Tê mỏi chân tay là tình trạng không quá xa lạ, có thể do thói quen sinh hoạt hoặc bệnh lý xương khớp gây ra. Để tìm hiểu thêm về tình trạng này cũng như phương pháp cải thiện hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Tê và mỏi chân tay là bệnh gì?
Tê mỏi chân tay thường xuất hiện vào thời điểm cuối ngày, ban đêm hoặc buổi sáng sau khi ngủ dậy. Tình trạng này không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Thường gặp nhất là người ít vận động, người trung niên và cao tuổi, người mắc các bệnh lý về xương khớp. Tùy từng mức độ mà biểu hiện của tê, mỏi chân tay sẽ khác nhau, cụ thể là:
- Ban đầu, khởi phát rất nhẹ nhàng, tê các đầu ngón tay, cảm giác châm chích như kiến bò, tê buồn, gây bứt rứt mất ngủ. Vị trí cảm nhận rõ rệt nhất là ở hai ngón trỏ và giữa.
- Mức độ tê đau tăng dần, lan sang bàn tay, cổ tay, lên cả cánh tay, cẳng tay. Khi đó sẽ gây cứng chi, khó cử động, cầm nắm kèm theo rung tay, mất cảm giác... Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
- Tình trạng tê mỏi chân tay kéo dài và diễn ra thường xuyên sẽ khiến người bệnh uể oải, bồn chồn, lo lắng, giảm vận động, ăn uống kém, mất ngủ… Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Trường hợp nặng có thể bị rối loạn tiểu tiện, người bệnh bị mất ý thức trong một thời gian ngắn và kèm theo co giật.
Tình trạng tê mỏi tay có thể làm hạn chế cử động khớp
>>> XEM THÊM: Tổng hợp các loại thuốc tiêm khớp hay được bác sĩ lựa chọn
Nguyên nhân gây tê và mỏi chân tay
Tê mỏi chân tay xảy ra do rối loạn ở cơ bắp, mô mềm xung quanh gân và dây chằng. Đây có thể là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, theo thống kê hiện nay, có đến 60% người bị hiện tượng này là do mắc các bệnh lý. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:
Sức đề kháng suy giảm
Sức đề kháng giảm sút, hệ miễn bị suy yếu khiến cho các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể. Điều này có thể gây đau nhức, tê mỏi các khớp, phổ biến là khớp tay chân. Hơn nữa, những người có sức đề kháng suy giảm thì khi gặp trời lạnh, khí huyết sẽ bị ngưng trệ, dẫn đến các đầu ngón tay, chân tê bì và khó cử động.
Mắc bệnh viêm/thoái hóa xương khớp
Tê, mỏi chân tay có thể là biểu hiện của một số bệnh lý xương khớp (viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống và đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, hội chứng ống cổ tay…). Các bệnh lý này thường gây đau hoặc chèn ép dây thần kinh khiến người bệnh cảm thấy nhức mỏi, tê buồn tay chân.
Loãng xương
Loãng xương xảy ra do cơ thể thiếu canxi, vitamin D và các khoáng chất cần thiết. Điều này gây ức chế hoạt động dẫn truyền thần kinh, khiến cơ bắp bị yếu, thể lực suy nhược và xuất hiện những cơn đau, tê và mỏi chân tay.
Một số nguyên nhân khác
- Thói quen ngồi không đúng tư thế, hay nằm nghiêng người, gối đầu quá cao, đi giày cao gót thường xuyên… có thể gây tê, mỏi chân tay.
- Tính chất công việc phải bê vác nặng, đứng quá lâu một tư thế, lười vận động… có thể gây tổn thương thần kinh dẫn đến tê tay chân.
- Thường xuyên làm việc quá sức, căng thẳng, mệt mỏi… sẽ kích thích các tế bào thần kinh trên bề mặt da, gây hiện tượng ngứa và tê bì.
- Chấn thương do nhiều nguyên nhân (tai nạn, ngã, va chạm…) cũng có thể làm chân tay tê bì.
Loãng xương có thể dẫn đến tình trạng tê mỏi chân tay
>>> XEM THÊM: Cảnh giác 9 biến chứng viêm khớp dạng thấp vô cùng nguy hiểm!
Điều trị tê và mỏi chân tay như thế nào?
Để điều trị tê, mỏi chân tay hiệu quả, trước hết người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Với trường hợp tê mỏi tay chân do sinh lý thì chỉ cần bổ sung các vitamin, khoáng chất, giữ ấm cơ thể khi lạnh, tăng cường vận động và xoa bóp vùng bị tê là có thể hoạt động bình thường trở lại. Với trường hợp tê mỏi chân tay do bệnh lý thì mức độ nguy hiểm cao hơn, có thể được can thiệp điều trị bằng những phương pháp sau:
Phương pháp tây y
Người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giãn mạch ngoại vi, các loại vitamin nhóm B đường uống hoặc tiêm. Đây là phương pháp giúp giảm nhanh triệu chứng tê mỏi, đau nhức nhưng chỉ mang tính chất tạm thời. Hơn nữa, dùng nhiều thuốc tây còn rất dễ gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.
Sử dụng thuốc tây điều trị tê mỏi tay chân cần lưu ý tác dụng phụ
Phương pháp dân gian
Một số bài thuốc được ứng dụng trong điều trị tê và mỏi chân tay như:
- Dùng lá ngải cứu trắng: Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối rồi đổ nước nóng lên. Sau đó đắp hỗn hợp lá ngải cứu và muối vào vùng khớp bị tê, đau mỏi.
- Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng: Phương pháp này có tác dụng làm dịu cơn đau, giảm cảm giác giác tê nhức, phòng ngừa đau khớp tái phát. Do đó, người bệnh có thể duy trì thực hiện thường xuyên.
- Dùng lá lốt: Lấy 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc với 2 bát nước. Sau khi nước cạn còn khoảng ½ bát thì gạn để uống. Nên uống khi nước sắc còn ấm và uống sau bữa ăn tối.
Ngâm chân giúp cải thiện tình trạng tê mỏi ở chân
Phẫu thuật trị tê và mỏi chân tay
Khi điều trị tê mỏi tay chân bằng các phương pháp nội khoa không đem lại hiệu quả thì biện pháp phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh ra khỏi ống cổ tay có thể sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện. Thủ thuật này chỉ cần gây tê tại chỗ, không mất quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là khả năng bệnh tái phát trở lại khá cao và tốn kém nhiều chi phí.
Dùng Hoàng Thấp Linh - Giải pháp hỗ trợ cải thiện tê mỏi chân tay hiệu quả
Hiện nay, ngoài các phương pháp kể trên thì sử dụng thảo dược để hỗ trợ điều trị tê và mỏi chân tay, đau nhức xương khớp… được khá nhiều người ưa chuộng. Lý do là bởi phương pháp này an toàn với sức khỏe và hiệu quả đã được kiểm chứng rõ ràng. Phải kể đến một trong những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược được nhiều người bệnh xương khớp tin tưởng sử dụng, đó là Hoàng Thấp Linh.
Hoàng Thấp Linh chứa thành phần chính hy thiêm - thảo dược có đặc tính bảo vệ màng bao dịch khớp, giảm đau, chống viêm tại chỗ rất mạnh. Theo đông y, hy thiêm có tác dụng trừ phong thấp, lợi gân cốt, chữa tê bại nửa người, đau xương khớp, đau lưng mỏi gối, tê, mỏi chân tay. Ngoài ra, trong viên uống Hoàng Thấp Linh còn chứa một số thảo dược khác như nhũ hương, sói rừng, bạch thược. Kết hợp cùng các dưỡng chất tự nhiên (MSM, boron, prednenolon, magie, L-carnitine…) càng tăng cường khả năng chống viêm, giảm đau nhức, ngăn chặn tê, mỏi chân tay. Sản phẩm nhận được đánh giá cao từ giới chuyên gia và sự tin tưởng của người dùng trong quá trình điều trị chứng tê và mỏi chân tay.
Hoàng Thấp Linh hỗ trợ cải thiện tê mỏi chân tay an toàn, hiệu quả
Mời các bạn lắng nghe TS Nguyễn Thị Vân Anh chia sẻ về khả năng hỗ trợ điều trị tê, mỏi chân tay của Hoàng Thấp Linh:
Trong suốt 15 năm có mặt trong thị trường, Hoàng Thấp Linh đã hỗ trợ rất nhiều người cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, tê, mỏi chân tay… Có thể kể đến trường hợp của bà Trần Thị Tý (ở xóm Lê Cao, thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Mời bạn cùng xem chia sẻ của bà Tý trong video sau:
Tình trạng tê, mỏi chân tay tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề. Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn còn có thắc mắc gì về các bệnh lý xương khớp, hãy để lại bình luận ở dưới bài viết này, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/numbness-of-limbs
Không biết chị bị bệnh lý gì kèm theo hay không? Viêm đa khớp, viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính, có nguyên nhân do hệ thống miễn dịch gây sưng, viêm, đau thường do môi trường sinh hoạt, công việc,... Chị tham khảo sử dụng sớm sản phẩm thảo dược Hoàng Thấp Linh là rất tốt. Sản phẩm Hoàng Thấp Linh chuyên về viêm khớp dạng thấp, giúp điều hòa hệ miễn dịch, kháng viêm, giảm đau, bảo vệ dịch mô khớp tránh dính khớp, hủy hoại khớp, và tăng cường khả năng vận động, chị uống liều sáng 3 viên, tối 3 viên sau ăn 1h, theo liệu trình 3-6 tháng để có hiệu quả tốt nhất. Để được tư vấn thêm chị liên hệ trực tiếp hotline 18006304 (miễn phí) hoặc Zalo/ Viber: 0917214851/0975284017. Chúc chị sức khỏe.