Thoái hóa khớp cổ chân là tình trạng lớp sụn và dịch khớp giảm dần theo thời gian gây đau, sưng, khó khăn trong việc đi lại, vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh thoái hóa khớp cổ chân có thể làm tăng nguy cơ tàn tật. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh trong bài viết dưới đây!
Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là bệnh xảy ra do lớp sụn bảo vệ đệm ở những đầu xương bị tổn thương và hư hại. Nếu bệnh lý này không được phát hiện kịp thời rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, tăng nguy cơ tàn tật cho người bệnh.
Thoái hóa khớp được xem là bệnh mạn tính làm ảnh hưởng đến sụn và những mô xung quanh khớp. Hiện nay, chứng bệnh này ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới và có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa trong những năm gần đây.
Trong đó, phổ biến là thoái hóa khớp cổ chân chủ yếu xuất hiện ở đối tượng trên 30 tuổi hoặc làm công việc thường xuyên sử dụng cổ chân như cầu thủ bóng đá, vận động viên,… Bệnh thường tiến triển chậm và các triệu chứng tương đối mơ hồ, khó nhận biết.
Thoái hóa khớp cổ chân ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp cổ chân
Bị thoái hóa khớp cổ chân có thể do nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân cụ thể như sau:
Thoái hóa khớp cổ chân do chấn thương
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp cổ chân là do chấn thương. Với những đối tượng thường xuyên có các hoạt động sử dụng cổ chân sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Ví dụ như: Vũ công ba lê, cầu thủ bóng đá,… thường có chấn thương ở bộ phận này. Nếu không điều trị đúng cách dễ dẫn đến viêm nhiễm, thoái hóa.
Thoái hóa khớp cổ chân do bệnh lý
Thoái hóa khớp cổ chân có thể do bị ảnh hưởng bởi những bệnh lý xương khớp khác như:
- Viêm khớp dạng thấp: Là bệnh lý tự miễn gây tổn thương các khớp, thường xảy ra ở khớp vừa và nhỏ, trong đó có cổ chân.
- Viêm đa khớp: Là bệnh lý viêm lớn hơn 5 khớp cùng lúc, có thể xuất hiện ở khớp cổ chân.
- Bệnh gout: Xuất phát do rối loạn chuyển hóa acid uric, gây sưng, đau tổn thương khớp, thường gặp ở ngón chân, bàn chân, cổ chân, ngón tay.
- Viêm khớp cổ chân: Tình trạng vùng khớp cổ chân bị viêm kéo dài, lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ bị thoái hóa sớm.
Thoái hóa khớp cổ chân do tác nhân khác
Ngoài hai nguyên nhân kể trên, thoái hóa khớp cổ chân có thể do một trong số những yếu tố sau:
- Tiền sử gia đình: Bố mẹ, ông bà bị thoái hóa khớp dẫn đến con có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp càng tăng do khớp cổ chân bị hao mòn theo thời gian, sụn kém linh hoạt.
- Cân nặng: Béo phì, thừa cân là điều kiện thuận lợi để phát triển bệnh thoái hóa khớp. Bởi trọng lượng lớn sẽ tạo gánh nặng lên cổ chân, lâu ngày dẫn đến suy giảm chức năng khớp này.
Béo phì làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp cổ chân
Triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân thường gặp
Biểu hiện của thoái hóa khớp cổ chân trong giai đoạn đầu thường khó nhận biết. Đa số cảm giác ban đầu chỉ là nhức mỏi và cấp độ sẽ tăng dần theo thời gian. Những dấu hiệu thường gặp nhất của thoái hóa khớp cổ chân đó là:
- Đau nhức: Vùng khớp cổ chân bị đau nhức, sưng tấy trong khi vận động. Cơn đau thường âm ỉ và có thể biến mất khi người bệnh nghỉ ngơi. Nếu không điều trị sớm cơn đau sẽ tăng lên, kéo dài gây đau đớn cho người bệnh kể cả khi không hoạt động.
- Cứng khớp: Triệu chứng này sẽ đi kèm những cơn đau, thường đau nhất khi người bệnh thức dậy hoặc sau một thời gian không vận động, di chuyển.
- Khớp kêu: Tiếng khớp kêu lục cục khi vận động và cảm giác nóng ran quanh khớp cổ chân.
- Sưng tấy, teo cơ: Tình trạng thoái hóa kéo dài dẫn đến biến chứng khớp chân bị teo cơ và sưng tấy.
Thoái hóa khớp cổ chân có nguy hiểm không?
Bệnh thoái hóa khớp cổ chân không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc của người mắc. Nếu không được chăm sóc và điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, đi lại.
Ngoài ra, thoái hóa khớp cổ chân có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xương hoại tử, bệnh gout hay vôi hóa sụn khớp. Vì vậy, bạn cần chú ý khi có các dấu hiệu thoái hóa khớp cổ chân để có biện pháp tập luyện, xoa bóp hay điều trị y tế đúng cách, giảm tái phát bệnh.
Thoái hóa khớp cổ chân dẫn đến người bệnh khó khăn trong vận động hàng ngày
Chẩn đoán thoái hóa khớp cổ chân
Theo Hội Thấp khớp học Mỹ-ACR, việc chẩn đoán thoái hóa khớp cổ chân sẽ dựa theo những yếu tố sau:
Yếu tố nguy cơ
- Người có độ tuổi trên 38.
- Dấu hiệu cứng khớp xảy ra dưới 30 phút.
- Có tiếng lục khục của khớp khi cử động.
Biểu hiện lâm sàng
- Tràn dịch khớp do phản ứng viêm của khớp.
- Xuất hiện gai xương ở rìa khớp do lệch trục khớp.
Chẩn đoán hình ảnh
- Chụp X-quang: Giai đoạn 1 xuất hiện gai xương nhỏ, giai đoạn 3 mọc gai xương rõ ràng, giai đoạn 3 hẹp khe khớp vừa và giai đoạn 4 có kèm xơ xương ở dưới sụn.
- Siêu âm khớp: Kiểm tra tình trạng gai xương, tràn dịch của khớp.
- Chụp cộng hưởng từ: Quan sát hình ảnh khớp.
- Nội soi khớp: Quan sát tổn thương thoái hóa ở sụn khớp.
- Làm xét nghiệm máu: Đo độ lắng máu.
Điều trị thoái hóa khớp cổ chân
Để điều trị thoái hóa khớp cổ chân cần có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh phổ biến:
Điều trị y tế không phẫu thuật
Phương pháp điều trị y tế không phẫu thuật thường áp dụng trong trường hợp bệnh lý nhẹ. Một số cách điều trị phi phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn như sau:
- Dùng giày chuyên dụng hỗ trợ cổ chân khi vận động, giảm cơn đau do thoái hóa.
- Dùng thiết bị chỉnh hình như nẹp, gậy chuyên dụng để giảm áp lực lên cổ chân.
- Vật lý trị liệu tăng sức khỏe tại những mô mềm ở cổ chân, giảm áp lực lên chân hiệu quả.
- Sử dụng thuốc uống, thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị bằng vật lý trị liệu, xoa bóp chân trong trường hợp thoái hóa khớp cổ chân nhẹ
Tiêm thuốc vào khớp
Tiêm thuốc trị thoái hóa khớp cổ chân là biện pháp dùng thuốc chứa hormone cortisol. Hiện nay, một số người bị thoái hóa khớp cổ chân được khuyên nên tiêm steroid vào khớp để điều trị bệnh khi các cách khác không có kết quả khả quan. Tuy nhiên, loại thuốc tiêm này chỉ có tác dụng giảm đau trong vài tháng hoặc vài tuần.
Phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp cổ chân thường được chỉ định trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với các phương pháp trên. Phẫu thuật có thể cải thiện khá nhiều những triệu chứng của bệnh đồng thời tăng khả năng vận động cho người mắc.
Một số loại hình phẫu thuật thường được chỉ định trong điều trị thoái hóa khớp cổ chân như:
- Phẫu thuật loại bỏ viêm, làm nhẵn sụn, cắt bỏ gai xương.
- Kéo giãn cổ chân hỗ trợ tăng cường sụn khớp, giúp cổ chân tự phục hồi.
- Cấy ghép sụn trong trường hợp thoái hóa khớp dẫn đến tổn thương sụn.
- Hợp nhất cổ chân nhằm tăng sự ổn định khớp và giảm đau.
- Thay thế khớp cổ chân trong trường hợp tổn thương thoái hóa khớp nghiêm trọng.
Hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp cổ chân
Để quá trình điều trị thoái hóa khớp cổ chân diễn ra thuận lợi, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Điều chỉnh lại các hoạt động hàng ngày, tránh vận động gây ảnh hưởng đến cổ chân.
- Nghỉ ngơi định kỳ khi cổ chân có dấu hiệu đau.
- Chườm lạnh hoặc chườm nóng nếu tình trạng cứng và đau cổ chân xảy ra.
- Giữ cân nặng hợp lý, tránh để trọng lượng cơ thể tạo áp lực đến cổ chân.
- Tập luyện các bài tập thể dục tốt cho bệnh thoái hóa xương khớp, đặc biệt là khớp cổ chân.
- Chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ xương khớp.
- Tái khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Người bị thoái hóa khớp cổ chân nên tái khám ngay khi có dấu hiệu bất thường
Hoàng Thấp Linh – Giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp cổ chân
Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ chân nhưng chủ yếu là do rối loạn miễn dịch (tình trạng tự miễn), xương khớp thiếu dưỡng chất. Thực tế, các biện pháp điều trị hiện nay giúp giảm nhanh triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân nhưng không tác động vào nguyên nhân cốt lõi nên bệnh vẫn tái phát.
Lời khuyên là nên kết hợp sử dụng sản phẩm giúp điều hòa miễn dịch, chống tự miễn với thành phần gồm các chất giảm đau, chống viêm thảo dược. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh có thành phần chính từ hy thiêm với sự kết hợp cùng các thảo dược khác như cao sói rừng, cao bạch thược, cao nhũ hương. Trong đó, thành phần chính hy thiêm đã được nghiên cứu ở một trường đại học Hàn Quốc khẳng định tác dụng đối với xương khớp bao gồm: Giảm viêm, trừ thấp, giảm dị ứng.
Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa thoái hóa xương khớp. Ngoài ra, những thảo dược có trong Hoàng Thấp Linh còn hỗ trợ giảm sưng đau, giảm viêm và tăng cường hồi phục khớp hiệu quả.
Nghiên cứu tại Bệnh viện E năm 2013 cho kết quả: Nhóm bệnh nhân điều trị theo phác đồ có kết hợp sử dụng Hoàng Thấp Linh cho tỷ lệ cải thiện bệnh cao hơn 20% so với nhóm chỉ điều trị theo phác đồ. Sản phẩm được chuyên gia đánh giá cao bởi sự an toàn, hiệu quả, giá thành phải chăng, giúp tác động cả vào nguyên nhân và triệu chứng thoái hóa khớp.
Hoàng Thấp Linh là sản phẩm tốt cho người bị thoái hóa khớp cổ chân
Hoàng Thấp Linh là sản phẩm thảo dược được nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng hiện nay. Tiểu biểu như:
>>> Bà Vũ Thị Phượng – SĐT: 0859.056.486 (71 tuổi, ở Đội 2, thôn Đồng Quan, xã Dũng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng) đã có hơn 20 năm sống chung với bệnh viêm đa khớp không làm được gì, không đi lại được, phải “nằm bẹp” một chỗ. Bà đi khám chữa ở nhiều nơi mà không khỏi. Khi đau quá, bà tự uống một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm nhưng người bị tác dụng phụ phù do tích nước. Nhờ sử dụng Hoàng Thấp Linh, chỉ sau 2 đợt điều trị (mỗi đợt 2 tháng), tình trạng viêm đa khớp đã cải thiện đáng kể. Giờ bà có thể làm việc ngoài đồng, xách nước, cuốc đất từ sáng tới chiều mà sức khỏe vẫn như thời 45 – 50 tuổi. Mời bạn xem chi tiết TẠI ĐÂY.
>>> XEM THÊM: Chia sẻ của nhiều người khác TẠI ĐÂY.
Bài viết đã chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị thoái hóa khớp cổ chân. Hy vọng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh lý xương khớp. Mọi thắc mắc về bệnh và sản phẩm Hoàng Thấp Linh, xin vui lòng liên hệ qua (Zalo/ Viber): 0975284017 - 0917214851 để nhận được tư vấn.
Link tham khảo:
https://www.webmd.com/osteoarthritis/foot-ankle-osteoarthritis
https://www.versusarthritis.org/about-arthritis/conditions/osteoarthritis-oa-of-the-foot-and-ankle/