Thấp tim là bệnh lý nguy hiểm, có thể làm tổn thương cơ tim, viêm tim, cơ xương khớp và mạch máu, thậm chí gây tử vong cho người bệnh. Chính vì thế, việc nhận biết triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời là vô cùng quan trọng.
Thấp tim là bệnh gì?
Thấp tim hay bệnh thấp khớp cấp hoặc sốt thấp khớp là một dạng viêm có tính chất toàn thân. Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 6 - 15, nhiều trường hợp xảy ra ở người tầm 20 tuổi. Tại Việt Nam hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh thấp tim ở trẻ em dưới 16 tuổi là 0,46%.
Bệnh thấp tim có nguyên nhân do đâu?
Hiện nay, các nghiên cứu y khoa hiện đại đã tìm ra được nguyên nhân trực tiếp gây bệnh thấp tim là do phản ứng tự miễn của cơ thể. Nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng này là do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A.
Cụ thể, trong lớp vỏ ngoài của liên cầu khuẩn nhóm A có chứa các kháng nguyên là protein M, T và R. Khi chúng xâm nhập vào trong cơ thể, hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra các kháng thể để chống lại vi khuẩn đó. Nhưng đồng thời cũng vô tình gây ra phản ứng chéo với cơ thể, chống lại cả các protein tương tự tại mô liên kết, gây bệnh thấp tim.
Đa phần người nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A gây bệnh viêm họng thường có tỷ lệ bị thấp tim cao hơn người nhiễm liên cầu khuẩn ngoài da.
Nguyên nhân gián tiếp gây bệnh thấp tim là do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A
Những dấu hiệu nhận biết bệnh thấp tim
Thông thường, các biểu hiện lâm sàng của bệnh thấp tim có thể xuất hiện sau khoảng 2 - 4 tuần hoặc lâu hơn kể từ thời điểm nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A. Các triệu chứng của bệnh cũng có thể xuất hiện độc lập hoặc phối hợp với nhau, bao gồm:
Triệu chứng viêm khớp do thấp tim
Viêm khớp là biểu hiện hay gặp nhất với tỷ lệ lên tới 80% nhưng lại ít đặc hiệu. Các biểu hiện bao gồm sưng, nóng, đỏ, đau ở các khớp lớn như đầu gối, cổ chân, cổ tay, khuỷu tay, vai,… có tính chất di chuyển, không cố định.
Viêm khớp do thấp tim thường không để lại di chứng và đáp ứng rất tốt với thuốc aspirin trong vòng 48 tiếng. Trường hợp đã sử dụng thuốc aspirin đầy đủ nhưng không thấy thuyên giảm thì nên nghĩ ngay đến nguyên nhân khác ngoài bệnh thấp tim.
Dấu hiệu viêm tim
Viêm tim là biểu hiện nặng của bệnh thấp tim. Có khoảng 41 - 83% trường hợp bị thấp tim có biểu hiện viêm tim, bao gồm viêm màng tim, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim.
Viêm tim có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Một số trường hợp có thể không xuất hiện triệu chứng gì nhưng nhiều người lại biến chứng nặng, thậm chí đe dọa tính mạng như: Tăng nhịp tim, tim to, rối loạn nhịp tim, tiếng cọ màng tim, suy tim,…
Một trong những biểu hiện nặng cần chú ý là biến chứng viêm cơ tim. Trong đó, hở van hai lá là một trong những biểu hiện thường gặp nhất. Hở van động mạch chủ ít gặp hơn và thường kèm theo hở van hai lá.
Viêm tim là một biểu hiện nặng của bệnh thấp tim
Múa giật Sydenham
Múa giật Sydenham là biểu hiệu của tổn thương ngoại tháp và khá đặc hiệu đối với bệnh thấp tim. Các biểu hiện bao gồm những động tác vận động không đúng mục đích và không tự chủ ở cơ mặt, chi, rối loạn cảm xúc. Trong đó, biểu hiện sớm thường là khó nói, khó viết hoặc khó đi lại.
Múa giật Sydenham là một trong những biểu hiện muộn của bệnh thấp tim, thường xuất hiện sau khoảng 3 tháng khi người mắc bị viêm đường hô hấp trên. Triệu chứng này thường chỉ xuất hiện độc lập và có tỷ lệ mắc là 30% ở người bị thấp tim.
Mặc dù triệu chứng này có thể tự mất đi sau 2 - 3 tháng nhưng người mắc vẫn nên thăm khám để được chẩn đoán và phân biệt với rối loạn hành vi, động kinh hay phản ứng co giật của một số bệnh.
Triệu chứng tại da
Triệu chứng tại da của bệnh thấp tim bao gồm các nốt có đường kính khoảng từ 1 - 3cm, không đau, xuất hiện ngay trên khớp lớn hoặc quanh khớp. Các triệu chứng tại da thường gặp ở khoảng 20% số người bệnh bị thấp tim và biến mất sau vài ngày.
Ngoài ra, người bệnh thấp tim có thể thấy một triệu chứng khá đặc hiệu và ít gặp trên da đó là hồng ban vòng. Triệu chứng này thường xuất hiện ở người bệnh có da mịn và màu da sáng. Hồng ban có thể ở vùng bụng, mặt trong cánh tay, đùi, nhưng đặc biệt không bao giờ xuất hiện trên mặt. Tuy nhiên, khi người bệnh xuất hiện tình trạng hồng ban vòng thường sẽ kèm viêm cơ tim.
Các triệu chứng khác của bệnh thấp tim
Người bệnh thấp tim còn có thể gặp các triệu chứng khác như: Sốt, đau bụng, viêm cầu thận, viêm phổi cấp, viêm màng não,… Đây là những dấu hiệu không nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán của bệnh nhưng vẫn có thể xảy ra tùy trường hợp.
Sốt là một trong những biểu hiện người bị thấp tim cấp có thể gặp phải
Các phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh thấp tim
Tùy vào mức độ, thể trạng sức khỏe của người mắc cũng như các triệu chứng mà bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị và phòng bệnh thấp tim như sau:
Điều trị bệnh thấp tim
Điều trị thấp tim thường chia thành từng đợt, bao gồm nghỉ ngơi, sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm và kiểm soát triệu chứng. Cụ thể:
- Nghỉ ngơi: Người bệnh không bị viêm tim sẽ nghỉ ngơi tại nhà 2 tuần. Đối với người bị viêm tim nhưng tim không to sẽ nghỉ ngơi trên giường và đi lại trong phòng 4 tuần. Trường hợp tim to thì phải nghỉ ngơi trên giường và đi lại trong phòng 6 tuần. Còn đối với trường hợp nặng, suy tim cần nghỉ ngơi trong vòng 3 tháng.
- Sử dụng kháng sinh: Các loại kháng sinh thường được dùng bao gồm thuốc dạng tiêm Benzathine Penicillin hoặc uống như Penicillin V hay Erythromycin theo liều lượng bác sĩ chỉ định.
- Chống viêm: Tùy vào từng mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và loại thuốc chống viêm khác nhau. Đối với người chỉ bị viêm khớp thì sử dụng Aspirin với liều thích hợp; người bị viêm tim thì sử dụng Prednisolon. Còn trường hợp bị cả 2 triệu chứng trên thì cần phối hợp sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Điều trị triệu chứng: Bao gồm các loại thuốc trợ tim, lợi tiểu, giãn mạch, trị múa giật, với liều lượng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.
Người bệnh thấp tim cần nghỉ ngơi và sử dụng các loại thuốc phù hợp để điều trị
Cách phòng ngừa bệnh thấp tim
Thấp tim là bệnh lý nguy hiểm, do đó mọi người không nên chủ quan mà cần có ý thức phòng ngừa từ sớm. Để đề phòng bệnh thấp tim và tránh những hậu quả nguy hiểm, mọi người cần lưu ý:
- Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, chú ý vệ sinh cơ thể, nhất là vùng mũi họng thường xuyên.
- Giữ ấm vùng ngực, cổ, mũi họng vào mùa đông và đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh để cải thiện sức đề kháng.
- Chú ý điều trị sớm các bệnh như viêm họng, viêm amidan hay viêm xoang ở trẻ nhỏ.
- Trường hợp trẻ từ 5 - 16 tuổi bị viêm họng nhiều lần, sưng, nóng, đỏ, đau ở các khớp, khó thở hay có biểu hiện bất thường khi vận động thì nên đưa đi khám ngay để phát hiện kịp thời bệnh thấp tim.
- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho trẻ để tránh mắc hay tái phát bệnh, để lại di chứng nguy hiểm.
- Điều trị triệt để các bệnh về khớp, tránh gặp phải biến chứng thấp tim.
Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng thấp tim do bệnh xương khớp với sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên
Thấp tim hay thấp khớp cấp là dạng viêm có tính chất toàn thân, bao gồm nguyên nhân và cả triệu chứng liên quan đến các vấn đề về xương khớp. Chính vì vậy, để đảm bảo phòng ngừa và hỗ trợ điều trị biến chứng thấp tim, người bệnh nên chủ động kết hợp sử dụng từ sớm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe uy tín, an toàn.
Hiểu được điều đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh. Sản phẩm được bào chế với thành phần chính từ hy thiêm, kết hợp với các loại thảo dược như sói rừng, bạch thược, nhũ hương có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, giảm triệu chứng sưng, đau, thoái hóa khớp, tăng cường vận động.
Hoàng Thấp Linh được đánh giá cao trong việc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị biến chứng thấp tim do bệnh xương khớp
Sản phẩm chứa thành phần chính là hy thiêm - loại thảo dược có tác dụng trừ phong thấp, lợi gân cốt, chữa đau nhức xương khớp và liệt nửa người. Ngoài ra, hy thiêm còn có tính kháng viêm, điều hòa miễn dịch rất tốt.
Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Phytochemistry của hội liên hiệp hóa chất thực vật Châu Âu và Bắc Mỹ đã cho thấy: Khi thử nghiệm trên loài chuột bạch, hy thiêm thể hiện khả năng kháng viêm, giảm đau tại chỗ mạnh, được đánh giá là tương đương với piroxicam - một loại thuốc giảm đau thường dùng trong tây y.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác về tác dụng chống viêm và giảm đau của hy thiêm cũng đã nhận thấy: Hoạt chất phân lập từ cây hy thiêm được gọi là kirenol có tác dụng giảm đau, kháng viêm an toàn mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào cho người sử dụng.
Có thể thấy, sản phẩm Hoàng Thấp Linh được đánh giá cao trong việc điều trị vấn đề về xương khớp nhờ ưu điểm vượt trội của các thành phần như:
- Sói rừng: Được coi là vị thuốc quý có tác dụng giải độc, giảm đau, kháng khuẩn, điều hòa miễn dịch, giải trừ các bệnh về khớp rất hiệu quả.
- Pregnenolone: Một loại tiền hormone có chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, đã được sử dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, giúp ngăn ngừa viêm, sưng khớp từ những năm 1940.
- Methylsulfonylmethane: Một hợp chất lưu huỳnh hữu cơ có tác dụng nuôi dưỡng, phục hồi sụn khớp, tăng khả năng tự miễn dịch, chống oxy hóa và giảm viêm trong các bệnh lý về xương khớp.
Một nghiên cứu trên người bệnh viêm khớp trong năm 2013 tại Bệnh viện E do TS.BS Đặng Hồng Hoa thực hiện đã cho thấy, số bệnh nhân ở nhóm sử dụng Hoàng Thấp Linh cải thiện tới 20% thang đau và thang hoạt động bệnh so với nhóm không dùng sản phẩm.
Không chỉ vậy, sản phẩm Hoàng Thấp Linh còn được các chuyên gia cũng như nhiều người bệnh đánh giá là lành tính, an toàn và có thể sử dụng kết hợp trong phác đồ điều trị khác mà không lo tác dụng phụ. Ngoài hỗ trợ điều trị, bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa các bệnh lý khác hoặc biến chứng như thấp tim do bệnh xương khớp.
Rất nhiều trường hợp mắc đã có phản hồi tích cực sau khi sử dụng sản phẩm Hoàng Thấp Linh. Tiêu biểu như bà Vũ Thị Phượng – SĐT: 0859.056.486 (71 tuổi, ở Đội 2, thôn Đồng Quan, xã Dũng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng).
Bà Phượng gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc do bị viêm đa khớp đã hơn 20 năm. Có những ngày các cơn đau nhức trở nên nặng hơn, bà không thể làm gì ngoài việc nằm yên một chỗ. Từ khi biết đến sản phẩm Hoàng Thấp Linh, cuộc đời bà đã bước sang một trang mới. Chỉ sau 2 liệu trình điều trị, bà Phượng nhận được kết quả ngoài mong đợi. Khớp đã không còn xơ cứng, đi lại dễ dàng hơn. Các cơn đau nhức giờ đã dịu lại và bà có thể xách nước, làm vườn như bình thường. Thậm chí, các bệnh lý về huyết áp và tim mạch của bà cũng đã trở về mức ổn định.
Để có thể hiểu rõ hơn về quá trình điều trị của bà Phượng, mời quý độc giả xem thêm TẠI ĐÂY!
Trên đây là những thông tin về bệnh thấp tim, các nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị để bạn tham khảo. Nếu bạn còn đang băn khoăn về vấn đề này, xin vui lòng liên hệ qua (Zalo/ Viber): 0975284017 - 0917214851 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn.
Nguồn tham khảo:
https://www.cdc.gov/groupastrep/diseases-public/rheumatic-fever.html#:~:text=Rheumatic%20fever%20
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rheumatic-fever/symptoms-causes/syc-20354588
https://en.wikipedia.org/wiki/Rheumatic_fever