Biến dạng khớp là một trong những biến chứng của viêm khớp dạng thấp và để lại nhiều hậu quả nặng nề cho người bệnh. Những biến dạng khớp thường gặp như biến dạng cổ thiên nga, biến dạng ngón chân cái,... gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến vận động, thậm chí bại liệt. Cùng theo dõi trong bài viết sau!

Những kiểu biến dạng khớp do viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến các cơ quan khác như gan, phổi, da, mắt,... Đặc biệt là có thể dẫn đến biến dạng khớp nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. 

Viêm khớp dạng thấp có thể gây nhiều kiểu biến dạng khớp khác nhau

Viêm khớp dạng thấp có thể gây nhiều kiểu biến dạng khớp khác nhau

Tình trạng này thường gặp khi viêm khớp dạng thấp bước sang giai đoạn muộn, các khớp lớn hơn như khớp gối, khớp háng,… bắt đầu bị tổn thương, biến dạng và khó phục hồi. Cụ thể các kiểu biến dạng khớp có thể gặp phải đó là: 

Biến dạng khớp tay

  • Ngón tay vồ: Khớp cuối bị gập, không thể duỗi thẳng chủ động.
  • Ngón cổ thiên nga: Khớp ở gốc ngón tay cong, khớp giữa thẳng và khớp ngoài cùng uốn cong.
  • Ngón tay cò súng: Ngón tay bị “cứng” khi vận động, khó khăn trong việc gập lại hoặc mở ra.
  • Ngón tay Boutonniere: Khớp ngón tay giữa uốn cong về phía lòng bàn tay trong khi khớp ngón tay ngoài có thể uốn cong đối diện với lòng bàn tay. 
  • Các nốt của Bouchard: Xuất hiện các khối phì đại xương hoặc nốt ở đốt gân của xương giữa ngón tay.
  • Các hạch của Heberden: Nổi khối u cục trên khớp cuối của ngón tay.
  • Cổ tay lạc đà: Khớp cổ tay có thể bị sưng nề ở phía mu bàn tay, khó gấp hay duỗi, biến dạng giống “thìa úp” hoặc như “lưng con lạc đà”.
  • Bàn tay gió thổi: Khi một hoặc nhiều ngón tay nghiêng về phía ngón út.

Bàn tay gió thổi là biến dạng khớp phổ biến do viêm khớp dạng thấp

Bàn tay gió thổi là biến dạng khớp phổ biến do viêm khớp dạng thấp

Biến dạng khớp chân

  • Hammertoe: Khớp giữa bị uốn cong, thường gặp nhất là ngón chân thứ hai.
  • Bunion: Khối phì đại xương hình thành ở mặt trong, vùng giữa của ngón chân cái.
  • Ngón chân vuốt: Khớp gốc của ngón chân thẳng, khớp giữa và khớp thứ ba có thể bị cong.
  • Ngón chân vồ: Khớp cuối cùng của ngón chân cong xuống, phổ biến nhất ở ngón chân thứ hai.
  • Biến dạng Valgus: Khớp uốn cong ra ngoài, xa đường trục giữa, thường gặp ở đầu gối.
  • Biến dạng Varus: Khớp uốn cong vào trong, về phía đường giữa, thường gặp ở đầu gối.

>>> XEM THÊM: Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp!

Biến dạng khớp do viêm khớp dạng thấp có điều trị khỏi được không?

Các biến dạng khớp đã hình thành do viêm khớp dạng thấp gần như không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Thay vào đó, người bệnh sẽ được áp dụng các phương pháp giúp cải thiện thẩm mỹ, phạm vi vận động và chất lượng cuộc sống. 

Trước tiên, người bị biến dạng khớp do viêm khớp dạng thấp vẫn được chỉ định các thuốc điều trị thông thường bao gồm:

  • Thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAIDs).
  • Corticosteroid.
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs).

Đối với các ngón tay, ngón chân bị tổn thương, bác sĩ có thể phải tiến hành nẹp để duỗi thẳng ngón và thực hiện các bài tập thường xuyên để tăng cường sức khỏe cho khớp.

Đối với người bệnh đã bị ngón chân vuốt một thời gian, phương pháp nẹp có thể không còn hiệu quả. Hãy đặt một miếng lót trong giày để giảm áp lực lên bàn chân, ưu tiên chọn những đôi giày có phần mũi dài để việc vận động được dễ dàng và thoải mái hơn.

Nếu người bệnh bị biến dạng khớp nghiêm trọng, áp dụng các phương pháp trên đều không có hiệu quả thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này không giúp điều trị khỏi bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng có thể làm cải thiện tình trạng biến dạng, giảm đau và giúp khớp hoạt động tốt hơn. 

Biến dạng khớp do viêm khớp dạng thấp có thể phải điều trị bằng phẫu thuật

Biến dạng khớp do viêm khớp dạng thấp có thể phải điều trị bằng phẫu thuật

Một số loại phẫu thuật phổ biến được sử dụng khi bị biến dạng khớp bao gồm:

  • Cắt bao hoạt dịch, loại bỏ lớp niêm mạc của khớp.
  • Thay khớp.
  • Hợp nhất khớp (hợp nhất các xương trong khớp với nhau).
  • Phẫu thuật bunion.

​​​​​​​>>> XEM THÊM: Tìm hiểu thêm về thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp!

Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm khớp dạng thấp tiến triển nhờ sản phẩm thảo dược Hoàng Thấp Linh

Ngày nay, bên cạnh các phương pháp điều trị hiện đại, nhiều chuyên gia và người bệnh tin tưởng lựa chọn kết hợp sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ. Tiêu biểu trong đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh

Sản phẩm có thành phần chính là hy thiêm đã được biết đến từ xa xưa với tác dụng chống viêm, giảm đau. Khi được kết hợp cùng nhiều dược liệu khác như: Sói rừng, bạch thược, nhũ hương,... giúp tăng khả năng hồi phục vận động của khớp, hỗ trợ phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ biến dạng khớp, tàn phế cho người bệnh.

Qua nghiên cứu lâm sàng, kết quả cho thấy Hoàng Thấp Linh mang lại hiệu quả tích cực giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp, giảm triệu chứng sưng, đau, viêm khớp.

Hoàng Thấp Linh - Giải pháp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa biến dạng khớp do viêm khớp dạng thấp

Hoàng Thấp Linh - Giải pháp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa biến dạng khớp do viêm khớp dạng thấp

Như vậy, biến dạng khớp do viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của nhiều người bệnh. Bởi thế, việc tìm ra phương pháp điều trị thích hợp để giảm nhẹ tác hại do biến chứng này là rất quan trọng. Hãy chú ý theo dõi tình trạng bệnh, tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và kết hợp dùng sản phẩm thảo dược để ngăn ngừa viêm khớp dạng thấp tiến triển nặng, bạn nhé!

Link tham khảo: 

https://www.healthline.com/health/rheumatoid-arthritis/ra-hand-deformities#treatments

https://www.webmd.com/rheumatoid-arthritis/what-you-need-to-know-about-ra-joint-deformities

https://www.verywellhealth.com/rheumatoid-arthritis-hand-deformity-189235

https://www.verywellhealth.com/rheumatoid-arthritis-and-foot-deformity-189796