Đau khớp ngón tay là tình trạng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, thiếu canxi, bệnh gout... Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về nguyên nhân và phương pháp cải thiện tình trạng đau khớp ngón tay.  

Vì sao lại đau khớp ngón tay?

Đau khớp ngón tay là có thể triệu chứng của một số bệnh lý về xương khớp, chấn thương… Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến đau khớp ngón tay:

Thoái hóa khớp

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra triệu chứng đau khớp ngón tay là thoái hóa khớp. Quá trình thoái hóa là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể, thường gặp ở độ tuổi từ 40 trở lên. Tình trạng thoái hóa khớp lâu ngày sẽ dẫn đến bào mòn sụn, nứt gãy khớp, hình thành gai xương… Điều này sẽ làm người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội, đặc biệt đau khớp ngón tay sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc cử động, cầm nắm đồ vật... 

Thoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân gây đau khớp ngón tay

Thoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân gây đau khớp ngón tay

Viêm khớp dạng thấp

Đau khớp ngón tay có thể là triệu chứng của viêm khớp dạng thấp. Thông thường các biểu hiện của viêm khớp dạng thấp thường đi kèm sưng tấy, đau nhức, cứng khớp, run rẩy... Các triệu chứng có thể trở nặng hơn theo thời gian, gây khó khăn trong việc cầm nắm, sinh hoạt hàng ngày.

Thiếu canxi

Tình trạng thiếu canxi sẽ làm giảm mật độ xương, gây loãng xương, gãy xương, tăng nguy cơ thoái hóa sụn khớp. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh vì khi đó các hormon nội tiết suy giảm. Đau khớp ngón tay và tê đầu ngón tay là những triệu chứng điển hình ở người bị thiếu canxi.

Bệnh gout

Triệu chứng đau khớp ngón tay kèm theo đó là chỉ số acid uric máu tăng cao là dấu hiệu cảnh báo bệnh gout. Cơn đau khớp do gout gây ra thường có tính chất dữ dội và có thể tái phát nhiều lần. Tuy nhiên, vị trí khớp hay bị gout nhất là ở ngón chân cái, còn khớp ngón tay ít gặp hơn.

Hội chứng De Quervain

Hội chứng De Quervain là tình trạng viêm bao gân cơ ngón tay cái. Triệu chứng đau không chỉ xảy ra ở ngón tay mà còn xuất hiện ở cổ tay, cánh tay. Nguyên nhân có thể do vận động thường xuyên và liên tục cổ tay. Phụ nữ có nguy cơ bị hội chứng De Quervain cao hơn nam giới.

Đau khớp ngón tay do hội chứng De Quervain

Đau khớp ngón tay do hội chứng De Quervain

>>> XEM THÊM: Sưng khớp: Nguyên nhân và cách cải thiện bệnh nhanh chóng

Yếu tố nguy cơ gây đau khớp ngón tay

Một số yếu tố nguy cơ gây đau khớp ngón tay bao gồm:

  • Giới tính: Thống kê cho thấy nữ giới có nguy cơ bị đau khớp ngón tay cao hơn nam giới.
  • Tính chất công việc: Người thường làm các công việc liên quan đến cử động khớp tay như may vá, thêu thùa hoặc công việc nhà có tỷ lệ đau khớp ngón tay nhiều hơn.
  • Yếu tố gia đình: Di truyền được coi là một trong những yếu tố nguy cơ gây đau khớp ngón tay khó loại bỏ nhất. 
  • Chấn thương: Va chạm gây gãy xương, tổn thương khớp ngón tay, giãn dây chằng, bong gân có thể là nguyên nhân gây đau ngón tay.

Phương pháp điều trị đau khớp ngón tay

Tùy vào mức độ đau khớp ngón tay và khả năng đáp ứng của cơ thể mà người bệnh có thể lựa chọn phương pháp phù hợp. Một số phương pháp điều trị đau khớp ngón tay hiện nay có thể kể đến như:

Điều trị đau khớp ngón tay bằng thuốc

Sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng đau khớp ngón tay là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Một số loại thuốc giảm đau thường dùng, đó là:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs): Các thuốc thường được chỉ định là aspirin, ibuprofen, meloxicam... giúp giảm đau, giảm viêm khớp hiệu quả. Tuy nhiên, cần thận trọng trước khi sử dụng NSAIDs vì các thuốc này có thể ảnh hưởng tới dạ dày và chức năng gan thận. 
  • Corticoid: Có thể dùng đường uống hoặc đường tiêm để giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, không được tự ý sử dụng corticoid vì các thuốc này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như loãng xương, đục thủy tinh thể, hội chứng Cushing…
  • Thuốc giảm đau dạng bôi: Thường dùng là capsaicin, salicylate bằng cách thoa lên vùng khớp bị đau lượng thuốc vừa đủ và xoa bóp nhẹ nhàng.

Có thể thấy, tuy thuốc tây giúp giảm đau nhanh và hiệu quả nhưng thường đi kèm với tác dụng không mong muốn. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian sử dụng để đạt hiệu quả giảm đau khớp ngón tay an toàn. 

Điều trị hỗ trợ

Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ sau để đẩy nhanh quá trình hồi phục đau khớp ngón tay.

  • Chườm lạnh: Người bệnh có thể thực hiện chườm lạnh trực tiếp lên khớp ngón tay bị đau trong khoảng 15 phút và lặp lại sau 3 tiếng. 
  • Splinting: Là biện pháp cố định xương ngón tay bằng cách nẹp, bó tay để hạn chế cử động, giúp khớp nhanh hồi phục. 
  • Châm cứu: Phương pháp châm cứu cũng đem lại hiệu quả giảm đau tương đối tốt nhưng cần được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề và kinh nghiệm, hạn chế nguy cơ gặp phải rủi ro. 
  • Tập luyện các bài tập dành riêng cho khớp ngón tay như bóp bóng, bài tập chạm ngón tay, bài tập nắm đấm, gập căng ngón tay...

Phương pháp châm cứu hỗ trợ giảm đau khớp ngón tay

Phương pháp châm cứu hỗ trợ giảm đau khớp ngón tay

Hoàng Thấp Linh - Giải pháp thảo dược hỗ trợ giảm đau khớp ngón tay hiệu quả

Bên cạnh các phương pháp trên, sử dụng thảo dược hỗ trợ giảm đau khớp ngón tay, nâng cao sức khỏe xương khớp cũng được nhiều người ưa chuộng. Nổi bật trong số các sản phẩm từ thảo dược giúp cải thiện tình trạng đau khớp ngón tay, giảm đau nhức xương khớp, đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh.

Hoàng Thấp Linh là sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược quý (hy thiêm, bạch thược, sói rừng, nhũ hương) cùng các dưỡng chất tự nhiên (L-carnitine, pregnenolone, boron…)

  • Hy thiêm: Là thành phần chính trong Hoàng Thấp Linh có khả năng chống viêm, điều hòa miễn dịch nên rất tốt cho người bị viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp... Hy thiêm đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng giảm đau, chống viêm tương đương với piroxicam.
  • Sói rừng: Sói rừng có tác dụng giảm đau, chống viêm và điều hòa miễn dịch. Thảo dược này được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian cho người mắc bệnh tự miễn, trong đó có viêm khớp dạng thấp.
  • Nhũ hương: Theo y học cổ truyền, nhũ hương được biết đến là thảo dược giúp dẫn thuốc vào cơ thể. Bên cạnh đó, nhũ hương còn có vai trò giảm đau, chống viêm, lưu thông khí huyết rất hiệu quả, từ đó giúp giảm đau nhức, phục hồi khả năng vận động của xương khớp.

Hoàng Thấp Linh đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện E, kết quả cho thấy: 88% người dùng cải thiện tình trạng đau khớp; 75% người dùng cải thiện tình trạng sưng khớp sau khi sử dụng Hoàng Thấp Linh.

Hoàng Thấp Linh hỗ trợ giảm đau khớp ngón tay

Hoàng Thấp Linh hỗ trợ giảm đau khớp ngón tay

Dathang-.gif

Hiệu quả của Hoàng Thấp Linh đã được nhiều chuyên gia xương khớp công nhận và khuyên dùng. GS.TS.BS Phạm Hưng Củng chia sẻ: “Hoàng Thấp Linh có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp do viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp, thoái hóa khớp… Có thể sử dụng Hoàng Thấp Linh lâu dài mà không gây tác dụng phụ”.

Mời bạn lắng nghe chi tiết chia sẻ từ chuyên gia trong video sau:

Tóm lại, đau khớp ngón tay có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trước khi tình trạng đau khớp ngón tay tiến triển nặng, người bệnh nên đi thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, bạn đừng quên sử dụng Hoàng Thấp Linh mỗi ngày để hỗ trợ giảm đau và phòng ngừa đau khớp ngón tay hiệu quả.