Theo thống kê ở một số nước châu Âu cho thấy, bệnh viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên thường bắt đầu từ rất sớm 5-7 tuổi trở lên, bệnh trường gây tổn thương nhiều vị trí ở khớp khiến rất đau ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của trẻ
Điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
Khác với điều trị các bệnh khớp mãn tính ở người lớn, việc điều trị đối với trẻ em có một số điểm cần lưu ý:
- Phụ huynh nên quan tâm đến hoạt động sinh lý của các cháu thường xuyên, vì bệnh gây hạn chế vận động kéo dài vài tháng thậm chí hàng năm (thể đa khớp), bệnh nhi bị tách khỏi các môi trường gia đình và xã hội, dễ có những rối loạn về mặt tâm lý và tình cảm của trẻ
- Quan tâm đến việc học hành, phục hồi chức năng, tái giáo dục và chỉnh hình.
Cân nhắc kỹ khi sử dụng các thuốc tây y, hết sức hạn chế các thuốc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em (nội tiết tố, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc ảnh hưởng đến cơ quan tạo máu …).
- Giữ gìn tốt chức năng vận động của khớp, duy trì sức cơ bằng cách làm giảm viêm tại khớp, điều trị bằng lý liệu pháp.
- Ngăn ngừa và xử lý các biến chứng toàn thân.
- Kích thích tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ.
- Liên tục chú ý tác dụng phụ của thuốc chống viêm đang dùng.
- Nâng đỡ tinh thần bệnh nhi, giáo dục gia đình trẻ biết cách chăm sóc, dinh dưỡng và luyện tập.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ nhiều chuyên ngành: Bác sĩ chuyên về cơ xương khớp, bác sỹ chuyên ngành nhãn khoa, bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình, bác sỹ dinh dưỡng chuyên viên vật lý trị liệu, nhóm hoạt động công tác xã hội và quan trọng nhất là bệnh nhi và gia đình trẻ. Quá trình điều trị lâu dài, đòi hỏi sự hợp tác tích cực của bệnh nhi và gia đình mới có kết quả khả quan.
Viêm khớp dạng thấp thiếu niên cần phát hiện điều trị sớm
Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên không dùng thuốc
Trong vấn đề chăm sóc tư vấn và phục hồi chức năng đối với trẻ viêm khớp dạng thấp thiếu niên, thì việc giữ gìn tốt chức năng vận động của khớp, duy trì sức cơ bằng cách làm giảm viêm tại các khớp đặc biệt chú ý, Một số biện pháp điều trị bằng vật lý trị liệu cho trẻ . Ngoài ra cha mẹ cần chú ý đến các biện pháp ngăn ngừa và xử lý các biến chứng toàn thân, biến chứng do dùng thuốc thuốc tây y, các biện pháp kích thích tăng trưởng và phát triển cho trẻ, nâng đỡ tinh thần và gia đình có trẻ mắc bệnh nên biết cách chăm sóc, dinh dưỡng và luyện tập kích thích sự phát triển của trẻ.
Ý chí phấn đấu kiên trì của bệnh nhi cũng khá quan trọng trong việc điều trị bệnh. Không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh thuốc thông thường mà người thân cần động viên ý chí bệnh nhi chiếm phần lớn để bệnh điều trị nhanh khỏi.
Chính vì vậy,trong quá trình điều trị cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình bác sĩ chuyên về khớp, bác sĩ nhãn khoa, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ tâm lý, chuyên viên vật lý trị liệu, nhóm công tác xã hội và quan trọng nhất là bệnh nhi và gia đình phải quan tâm động viên khích lệ trẻ. Quá trình điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự hợp tác tích cực của bệnh nhi và gia đình mới có kết quả tốt.
Các biện pháp hộ trợ như vật lý trị liệu nhằm duy trì đến mức tối đa tầm vận động của khớp, tránh cứng khớp, dính khớp. Có thể sử dụng các biện pháp như sóng ngắn, tia hồng ngoại, tắm suối khoáng nóng, tập các bài tập phục hồi chức năng vận động khớp... Tuy nhiên, trong thời gian đau nhiều có thể tạm thời bất động khớp khi cơn đau giảm sẽ vận động dần dần trở lại .
Cố gắng duy trì các sinh hoạt thường ngày của trẻ như khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, học tập ở trường lớp bình thường như những đứa trẻ khác. Tuy nhiên trong những đợt bệnh vào giai đoạn cấp tức bệnh tái phát mạnh phụ huynh nên cho trẻ nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng đủ chất và đặc biệt ngủ đủ giờ
Các biện pháp dùng thuốc bao gồm 3 nhóm thuốc chính: thuốc giảm đau thông thường, thuốc chống viêm giảm đau và các thuốc điều trị cơ bản tức thuốc tác động vào hệ thống miễn dịch của cơ thể nhằm làm giảm, khống chế quá trình viêm khớp.
Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh khá nguy hiểm ảnh hưởng đến sứ khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Do đó để tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ các bậc phụ huynh nên quan tâm nhiều đến con trẻ hơn đặc biệt là hệ xương khớp để có phương pháp điều trị kịp thời, hợp lý nếu cần thiết.
Phương Linh