khớp
Bị cứng khớp có nguy hiểm không?
Ở giai đoạn sớm, cứng khớp có thể không nguy hiểm, chỉ cần thay đổi chế độ sinh hoạt hay dinh dưỡng đơn thuần để giảm triệu chứng bệnh.
Ở giai đoạn sau, cứng khớp trở thành triệu chứng bệnh lý và có mức độ nguy hiểm nhất định.
Một số biến chứng có thể gặp phải khi bị cứng khớp là:
- Giảm khả năng vận động: Cứng khớp ở tay sẽ gây khó khăn trong việc cầm nắm, bê đẩy. Cứng khớp ở chân sẽ gây khó khăn trong việc di chuyển, đi lại. Theo thời gian làm giảm chức năng vận động linh hoạt của người bệnh.
- Teo cơ khớp, biến dạng khớp: Vị trí khớp bị cứng sẽ giảm vận động, hậu quả là làm máu kém lưu thông, giảm chất dinh dưỡng nuôi dưỡng khớp gây teo cơ, dính khớp, mất khả năng vận động hoặc tàn phế.
- Ảnh hưởng tới tim mạch: Tim mạch thường được cho là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh về xương khớp. Các biến chứng tim mạch nguy hiểm là hở van tim, rối loạn nhịp tim,... Với những người đã mắc các bệnh tim mạch trước đó, cần thăm khám xương khớp thường xuyên hơn để dự phòng biến chứng này.
Cứng khớp có thể gây ảnh hưởng tới tim mạch
Điều trị cứng khớp như thế nào?
Cứng khớp được điều trị theo y học hiện đại bằng cách sử dụng thuốc, phẫu thuật, biện pháp bổ trợ:
- Thuốc: Các thuốc điều trị triệu chứng cứng khớp thường là thuốc giảm đau paracetamol, thuốc giảm đau nhóm NSAIDs, thuốc corticoid chống viêm (dạng uống, tiêm), thuốc kháng sinh khi có nhiễm khuẩn,...
- Phẫu thuật: Các lựa chọn có thể bao gồm: Phẫu thuật nội soi khớp, phẫu thuật thay khớp, phẫu thuật chọc dịch khớp,... Tùy vào nguyên nhân, tình trạng bệnh và sức khỏe của người mắc, bác sĩ sẽ chọn loại phẫu thuật phù hợp.
- Biện pháp bổ trợ: Chườm lạnh giảm đau, chườm ấm giúp lưu thông máu, tắm bùn khoáng, xoa bóp, châm cứu, trị liệu thần kinh cột sống,... là những liệu pháp người bị cứng khớp có thể tham khảo.
Cách phòng ngừa bệnh cứng khớp hiệu quả
Cứng khớp có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp sau đây:
- Tập thể dục thường xuyên: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe kết hợp với các bài tập yoga, thiền, aerobic nhằm tăng sức khỏe cơ bắp và độ dẻo dai của xương khớp.
- Chế độ ăn ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin (rau, quả), canxi (trứng, sữa), omega-3 (cá hồi, cá thu, dầu đậu nành). Tránh các thực phẩm nhiều muối, đường, mỡ động vật.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nguyên nhân và nguy cơ biến chứng từ cứng khớp.
- Tư thế ngủ thoải mái, ngon giấc, không mặc đồ ngủ quá chật, không sử dụng các thiết bị di động trước khi ngủ, giữ phòng ấm và thoáng khí. Sau khi ngủ dậy, bạn không nên tiếp đất bằng chân không vì việc gặp lạnh đột ngột có thể làm tăng thêm tình trạng cứng khớp. Vận động nhẹ nhàng trước khi rời khỏi giường cũng là một cách giúp giảm cứng khớp buổi sáng.
Một giấc ngủ ngon giúp cải thiện sức khỏe hệ xương khớp
Các bài tập cho người bị cứng khớp
Tùy theo vị trí khớp bị tê cứng, các bài tập dành cho người cứng khớp bao gồm:
- Bài tập kéo dài gót chân và bắp chân: Người thực hiện cần đứng song song với tường, đặt hai tay vuông góc với tường. Chân trái di chuyển ra sau, gập gối chân phải, lưng giữ thẳng, tư thế giống như đang đẩy vật. Thực hiện đổi bên tương tự sau khi giữ tư thế trong 1 phút.
- Bài tập duỗi cơ tứ đầu: Chống hai tay và hai mũi bàn chân xuống thảm tập, sao cho cơ thể tạo thành một đường thẳng. Kéo gối chân phải lên đến khi cảm thấy căng cơ tứ đầu. Tư thế của bài tập này giống với tư thế leo núi.
- Bài tập duỗi cánh tay: Cánh tay trái giơ thẳng ra trước, song song với nền nhà. Lòng bàn tay trái để ngửa và gập xuống 90 độ. Tay phải nắm vào bàn tay trái, giữ tư thế này trong 1 phút, sau đó đổi tay.
- Bài tập khớp cổ vai gáy: Cúi đầu ra trước, đưa về tư thế thẳng, ngửa đầu ra sau. Nghiêng đầu sang trái, đưa về tư thế thẳng rồi nghiêng đầu sang phải. Thực hiện 6 lần mỗi động tác.
Hoàng Thấp Linh - Giải pháp từ thảo dược tự nhiên hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa bệnh cứng khớp
Tình trạng cứng khớp được cải thiện đáng kể bằng các phương pháp tây y, đông y. Hiện nay, các phương pháp cải thiện xương khớp bằng thảo dược cũng rất được quan tâm. Trong đó, Hoàng Thấp Linh là thực phẩm bảo vệ sức khỏe nổi bật được nhiều người tin tưởng.
Hoàng Thấp Linh giúp cải thiện và phòng ngừa cứng khớp hiệu quả
Các thành phần thảo dược chính có trong sản phẩm Hoàng Thấp Linh là:
- Hy thiêm: Hy thiêm được nghiên cứu tại trường đại học Dược Hàn Quốc hồi tháng 11/2001 về khả năng ức chế kháng thể IgE - một tác nhân gây dị ứng. Một nghiên cứu khác: Khi chiết xuất hy thiêm, người ta phân lập được hoạt chất kirenol có tác dụng giảm đau rất tốt tại khớp. Như vậy, hy thiêm được sử dụng với mục đích giảm đau, chống dị ứng và chống viêm cho xương khớp.
- Bạch thược: Thành phần JCICM-6 trong bạch thược có tác dụng chống viêm. Ngoài ta, các glycosid có trong thảo dược giúp ức chế thần kinh trung ương giúp giảm đau. Phối hợp bạch thược với hy thiêm sẽ làm tăng tác dụng chống viêm trên xương khớp.
- Bên cạnh đó, Hoàng Thấp Linh còn chứa các thảo dược sói rừng, nhũ hương giúp điều hòa miễn dịch, giảm triệu chứng cứng khớp trong các bệnh lý tự miễn. Sự có mặt của nhũ hương giống như một “cầu dẫn” đưa chất dinh dưỡng nuôi dưỡng khớp, tăng cường lưu thông khí huyết.
Các thành phần khác trong Hoàng Thấp Linh đóng vai trò cung cấp chất dinh dưỡng (acid amin, vi khoáng) cho xương khớp bao gồm: L-carnitine, magie, pregnenolone, boron,...
Sản phẩm Hoàng Thấp Linh được nhiều chuyên gia đầu ngành giới thiệu trong hội thảo như: “Hội thảo về phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp” tổ chức tại bệnh viện Bạch Mai. Sản phẩm đã khẳng định được khả năng hỗ trợ giảm đau, giảm sưng cứng khớp, đẩy nhanh quá trình phục hồi, dự phòng được các bệnh xương khớp mà không gây tác dụng phụ.
Sản phẩm Hoàng Thấp Linh được nghiên cứu tác dụng tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện E Hà Nội. Kết quả cho thấy được các tác dụng điều hòa hệ thống miễn dịch, bảo vệ mô khớp, giảm sưng đau và cải thiện khả năng vận động khớp.
Cùng nghe chuyên gia Hồ Bá Do trả lời câu hỏi: “Dùng sản phẩm Hoàng Thấp Linh thay thế thuốc tây y được không?” như sau: “Sản phẩm tác động đến hệ miễn dịch, giúp giảm đau khớp, cứng khớp, không gây tác dụng phụ”. Sau đây là video tham khảo của vấn đề trên:
Chia sẻ từ chú Đỗ Hữu Tâm đã cải thiện được tình trạng đau khớp, cứng khớp sau một thời gian sử dụng sản phẩm Hoàng Thấp Linh: “Qua chương trình kết nối trên đài, tôi nghe một chuyên gia giới thiệu sản phẩm Hoàng Thấp Linh. Dùng đến hộp thứ ba, cơn đau của tôi giảm hẳn”. Mời bạn đọc xem video chi tiết chia sẻ của chú Đỗ Hữu Tâm tại đây:
Tóm lại, cứng khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn cần thăm khám sức khỏe thường xuyên để kiểm soát và phát hiện kịp thời các bệnh lý về xương khớp. Bên cạnh đó, đừng quên sử dụng sản phẩm Hoàng Thấp Linh mỗi ngày cho hiệu quả phục hồi các tình trạng đau cứng khớp rất hiệu quả.
Mọi thắc mắc về cứng khớp và sản phẩm Hoàng Thấp Linh xin vui lòng liên hệ qua (Zalo/ Viber): 0902207112 để nhận được tư vấn bạn nhé.
Nguồn tham khảo:
https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/stiffness
https://www.healthline.com/health/rheumatoid-arthritis/arthralgia