Nếu như trước kia, thoái hóa xương khớp thường xảy ra ở những người ngoài tuổi 50, thì hiện nay số người trẻ tuổi gặp phải tình trạng này đang ngày càng gia tăng. Thoái hóa xương khớp không chỉ gây đau nhức, ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn hạn chế khả năng vận động khớp của người mắc. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả, an toàn mời các bạn cùng theo dõi thông tin hữu ích trong nội dung bài viết dưới đây.

Thế nào là thoái hóa xương khớp?

Thoái hóa xương khớp là tình trạng tổn thương sụn, xương dưới sụn và giảm thiểu chất lượng dịch khớp. Khi xương khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, xù xì, có thể trơ ra đầu xương dưới sụn; đồng thời, vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm, xuất hiện tình trạng đau nhức, sưng tấy. Triệu chứng chính của thoái hóa xương khớp là đau nhức, cơn đau thường âm ỉ và trở nên nặng hơn vào buổi tối, hoặc khi co duỗi các khớp. Ngoài ra, người mắc có cảm giác khớp xương bị cứng lại sau khi nghỉ ngơi, nhưng thường sẽ giảm sau một vài phút vận động.

Thoái hóa xương khớp càng nặng thì cảm giác đau hoặc cứng khớp càng dai dẳng hơn. Khớp có thể bị sưng, các cơ xung quanh trở nên mỏng hoặc yếu đi, gây khó khăn khi vận động. Các triệu chứng này rất đa dạng, diễn biến thất thường, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, người mắc có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như:

- Teo cơ do ít vận động.

- Có tiếng lạo xạo khi khớp cử động.

- Tràn dịch làm vùng khớp bị tổn thương sưng to.

>>> XEM THÊM: Tìm hiểu về ưu điểm của thuốc đông y trị đau nhức xương khớp

Các loại thoái hóa xương khớp thường gặp

Thoái hóa có thể xuất hiện ở bất kỳ khớp xương nào trên cơ thể, một số vị trí thường xảy ra tình trạng này bao gồm:

Thoái hóa xương khớp bả vai

Thoái hóa xương bả vai có thể xảy ra ở bất kỳ ai, tuy nhiên phổ biến hơn cả là vận động viên cử tạ, cầu lông, golf, bóng bàn, bơi lội,… Ngoài ra, người làm việc khuân vác, quai búa, gò, hàn… và cả những bà nội trợ thường xuyên xách đồ nặng cũng dễ bị tổn thương vùng vai, cần phải điều trị thoái hóa khớp vai. Bên cạnh đó, dân văn phòng ngồi lâu bên máy tính, ít vận động cũng khiến xương bả vai nhanh chóng xuống cấp, lâu dần dẫn đến thoái hóa.

Những cơn đau nhức xuất hiện ở phần xương bả vai phần lớn là do các chấn thương vùng đốt sống cổ hoặc do khớp vai được dùng quá nhiều, dẫn đến hao mòn sụn khớp. Theo thời gian, với sự hủy hoại của tuổi tác, dinh dưỡng cho phần sụn, xương sẽ bị lỏng lẻo và thoái hóa dần diễn ra.

Thoái hóa xương khớp vùng đầu gối

Thoái hóa xương đầu gối là tình trạng mất cân bằng sinh học và cơ học dẫn đến tổn thương sụn khớp gối, xương dưới sụn, từ đó sinh ra các phản ứng sưng, viêm, giảm tiết dịch khớp gối. Khi xảy ra tình trạng thoái hóa xương đầu gối, sụn khớp bị hao mòn dần dần tới mức không thể che phủ toàn bộ đầu xương dẫn đến tình trạng cọ xát giữa xương đùi và xương chày gây đau.

Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay

Bệnh thường tác động lên vùng gốc của ngón cái và đốt ngón tay, hình thành các nốt cứng, gồ ghề và cong nhẹ. Lúc này, bàn tay bị cứng lại, có tiếng rắc rắc khi cử động. Các động tác nắm, co duỗi tay khó thực hiện.

Thoái hóa khớp gót chân

Thoái hóa gót chân có thể xảy ra ở dưới gót hoặc phía sau gót, gây ra đau nhức, đau tăng khi vận động bàn chân, đi đứng, chạy nhảy. Vào buổi sáng thức dậy, bệnh nhân có thể bị cứng khớp, khó cử động gót chân. Thoái hóa xương gót chân nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến biến dạng gót chân, hạn chế vận động, ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.

Thoái hóa khớp cùng chậu

Khớp cùng chậu có lớp sụn bao phủ đầu xương giúp xương cùng và xương cánh chậu di chuyển dễ dàng, giảm sự ma sát và tì đè lên mặt xương. Vị trí của khớp này nằm ở phía sau, giữa hai mông, là nơi tiếp giáp với xương cùng cụt (dưới cột sống thắt lưng) và phía sau của hai xương cánh chậu. Thoái hóa xương chậu là tình trạng tổn thương sụn khớp cùng chậu do chấn thương hay do sụn khớp bị ăn mòn theo thời gian khiến lớp sụn ngày càng bị phá hủy và để lộ ra các xương dưới sụn. Khi đó, các đầu xương (xương cùng và xương cánh chậu) ma sát vào nhau khi vận động và gây đau.

Thoái hóa khớp cột sống

Cột sống kéo dài từ hộp sọ đến xương chậu, có vai trò như 1 trục hỗ trợ nâng đỡ cơ thể và bảo vệ các dây thần kinh cột sống. Thoái hóa xương cột sống là tình trạng lão hóa của xương khớp.

- Thoái hóa xương cột sống cổ: Người bệnh có biểu hiện đau nhức cổ, cứng cổ, khó khăn khi vận động cổ. Các cơn đau xuất hiện đột ngột với mức độ nặng, kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày. Triệu chứng đau có thể lan xuống 1 bên vai hoặc cánh tay. Nguy cơ dẫn đến tê, yếu liệt bả vai, cánh tay, ngón tay, mất cảm giác đôi bàn tay.

- Thoái hóa xương cột sống thắt lưng: Người bệnh có biểu hiện đau thắt lưng âm ỉ kéo dài trong nhiều tuần. Cơn đau tăng khi người bệnh ngồi trong thời gian dài, thực hiện các tư thế cong, xoay người hoặc nâng vác đồ vật. Khi vào giai đoạn nặng, các cơn đau có thể lan xuống chân, gây tê liệt, yếu chân, khiến người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển.

>>> XEM THÊM: Ghi sổ ngay 5 cách trị đau nhức xương khớp tại nhà hiệu quả sau đây!

Nguyên nhân gây thoái hóa xương khớp do đâu?

Thoái hóa xương khớp liên quan chặt chẽ đến vấn đề tuổi tác, càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác gây ra, cụ thể như sau:

- Sự lão hóa về tuổi tác: Những người lớn tuổi thường có mức độ tái tạo sụn khớp giảm hoặc mất hẳn. Ngoài ra, chất lượng sụn khớp cũng kém dần, điều này ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, sự dẻo dai và vấn đề liên kết giữa 2 đầu xương. Chính vì thế mà các khớp xương của người già hay bị yếu, hoạt động kém.

- Những chấn thương do tập luyện, tai nạn, lao động quá sức hay tác động lực quá mạnh cũng gây tổn thương xương khớp và đẩy nhanh quá trình thoái hóa.

- Lười vận động, sai tư thế: Thói quen ngồi một chỗ, lười vận động hay ngồi sai tư thế trong thời gian dài có thể khiến các khớp tổn thương, dần thoái hóa và “lệch chuẩn”, cột sống mất sự vững chắc,… Tình trạng này thường xảy ở những người làm việc văn phòng hoặc lao động nặng nhọc với tư thế sai khiến cột sống mất đường cong sinh lý, cả cơ thể gập về phía trước.

- Làm việc nặng nhọc: Mang vác vật nặng, chạy nhảy hay thực hiện các thao tác nặng nhọc có thể khiến xương khớp bị tổn thương. Nếu tình trạng lặp lại nhiều lần sẽ khiến tốc độ thoái hóa khớp tăng lên nhanh chóng.

- Thừa cân, béo phì: Khi cơ thể thừa cân sẽ tạo áp lực lớn lên xương khớp. Điều này làm khớp gối, cột sống phải hoạt động nhiều và chịu tổn thương nặng hơn, khiến tốc độ thoái hóa bị đẩy nhanh.

- Dị dạng khớp bẩm sinh: Nếu người bệnh khi sinh ra đã có các bất thường bẩm sinh về xương khớp hoặc gặp chấn thương lúc còn nhỏ thì sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp.

- Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá,…

- Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Thiếu canxi, magie; nhiều dầu mỡ,…

- Chế độ tập luyện thể dục, thể thao quá sức hoặc không đúng phương pháp.

Bên cạnh các nguyên nhân phổ biến như trên, thoái hóa xương khớp còn có thể xảy ra do tác nhân vi khuẩn gây bệnh như: Nhiễm khuẩn do vi khuẩn lậu, vi khuẩn lao, các loại vi rút truyền nhiễm,…

>>> XEM THÊM: Khi bị đau nhức xương khớp nên kiêng ăn gì để nhanh chóng cải thiện vận động?

Điều trị thoái hóa xương khớp như thế nào?

Sử dụng thuốc tây và các bài thuốc từ dân gian là những phương pháp điều trị thoái hóa xương khớp phổ biến hiện nay:

Thuốc tây điều trị thoái hóa xương khớp

Hiện nay, để hỗ trợ điều trị thoái hóa xương khớp và giảm tình trạng đau nhức, sưng viêm, người bệnh thường được chỉ định các loại thuốc giảm đau và thuốc chống viêm.

Tuy nhiên, cần lưu ý đến một số mặt hạn chế của phương pháp này như: Thuốc giảm đau tuy đem lại hiệu quả nhưng thường không lâu dài, nếu ngừng thuốc người bệnh sẽ bị đau lại; với thuốc chống viêm sử dụng trong thời gian dài dễ gây tích nước, teo cơ và tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường, tim mạch. Do vậy, khi người bệnh sử dụng cần có sự theo dõi sát sao của các chuyên gia để hạn chế tác dụng phụ và đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

Chữa thoái hóa xương khớp từ bài thuốc dân gian

Một số bài thuốc dân gian được ứng dụng trong điều trị thoái hóa xương khớp bao gồm:

- Sử dụng tinh bột nghệ chữa thoái hóa xương khớp: Tinh bột nghệ rất giàu curcumin, có tác dụng chống viêm, tiêu sưng rất tốt đối với người bệnh thoái hóa xương khớp. Bạn chỉ cần lấy một cốc nước cho vào nồi, đun sôi. Sau đó, cho tinh bột nghệ vào, khuấy đều rồi đun thêm 10 phút. Để nguội và dùng hết trong vòng 4h.

- Rượu hạt mè chữa thoái hóa xương khớp: Dùng 100g hạt mè đem rang đều cho vàng thơm rồi giã nhuyễn, cho vào hũ ngâm với 1 lít rượu trắng ngon. Ngâm thuốc càng lâu thì càng đem lại hiệu quả cao, mỗi lần uống chừng 10ml, ngày uống 2 lần, như vậy sẽ chữa bệnh thoái hóa xương khớp rất tốt.

- Chữa thoái hóa xương khớp bằng lá mơ lông: Lá mơ lông có khả năng trị đau mỏi các khớp chân tay, trị phong tê thấp rất hay nên thường được sử dụng để giúp cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp. Dùng khoảng 30-50g lá hoặc rễ cây mơ lông, đem sắc với gừng rồi chia ra 2 phần, 1 phần dùng để xoa bóp xương khớp bị đau hàng ngày, phần còn lại cho chút đường vào uống. Kiên trì kết hợp uống và xoa như vậy sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất cho người bị thoái hóa xương khớp.

>>> XEM THÊM: Bị sưng khớp cổ chân làm thế nào cho mau hết?

Biện pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa xương khớp hiệu quả, an toàn từ sản phẩm thảo dược

Thoái hóa xương khớp không chỉ gây đau nhức ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày. Nếu không có biện pháp khắc phục đúng cách, người mắc sẽ có nguy cơ phải đối diện với biến chứng nghiêm trọng như teo cơ, tàn phế, mất chức năng vận động. Vì thế, để khắc phục tình trạng này, việc khắc phục tình trạng đau nhức thôi chưa đủ mà quan trọng hơn là cần phải bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp từ bên trong, giúp điều hòa hệ miễn dịch, tăng cường năng lượng tế bào, chống thoái hóa các tổ chức, trong đó có các khớp xương. Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công sản phẩm Hoàng Thấp Linh có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, với thành phần chính hy thiêm, kết hợp với cao sói rừng, bạch thược, nhũ hương có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị, giúp giảm triệu chứng sưng đau, tăng cường vận động khớp, phòng ngừa, ngăn chặn thoái hóa xương khớp tái phát.

 Hoang-Thap-Linh-Ho-tro-cai-thien-benh-dau-nhuc-xuong-khop-o-nguoi-tre.webp

Hoàng Thấp Linh – Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bị thoái hóa xương khớp

Hoàng Thấp Linh chứa thành phần chính hy thiêm - thảo dược có đặc tính bảo vệ màng bao dịch khớp, giảm đau, chống viêm tại chỗ rất mạnh. Theo đông y, hy thiêm có vị đắng, tính hàn, quy vào 2 kinh can, thận, nên ngoài tác dụng trừ phong thấp, lợi gân cốt, chữa tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, loài cây này còn giúp an thần, hạ huyết áp, bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, hy thiêm có khả năng tăng cường sức đề kháng, điều hòa miễn dịch và giúp tăng cường năng lượng cho các tế bào, từ đó chống thoái hóa các tổ chức, bao gồm cả khớp xương. Trong một chứng minh về hoạt động chống viêm và giảm đau tại chỗ của hy thiêm, các nhà nghiên cứu nhận thấy: Hoạt chất phân lập từ cây hy thiêm – gọi là kirenol có tác dụng kháng viêm và giảm đau tại chỗ đặc biệt hiệu quả.

Khi hy thiêm được phối hợp với các thành phần khác trong sản phẩm như: Cao sói rừng, bạch thược, nhũ hương,… sẽ càng tăng tác dụng giảm triệu chứng sưng đau, tăng cường vận động khớp, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn bệnh tái phát, phòng ngừa biến chứng hiệu quả. Cụ thể:

- Sói rừng: Theo y học cổ truyền, sói rừng có vị cay, tính bình, quy vào 2 kinh can, thận. Thảo dược này được xem là vị thuốc quý có tác dụng giúp giải độc, giảm đau, kháng khuẩn, điều hòa miễn dịch, giải trừ các bệnh về khớp, trong đó có thoái hóa xương khớp.

- Bạch thược: Vị đắng chua, hơi chát, quy vào 3 kinh can, tỳ, phế, giúp bình can, chỉ thống, thường được dùng để giảm đau lưng, ngực, chân tay nhức mỏi, từ đó giúp cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp hiệu quả.

- Nhũ hương: Vị hơi đắng, cay, mùi thơm, tính hơi ấm, giúp điều khí, hoạt huyết. Nhũ hương khi phối hợp với các loại thuốc như hy thiêm, bạch thược, sói rừng,… có tác dụng làm giảm sưng viêm và nhanh lành các tổn thương ở xương, khớp.

- Pregnenolone: Đây là một tiền hormone chiết xuất từ thiên nhiên. Pregnenolone đã được sử dụng trong hỗ trợ điều trị viêm khớp và giúp ngăn chặn viêm, sưng khớp từ những năm 1940.

- L-carnitine: L-carnitine có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa xương và cải thiện thuộc tính cấu trúc vi mô của xương. Ngoài ra, thành phần này còn giúp  giảm các gốc tự do, cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm do thoái hóa xương khớp. Đồng thời, L-carnitine còn có khả năng xoa dịu những căng thẳng, giảm mệt mỏi, tăng cường sinh lực cho cơ thể, giúp người mắc luôn cảm thấy khỏe mạnh hơn.

- Magnesi (dưới dạng magnesium carbonate): Giúp điều hoà các hoạt động thần kinh và hệ cơ. Sự có mặt của magnesium cần thiết cho sự hấp thu của calci, phospho, natri, kali (và một số vitamin nhóm B) trong cơ thể, giúp cho hệ xương luôn chắc khỏe, chống mệt mỏi, suy nhược và ngăn chặn viêm, thoái hóa xương khớp.

Qua nghiên cứu cũng như thực tiễn lâm sàng cho thấy, Hoàng Thấp Linh không gây tương tác thuốc và luôn nhận được sự tin tưởng từ giới chuyên gia. Vì thế, người bị thoái hóa xương khớp có thể sử dụng lâu dài mà không cần lo lắng về tác dụng phụ. Rất nhiều khách hàng đã sử dụng Hoàng Thấp Linh chia sẻ sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:

- Sau 3 - 4 tuần: Người mắc cảm thấy các cơn đau đã được hạn chế, cơ thể đỡ mệt mỏi hơn, sức khỏe toàn trạng nâng lên, tinh thần thoải mái.

- Sau 1 - 2 tháng: Các cơn đau đã được kiểm soát, tay chân đỡ nhức mỏi, người dùng thấy dễ chịu, ăn ngủ tốt hơn.

- Sau 3 - 6 tháng sử dụng: Tình trạng đau nhức đã không còn, các triệu chứng như sưng, nóng, đỏ, đau, cứng khớp đã được đẩy lùi, không bị tái phát. Người dùng đi lại, vận động dễ dàng, ăn uống tốt, cơ thể khỏe mạnh, vui tươi.

Bài viết trên đây đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về bệnh thoái hóa xương khớp cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả, an toàn. Hãy sử dụng Hoàng Thấp Linh mỗi ngày để nâng cao sức khỏe xương khớp, bạn nhé!

Kinh nghiệm cải thiện tình trạng viêm khớp dạng thấp sau khi dùng Hoàng Thấp Linh

Bị viêm khớp dạng thấp từ những năm 1976, chú Đỗ Hữu Tâm (SN 1956, trú tại tổ 22, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã phải trải qua quãng thời gian vô cùng khổ sở vì các cơn đau khớp, cứng khớp hành hạ vì căn bệnh viêm khớp dạng thấp. Thế nhưng nhờ sử dụng Hoàng Thấp Linh mà tình trạng đau nhức xương khớp đã được cải thiện, sức khỏe chú Tâm cũng có nhiều chuyển biến tích cực hơn. Mời các bạn cùng theo dõi chia sẻ của chú Tâm trong video sau: 

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm điều trị viêm khớp của người khác TẠI ĐÂY.

Đánh giá của chuyên gia

Mời bạn cùng lắng nghe những đánh giá cụ thể của chuyên gia Mai Thị Minh Tâm về tác dụng của Hoàng Thấp Linh trong nội dung video sau đây: