Thoái hóa khớp do nhiều nguyên nhân gây ra: Di truyền, tuổi tác, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, thừa cân,... Để có thể chủ động phòng bệnh, chúng ta cùng đi tìm hiểu 10 nguyên nhân thoái hóa khớp dưới đây.

10 nguyên nhân thoái hóa khớp thường gặp

Quan niệm thoái hóa khớp chỉ gặp ở người già là một sai lầm. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp hiện nay. Do đó, mọi người cần tìm hiểu đầy đủ những nguyên nhân thoái hóa khớp để chủ động phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả. 

Thoái hóa xương khớp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Thoái hóa xương khớp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Di truyền

Tiểu sử gia đình hay yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa xương khớp. Nếu trong gia đình có ông bà hoặc cha mẹ bị thoái hóa xương khớp thì nguy cơ con cháu sinh ra mắc bệnh cao hơn so với bình thường.

Trong quá trình thăm khám bệnh, hãy cung cấp thông tin về tiền sử gia đình cho bác sĩ. Điều này giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân gây bệnh thoái hóa xương khớp. Từ đó, quá trình điều trị sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tuổi tác

Tuổi càng cao thì quá trình lão hóa càng diễn ra nhanh chóng, làm tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp. 

Ở giai đoạn này, tốc độ tái tạo sụn khớp giảm, khả năng tiết dịch bôi trơn giảm, sụn bị bào mòn, dây chằng mất tính đàn hồi. Hậu quả là hàng loạt các triệu chứng thoái hóa xương khớp xuất hiện bao gồm đau, sưng, viêm và khó khăn trong việc di chuyển.

Giới tính

Giới tính là một trong những nguyên nhân gây bệnh thoái hóa xương khớp. Trước độ tuổi 50, tỷ lệ mắc bệnh xương khớp ở 2 giới là cân bằng. Nhưng sau tuổi 50 thì tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn ở nữ giới. Nguyên nhân là do: 

  • Cấu tạo xương ở phụ nữ nhỏ, độ chắc khỏe thấp hơn và tỷ lệ lắng đọng canxi ít so với nam giới.
  • Phụ nữ tuổi mãn kinh thiếu lượng lớn hormone estrogen, một loại hormone ảnh hưởng tới sự phát triển xương.
  • Phụ nữ sau 50 tuổi có nguy cơ loãng xương cao hơn nam giới.

Phụ nữ có tỷ lệ mắc thoái hóa xương khớp cao hơn đàn ông

Phụ nữ có tỷ lệ mắc thoái hóa xương khớp cao hơn đàn ông

Nghề nghiệp

Nguyên nhân thoái hóa xương khớp có thể bắt nguồn từ tính chất, đặc thù công việc. Một số ngành nghề có nguy cơ cao gặp các vấn đề về xương khớp bao gồm:

  • Người lao động chân tay: Nông dân, thợ xây, thợ mỏ, vận động viên,... Các công việc mang tính chất nặng nhọc và dễ bị va chạm, chấn thương, lâu dài dẫn đến thoái hóa.
  • Người ít vận động: Nhân viên văn phòng, tài xế, biên dịch,... Các công việc mang tính chất tại chỗ, rất ít cơ hội cho xương khớp vận động. Hậu quả là máu kém lưu thông, thiếu chất dinh dưỡng dẫn truyền tới sụn khớp, gây yếu xương khớp.
  • Một số công việc đặc thù phải mang giày cao gót thường xuyên và liên tục cũng tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương, thoái hóa khớp. 

Dinh dưỡng không đảm bảo

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe hệ xương khớp. Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng không đảm bảo có nguy cơ trở thành tác nhân gây thoái hóa khớp. 

  • Chế độ ăn thiếu chất (canxi, photpho, vitamin D) khiến quá trình tổng hợp và phát triển xương bị ảnh hưởng, giảm mật độ xương, gây loãng xương. Điều này cần đặc biệt lưu ý đối với trẻ nhỏ.
  • Thói quen sử dụng bia rượu khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị ảnh hưởng, giảm độ chắc khỏe của xương.
  • Tiêu thụ nhiều mỡ động vật hay thức ăn nhanh tiềm ẩn nguy cơ gây béo phì, cao huyết áp, ung thư và cả các bệnh về xương khớp. 

Thừa cân

Thừa cân, béo phì được định nghĩa là khi chỉ số BMI (cân nặng/bình phương chiều cao) lớn hơn 25. Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân thoái hóa khớp do làm tăng áp lực lên xương khớp. 

Quá trình thoái hóa khớp ở người thừa cân thường diễn ra khá nhanh. Hai vị trí khớp bị ảnh hưởng nhiều nhất là thoái hóa khớp gối và thoái hóa khớp háng. Theo thời gian, phần xương khớp nhanh chóng bị bào mòn gây viêm, sưng và đau gia tăng. 

Thừa cân làm tăng áp lực nên khớp xương, gây thoái hóa khớp

Thừa cân làm tăng áp lực nên khớp xương, gây thoái hóa khớp

Chấn thương

Nguyên nhân thoái hóa khớp do va chạm, chấn thương thường gặp ở những người trẻ tuổi. Các hoạt động thường xuyên gây ảnh hưởng đến một vị trí khớp cố định như khớp đùi, khớp hông, khớp cổ chân bao gồm: Múa ba lê, chơi bóng rổ, chơi bóng đá,... sẽ làm tăng nguy cơ bị thoái hóa tại khớp đó.

Bên cạnh đó, việc bị va chạm, chấn thương có thể xảy ra ở những người lao động chân tay như: Thợ xây, thợ mỏ, thợ cơ khí,...  Những chấn thương dễ gặp phải bao gồm:

  • Gãy cổ xương đùi.
  • Trật khớp háng.
  • Vỡ ổ cối.
  • Rách, vỡ sụn khớp.
  • Chấn thương dây chằng.
  • Giãn dây chằng gân cơ.

Một nghiên cứu chỉ ra: Nguy cơ thoái hóa xương khớp sẽ cao hơn khi bạn đã từng gặp phải chấn thương xương khớp trước đó.

Dị dạng bẩm sinh

Những tổn thương về xương khớp bẩm sinh hay còn gọi là dị dạng bẩm sinh cũng sẽ khiến cho quá trình thoái hóa ở xương khớp nhanh chóng diễn ra. Thông thường, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng dị tật ở sụn, khớp hoặc xương. 

Biến dạng khớp thứ phát

Biến dạng khớp thứ phát là tình trạng bị sai lệch cấu trúc xương khớp của cơ thể. Hậu quả của biến dạng khớp là hình thành gai xương, bào mòn sụn khớp, lâu dần dẫn đến bệnh thoái hóa khớp. 

Biến dạng khớp thứ phát là nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Biến dạng khớp thứ phát là nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Các triệu chứng có thể xuất hiện ở người bị biến dạng khớp bao gồm: 

  • Viêm, sưng, tấy tại vị trí khớp xương.
  • Đau tăng khi ấn vào mu của khớp.
  • Vị trí sưng khớp thay đổi.
  • Tiến triển viêm từ một vài vị trí đến toàn bộ khớp.
  • Gặp khó khăn khi vận động, di chuyển.

Bệnh lý 

Các bệnh lý dẫn đến thoái hóa khớp thường gặp bao gồm: Loãng xương, gout, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp, hoại tử vô khuẩn,... Người bệnh cần được thăm khám và điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm. 

>>> Xem thêm: Các cách điều trị thoái hóa khớp gối.

Biện pháp phòng tránh thoái hóa xương khớp hiệu quả, dễ áp dụng

Các biện pháp phòng tránh thoái hóa xương bao gồm: 

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Một chế độ sinh hoạt, vận động phù hợp, nhẹ nhàng, vừa sức, tránh gây áp lực lên xương khớp sẽ giúp giảm nguy cơ mắc thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, giấc ngủ cũng góp phần quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe hệ xương khớp.

Chế độ ăn uống khoa học

Để làm chậm quá trình thoái hóa khớp, người bệnh nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường, mỡ, cholesterol hay thức uống chứa chất kích thích, nội tạng động vật,... Thay vào đó là bổ sung các loại rau củ, hoa quả, omega-3,... trong chế độ ăn hàng ngày.

Thường xuyên tập luyện

Nên lựa chọn những bài tập thể dục như: Dưỡng sinh, thiền định, yoga hoặc các bài tập tốt cho xương khớp như: Tư thế cây cầu, plank,... để có thể giúp khớp dẻo dai và linh hoạt hơn.

Tập thể dục dưỡng sinh giúp tăng cường sự dẻo dai và giảm nguy cơ thoái hóa khớp

Tập thể dục dưỡng sinh giúp tăng cường sự dẻo dai và giảm nguy cơ thoái hóa khớp

Hoàng Thấp Linh - Giải pháp từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả

Bên cạnh những phương pháp điều trị bệnh hiện đại, xu hướng sử dụng thảo dược để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp đang được quan tâm hiện nay. Tiêu biểu như Hoàng Thấp Linh - thực phẩm bảo vệ sức khỏe được biết đến với công dụng hỗ trợ và phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả. 

Một số thành phần quan trọng trong Hoàng Thấp Linh được kể đến là:

  • Hy thiêm: Nghiên cứu tại Đại học Wonkwang khẳng định tác dụng trừ phong thấp, giảm viêm của cây thuốc này.
  • Bạch thược: Cho tác dụng chống viêm rất tốt khi đồng kết hợp với hy thiêm.
  • Nhũ hương: Giúp loại bỏ nguy cơ thoái hóa khớp do có tác dụng chống viêm và hoạt huyết. Bên cạnh đó, thảo dược này còn giúp cung cấp dưỡng chất cho xương, đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh.
  • Sói rừng: Nghiên cứu năm 2009 đã được chứng minh, sói rừng có tác dụng điều hòa miễn dịch, mở ra hy vọng cho các bệnh xương khớp tự miễn.
  • Một số thành phần khác: Boron, magnesium, L-carnitine,... giúp bổ sung dinh dưỡng cho khớp, hỗ trợ với các thành phần chính ngăn ngừa thoái hóa khớp hiệu quả.

Hoàng Thấp Linh đã được nghiên cứu tại Bệnh viện E năm 2013 cho kết quả vô cùng khả quan: Nhóm bệnh nhân chỉ điều trị bằng thuốc cho tỷ lệ phục hồi nhỏ hơn 20% so với nhóm bệnh nhân điều trị bằng thuốc kết hợp sử dụng sản phẩm Hoàng Thấp Linh. 

Một số chia sẻ từ người bệnh mắc các bệnh xương khớp sau khi đã sử dụng Hoàng Thấp Linh:

1. Chị Phạm Thị Lành (Vĩnh Phúc) vui mừng nói: “Hoàng Thấp Linh là sản phẩm phù hợp nhất với tôi. Sau một thời gian sử dụng, tôi thấy đỡ đau rất nhiều, đi lại nhanh nhẹn, chồng con bớt cực và không phải chăm sóc tôi như trước”.

2. Bác Lê Văn H (Thái Bình) cho hay: “Tôi mới dùng Hoàng Thấp Linh khoảng 3 tháng mà khi vận động, cảm thấy rất nhanh nhẹn như hồi còn trẻ”.

Hoàng Thấp Linh - Giải pháp phòng ngừa thoái hóa khớp an toàn, hiệu quả

Hoàng Thấp Linh - Giải pháp phòng ngừa thoái hóa khớp an toàn, hiệu quả

nút đặt mua

Chuyên gia Hồ Bá Do cho rằng: “Sản phẩm Hoàng Thấp Linh được làm từ thảo dược nên rất an toàn, hoàn toàn không có tác dụng phụ. Mọi người nên tin tưởng sử dụng để thấy hiệu quả một cách sớm nhất.”

Mọi người có thể tham khảo thêm thông tin chuyên gia đánh giá về sản phẩm Hoàng Thấp Linh tại video dưới đây:

Tóm lại, nguyên nhân thoái hóa khớp rất đa dạng và phức tạp, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tự kiểm soát để tình trạng bệnh được cải thiện. Đừng quên phối hợp sử dụng Hoàng Thấp Linh cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để hạn chế tình trạng thoái hóa khớp xảy ra. 

Mọi thắc mắc về nguyên nhân thoái hóa khớp và sản phẩm Hoàng Thấp Linh xin vui lòng liên hệ qua (Zalo/ Viber): 0902207112 để nhận được tư vấn bạn nhé.

Link tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/27871

https://www.healthline.com/health/common-causes-osteoarthritis

https://www.cdc.gov/arthritis/basics/osteoarthritis.htm