Các nguyên nhân gây sưng khớp bao gồm: Tuổi già, di truyền, thừa cân, chấn thương, bệnh lý,... Khi đã xác định được nguyên nhân gây sưng khớp, việc điều trị sẽ đạt hiệu quả cao, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và hạn chế biến chứng có thể xảy ra.
Nguyên nhân sưng khớp
Sưng khớp là hiện tượng các mô mềm quanh khớp bị tăng kích thước bất thường, gây khó chịu cho người bệnh. Hiện tượng sưng khớp thường đi kèm với các triệu chứng: Nóng, đỏ và đau khớp. Một số nguyên nhân sưng khớp thường gặp là:
Yếu tố tuổi già
Tuổi già là thời điểm diễn ra các quá trình lão hóa trong cơ thể. Không chỉ xương khớp, các cơ quan như tim mạch, thận, gan, phổi cũng bắt đầu thoái hóa và mắc bệnh.
Tại xương khớp, quá trình thoái hóa xảy ra theo thứ tự: Sụn khớp, dây chằng, các cơ bao quanh khớp và dịch khớp gây sưng, đau khớp.
Tuổi già là một trong những yếu tố gây sưng đau khớp
Yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình, họ hàng gần của bạn có người mắc bệnh về xương khớp thì khả năng bạn gặp các vấn đề về xương khớp sẽ cao hơn bình thường. Nguy cơ sưng khớp còn có thể do dị tật khớp bẩm sinh di truyền trong gia đình.
Thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì là tình trạng dư thừa mỡ trong cơ thể. Bạn có thể xác định mình bị thừa cân hay không bằng cách: Lấy cân nặng (kilogam) chia cho bình phương chiều cao (mét). Kết quả được là chỉ số BMI, nếu BMI > 25 cho thấy dấu hiệu thừa cân, BMI > 30 cho biết nguy cơ béo phì.
Thừa cân, béo phì gây sưng khớp là do các tổ chức mỡ tạo một lực chèn ép lên các khớp. Nếu sự chèn ép này kéo dài thường xuyên và không có dấu hiệu giảm, khớp sẽ bị tổn thương mạn tính có thể gây thoái hóa.
Ngoài sưng khớp, thừa cân béo phì còn có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây nên các bệnh viêm khớp, biến dạng khớp, thoái hóa khớp và những bệnh lý về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu,...
Sưng khớp có thể do nguyên nhân thừa cân, béo phì
Chấn thương khiến khớp bị sưng
Các chấn thương do tai nạn, té ngã, thể thao thường xảy ra đột ngột gây nên tình trạng sưng khớp:
- Gãy xương: Một mảnh xương nhỏ bị gãy cũng có thể làm tổn thương màng hoạt dịch, phá hủy cấu trúc tế bào và gây viêm nội khớp.
- Rách gân: Chấn thương gây rách gân có triệu chứng niêm mạc đỏ, sưng to.
Trong chấn thương, sưng khớp thường diễn ra đồng thời với các dấu hiệu: Đau nhức, giật nhẹ tại vị trí khớp bị tổn thương, sốt cao (nếu có nhiễm khuẩn).
Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch là lớp đệm bao bọc xung quanh khớp, gân và cơ. Khi bao hoạt dịch bị viêm, các phản ứng hóa học xảy ra sẽ gây sưng khớp. Đi kèm với triệu chứng sưng khớp, đau nhức và khó chịu, người bệnh cảm thấy tê cứng, vận động khó khăn, túi hoạt dịch dày lên, có thể tràn dịch khớp.
Có nhiều loại viêm bao hoạt dịch khác nhau: Viêm bao hoạt dịch bánh chè, viêm bao hoạt dịch khuỷu tay, viêm bao hoạt dịch mấu chuyển, viêm bao hoạt dịch gân Achilles (gót chân).
Viêm bao hoạt dịch có thể dẫn đến sưng khớp
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính do cơ chế tự miễn của cơ thể. Các triệu chứng tại chỗ của viêm khớp dạng thấp là sưng, cứng, đau khớp đối xứng. Các triệu chứng toàn thân có thể có bao gồm: Sốt, giảm cân, mệt mỏi, mất ngủ, ra nhiều mồ hôi, tê đầu chi.
Tuy sưng khớp không phải là dấu hiệu đặc trưng, nhưng không thể loại trừ sưng khớp có nguy cơ từ bệnh viêm khớp dạng thấp.
Gout gây sưng khớp
Dấu hiệu của bệnh gout rất đặc trưng bao gồm: Đau, sưng, cứng các khớp nhỏ lẻ như khớp ngón chân cái, khớp ngón tay, khớp cổ tay,... Nguyên nhân gây bệnh gout là do sự lắng đọng các tinh thể muối urat trong mô.
Các vị trí sưng khớp thường gặp
Sưng khớp thường gặp ở một số vị trí sau:
- Sưng khớp vai: Biểu hiện là cảm giác nóng, đau và nặng nề khi cử động tay, vùng da đỏ nhạt hoặc bầm tím.
- Sưng khớp tay: Khớp tay có thể được chia ra là khớp bàn tay, khớp cổ tay, khớp ngón tay và khớp khuỷu tay.
- Khớp bàn tay: Sưng khớp bàn tay thường kèm theo sự kém linh hoạt trong các động tác cầm nắm, kéo đẩy,...
- Khớp cổ tay: Sưng khớp cổ tay thường kèm theo các cơn đau khi gập, ngửa cổ tay, các hoạt động bê hay xách đồ cũng gặp nhiều khó khăn.
- Khớp ngón tay: Các ngón tay sưng, nóng, đỏ, tê cứng, gây ảnh hưởng tới khả năng vận động của cả bàn tay.
- Khớp khuỷu tay: Biểu hiện thường là đau, mỏi lan tỏa cánh tay trên hoặc dưới.
- Sưng đau khớp gối: Khớp gối sưng đau làm ảnh hưởng đến các hoạt động di chuyển, lên xuống cầu thang, bê đồ nặng,...
- Sưng khớp chân: Được chia thành sưng khớp cổ chân, sưng khớp gót chân.
Sưng khớp cổ chân khiến người bệnh khó chịu
Cách cải thiện bệnh sưng khớp an toàn, hiệu quả
Triệu chứng sưng khớp sẽ được cải thiện tốt nếu được điều trị sớm bằng phương pháp phù hợp:
Điều trị sưng khớp theo tây y
Theo tây y, sưng khớp có thể được điều trị bằng thuốc uống, thuốc tiêm hoặc phẫu thuật.
- Thuốc uống: Các loại thuốc nhóm NSAIDs, thuốc giảm đau paracetamol, thuốc chống viêm corticoid, kháng sinh là 4 loại thuốc uống thường được sử dụng cho người bị sưng khớp. Các thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng không mong muốn trên gan, thận, dạ dày, xương.
- Thuốc tiêm: Các loại thuốc tiêm khớp được chỉ định khi tình trạng sưng khớp không thuyên giảm khi người bệnh sử dụng thuốc uống. Một số loại thuốc tiêm khớp thường được dùng hiện nay bao gồm: Corticoid, betamethason, acid hyaluronic, ketorolac, amoxicilin,...
- Phẫu thuật: Một số phương pháp phẫu thuật hiện đại cho kết quả tốt thường được các bác sĩ ngoại khoa sử dụng bao gồm: Chọc hút dịch khớp, phẫu thuật nội soi khớp, phẫu thuật thay khớp,...
Cải thiện sưng khớp bằng bài thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian cải thiện sưng khớp đã được lưu truyền từ thời cha ông và đem lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các bài thuốc dân gian để giảm sưng khớp, bạn cần tư vấn của bác sĩ để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Một số bài thuốc dân gian được áp dụng để giảm sưng khớp như:
- Lá tía tô kết hợp với muối: Rửa sạch lá tía tô, giã nát cùng chút muối. Đắp trực tiếp bã thuốc lên vị trí khớp bị sưng trong khoảng 20-30 phút.
- Rễ cây đinh lăng: Ép lấy bã rễ cây đinh lăng sau khi đã sơ chế và đắp trực tiếp lên vị trí khớp bị sưng. Còn nước ép từ rễ, bạn có thêm chút muối để uống.
Thuốc đắp từ rễ cây đinh lăng giúp giảm sưng khớp
Hoàng Thấp Linh - Giải pháp từ thảo dược tự nhiên hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa sưng khớp
Những phương pháp điều trị sưng khớp hiện đại có thể tiềm ẩn những tác dụng không mong muốn hay biến chứng nguy hiểm. Do vậy, việc tìm kiếm thảo dược tự nhiên để đạt được tính an toàn cao đang được nhiều người quan tâm và trở thành xu hướng mới. Nhằm đáp ứng nhu cầu đó, sản phẩm Hoàng Thấp Linh đã ra đời và ngày càng khẳng định được vai trò trên thị trường.
Hoàng Thấp Linh là thực bảo vệ sức khỏe được sản xuất từ thảo dược như: Hy thiêm, bạch thược, nhũ hương, sói rừng kết hợp cùng các thành phần vi khoáng, acid amin,... tham gia nuôi dưỡng khớp và bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp khớp nhanh hồi phục chức năng.
Sản phẩm Hoàng Thấp Linh là một trong những sản phẩm đi đầu trong các nghiên cứu về thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành cho hệ xương khớp. Hoàng Thấp Linh được nghiên cứu từ năm 2013 tại bệnh viện E Hà Nội. Và kết quả nghiên cứu đã mở ra những hy vọng lớn cho người bị các vấn đề về xương khớp:
- Về thành phần chính hy thiêm: Được đăng tải trên tạp chí Phytochemistry về kết quả nghiên cứu chứng minh tác dụng giảm đau và chống viêm tương đương thuốc piroxicam. Hy thiêm không chỉ cho tác dụng giảm viêm, giảm dị ứng mà còn có tác dụng dự phòng các bệnh xương khớp rất hiệu quả.
- Về sản phẩm Hoàng Thấp Linh: Tỷ lệ người bị bệnh xương khớp giảm các triệu chứng đau, sưng, tê cứng khớp sau khi dùng sản phẩm cao hơn nhiều so với nhóm đối chứng (không sử dụng sản phẩm). Sau 1 tháng sử dụng Hoàng Thấp Linh, người bệnh giảm được 20% các cơn đau, sưng khớp. Các tác dụng phụ không xuất hiện trên gan, thận, thần kinh, cơ quan tạo máu.
Hoàng Thấp Linh hỗ trợ giảm sưng khớp hiệu quả
Bạn đọc quan tâm đến sản phẩm, có thể tham khảo giải đáp của TS. Mai Thị Minh Tâm tư vấn viêm khớp dạng thấp và lợi ích của sản phẩm: “Viêm khớp dạng thấp làm người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Hoàng Thấp Linh giúp giảm sưng, giảm đau, tăng cường vận động khớp”. Mời bạn tham khảo tại link sau:
Cô Nguyễn Thị Dược (Thái Bình) - người đã trải nghiệm sử dụng sản phẩm Hoàng Thấp Linh để hỗ trợ cải thiện bệnh viêm khớp dạng thấp cho hay: “Sau một thời gian sử dụng Hoàng Thấp Linh, người tôi không bị mệt, chân tay không bị sưng nữa”. Bạn đọc có thể xem chi tiết chia sẻ của cô TẠI ĐÂY.
Tóm lại, tình trạng sưng khớp có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Việc tìm hiểu các nguyên nhân sưng khớp giúp bạn có cơ sở chủ động thăm khám sớm nhằm hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bên cạnh việc điều trị nội ngoại trú, sử dụng đều đặn sản phẩm Hoàng Thấp Linh mỗi ngày cũng đóng vai trò cải thiện và dự phòng bệnh sưng khớp rất hiệu quả.
Mọi thắc mắc về tình trạng sưng khớp và cách cải thiện bệnh xin vui lòng liên hệ qua (Zalo/ Viber): 0902207112 để nhận được tư vấn bạn nhé.
Link tham khảo:
https://www.webmd.com/arthritis/swollen-joints-joint-effusion
https://www.healthline.com/health/joint-swelling
https://www.sciencedirect.com/topics/pharmacology-toxicology-and-pharmaceutical-science/joint-swelling