Thoái hóa khớp háng là bệnh lý khá phổ biến hiện nay tại Việt Nam. Nếu không sớm điều trị, bệnh có thể để lại hậu quả như mất khả năng vận động, thậm chí là liệt. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin về các phương pháp điều trị bệnh đang được sử dụng hiện nay, hy vọng có ích cho bạn.

Thoái hóa khớp háng là gì?

Thoái hóa khớp háng là bệnh gặp chủ yếu ở đối tượng người lớn tuổi. Tổn thương lớp sụn bao khớp sẽ làm tăng sự cọ xát của chỏm xương đùi và ổ chảo xương chậu. Tình trạng này gây đau đớn cho người bệnh, lâu dần không được chữa trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn thoái hóa, dẫn đến hậu quả nặng nề nhất là liệt.

Bệnh thoái hóa khớp háng thường gặp ở người lớn tuổi

Bệnh thoái hóa khớp háng thường gặp ở người lớn tuổi

Phân loại thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng được phân thành 2 loại chính sau:

- Thoái hóa khớp háng nguyên phát: Gặp ở đối tượng người cao tuổi (trên 60 tuổi), do quá trình lão hóa tự nhiên.

- Thoái hóa khớp háng thứ phát: Gặp sau chấn thương hoặc là hậu quả của một số bệnh lý xương khớp. 

Triệu chứng thoái hóa khớp háng

Một số triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp háng bao gồm:

  • Gặp nhiều khó khăn khi di chuyển, thay đổi tư thế.
  • Đau nhiều ở vùng háng, thậm chí đau lan tỏa ra khớp gối và sau mông.
  • Khớp háng dễ bị tê, mỏi lúc co duỗi hoặc khi giữ ở một tư thế quá lâu.
  • Khó khăn trong hoạt động sinh hoạt thường ngày như: Đi vệ sinh, ngồi, cúi người,...

>>> XEM THÊM: Đau nhức khớp háng là dấu hiệu của bệnh gì?

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng

Có rất nhiều yếu tố đóng vai trò là nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa khớp háng. Dựa trên cách phân loại thoái hóa khớp háng, có thể chỉ ra một số nguyên nhân gây bệnh sau đây:

  • Sự lão hóa của tuổi già chiếm khoảng 50%, thường gặp ở đối tượng trên 60 tuổi.
  • Do biến chứng của một số bệnh lý: Hoại tử vô khuẩn, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp,…
  • Hậu quả sau chấn thương: Gãy cổ xương đùi, trật khớp háng, vỡ ổ cối,…
  • Do yếu tố di truyền: Thành viên trong gia đình có người mắc các bệnh về xương khớp.
  • Hoạt động thể lực quá sức, luyện tập thể dục cường độ cao, tính chất công việc nặng nhọc,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe khớp háng.
  • Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình phát triển của bệnh thoái hóa khớp háng.

Thừa cân thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp      

Thừa cân thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp háng nguy hiểm như thế nào?

Khi mắc thoái hóa khớp háng, việc vận động, sinh hoạt thường ngày bị đảo lộn, khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh sẽ còn gây nên những biến chứng đau đớn và nguy hiểm khác:

  • Mọc gai xương: Các gai xương mọc lên làm tăng thêm đau đớn cho người bệnh.
  • Lệch trục khớp: Xảy ra khi lớp sụn bị bào mòn, mất chức năng liên kết, khiến xương bị lệch sang một bên.
  • Thoát vị hoạt dịch: Dịch bị thoát ra khiến lực ma sát giữa hai đầu xương tăng lên, gây đau đớn dữ dội.

Phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp háng là gì?

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp háng được sử dụng với mục đích khác nhau. Người ta có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp nhiều phương pháp, nhằm cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

  • Chụp X-quang: Xác định được sự bất thường về số lượng, hình dạng, cấu trúc của xương.
  • Xạ hình xương: Giúp đánh giá tình trạng các tế bào mô mềm và xương bên hông.
  • Chụp MRI hay CT scan: Mục đích kiểm tra và đánh giá cấu trúc xương.
  • Xét nghiệm máu: Xác định kháng thể liên quan tới các bệnh lý khác.

Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp háng hiện nay

Đối với trường hợp thoái hóa khớp háng ở mức độ nhẹ, người bệnh thường được chỉ định điều trị nội khoa (sử dụng thuốc). Đồng thời kết hợp vật lý trị liệu, chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp theo tư vấn của chuyên gia.

Trong trường hợp bệnh ở mức độ nặng hơn, có thể phải điều trị ngoại khoa (phẫu thuật). 

Điều trị thoái hóa khớp háng bằng phương pháp phẫu thuật

Điều trị thoái hóa khớp háng bằng phương pháp phẫu thuật

Mục tiêu điều trị bệnh thoái hóa khớp háng bao gồm:

  • An toàn cho người bệnh khi sử dụng thuốc, hạn chế phản ứng phụ, tương tác thuốc.
  • Đảm bảo chức năng vận động, đi lại cho người bệnh.
  • Giảm đau xương khớp.
  • Hạn chế nguy cơ tai biến, biến chứng sau phẫu thuật.
  • Cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Dưới đây là các phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng được áp dụng hiện nay:

Sử dụng thuốc theo chỉ định điều trị thoái hóa khớp

Đau là triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp háng. Do đó, thuốc giảm đau là lựa chọn đầu tay của các bác sĩ trong điều trị bệnh.

- Trường hợp đau nhẹ

Bác sĩ thường lựa chọn thuốc giảm đau thuộc nhóm NSAIDs: Ibuprofen, naproxen, meloxicam, oxicam,... dạng uống hoặc dạng bôi. Người bệnh cần tuân thủ liều lượng và thời điểm sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nhằm đạt hiệu quả giảm đau cũng như hạn chế tác dụng phụ trên gan, thận, dạ dày. 

Điều trị thoái hóa khớp háng bằng thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs

Điều trị thoái hóa khớp háng bằng thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs

- Trường hợp đau dữ dội 

Bác sĩ có thể cân nhắc và kết hợp thuốc giảm đau NSAIDs với thuốc giảm đau steroid, ví dụ như paracetamol, codein. Nếu vẫn chưa thể xoa dịu cơn đau hiệu quả, một số loại thuốc giảm đau opioid sẽ là lựa chọn tiếp theo, bao gồm: Tramadol, duloxetine. Tuy nhiên, đây là nhóm thuốc dễ gây nghiện, cần được quản lý và sử dụng tuân theo chỉ định của bác sĩ. Một số trường hợp được chỉ định tiêm opioid nhằm giảm đau nhanh và tạm thời.

Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp háng

Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không cải thiện được tình trạng, người bệnh đau nhiều, chụp X-quang cho thấy biến dạng ở ổ cối và chỏm xương đùi thì phẫu thuật được cho là chỉ định phù hợp nhất. Các phương pháp phẫu thuật được sử dụng hiện nay bao gồm:

Đục xương, chỉnh lại khung chậu, ghép xương ổ cối

Đây là phương pháp điều trị ngoại khoa được áp dụng cho những trường hợp thiểu sản hoặc trật khớp háng ở giai đoạn sớm. 

Phẫu thuật thay khớp háng

Phẫu thuật thay khớp háng trong điều trị thoái hóa khớp háng

Phẫu thuật thay khớp háng trong điều trị thoái hóa khớp háng

Có hai loại phẫu thuật thay khớp háng đó là: 

Thay bán phần khớp háng: Áp dụng trong trường hợp khớp háng chỉ bị tổn hại một phần và mô sụn có dấu hiệu mài mòn.

Thay toàn phần khớp háng: Được chỉ định trong trường hợp bệnh trở nên trầm trọng, người bệnh đau dữ dội, kéo dài, giấc ngủ bị ảnh hưởng,… Thường gặp ở đối tượng người cao tuổi, mắc nhiều bệnh lý nền.

Hiện nay, superpath là một kỹ thuật thay khớp háng hiện đại. Ưu điểm so với các phương pháp truyền thống đó là giúp giảm đau đớn cho người bệnh nhưng vẫn giữ nguyên tế bào mô mềm bao quanh khớp. Tỷ lệ thành công của phương pháp này rất cao và rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe cho người bệnh. 

Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn đủ tốt để có thể sử dụng các máy móc và áp dụng kỹ thuật phức tạp. Người bệnh cần thực hiện ở bệnh viện bởi bác sĩ uy tín.

Tái tạo bề mặt chỏm xương đùi

Tái tạo bề mặt chỏm xương đùi là phương pháp thay thế khi người bị thoái hóa khớp háng không đáp ứng với phẫu thuật thay khớp hoặc theo mong muốn của người bệnh. 

Bề mặt tổn thương tại chỏm xương đùi sẽ được thay thế bằng một lớp bọc kim loại. Ưu điểm của phương pháp này là giúp giảm đau cho người bệnh; bảo toàn xương khớp để thực hiện thay thế khớp khi có điều kiện. 

Trị liệu thần kinh cột sống điều trị thoái hóa khớp háng

Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) được coi là giải pháp hữu hiệu trong nắn chỉnh vị trí xương khớp về đúng vị trí. Phương pháp này không cần sự can thiệp của máy móc như phẫu thuật, mà cần đến chuyên môn cao của bác sĩ. Bởi bác sĩ là người trực tiếp tác động lên hệ xương khớp của cơ thể bạn bằng các kỹ thuật chuyên môn khó và yêu cầu độ chính xác cao.

Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống trong điều trị thoái hóa khớp háng

Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống trong điều trị thoái hóa khớp háng

Bác sĩ sẽ sử dụng tay để nắn chỉnh trực tiếp các khớp xương. Sau khi kết thúc quá trình, xương khớp về đúng vị trí, các dây thần kinh và mạch máu tự khắc hoạt động theo cơ chế tự nhiên, đưa cơ thể nhanh chóng chuyển về trạng thái phục hồi.

Chủ động phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp háng 

Các biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp háng hiệu quả bao gồm:

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Việc thực hiện thói quen sinh hoạt hợp lý là một trong những giải pháp giúp làm chậm quá trình bào mòn sụn khớp. Dưới đây là một số thói quen tốt cho xương khớp bạn nên áp dụng:

  • Thực hiện các hoạt động nằm, ngồi, vận động nhẹ nhàng nhằm tránh gây áp lực lên phần khớp háng.
  • Tập vật lý trị liệu giúp lưu thông máu dễ dàng đến tổ chức khớp háng, cải thiện sự linh hoạt và dẻo dai các khớp, từ đó ngăn ngừa thoái hóa hiệu quả.
  • Thiền và yoga với những tư thế đơn giản và nhẹ nhàng, vừa có thể giúp cải thiện sức khỏe xương khớp háng tự nhiên, vừa đem lại cho bạn một tinh thần thoải mái.

Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn hợp lý góp phần phòng ngừa thoái hóa khớp háng

Chế độ ăn hợp lý góp phần phòng ngừa thoái hóa khớp háng

Chế độ ăn uống đóng vai trò hỗ trợ rất lớn trong phòng ngừa thoái hóa khớp háng. Để có hệ xương khớp khỏe mạnh cần bổ sung các thực phẩm giàu omega-3, rau xanh và củ quả tươi,... Đồng thời, hạn chế những thực phẩm như chất béo, mỡ động vật, nội tạng động vật, đường, muối,... trong chế độ ăn uống. 

Tập luyện thường xuyên

Dưới đây là một số bài tập đơn giản tại nhà bạn cần lưu lại để chủ động phòng ngừa thoái hóa khớp:

  • Plank: Chống 2 khuỷu tay và mũi hai bàn chân xuống thảm. Chú ý đầu, lưng, mông, gót chân thành một đường thẳng. Giữ ở tư thế này càng lâu càng tốt. Luyện tập khoảng 5-6 lần/ngày.
  • Tư thế cây cầu: Nằm ngửa trên thảm, gập đùi lại, hai tay duỗi thẳng, nắm vào cổ chân, nâng hông lên cao. Giữ nguyên tư thế trong 10 giây và thực hiện khoảng 5 lần/đợt luyện tập.
  • Xoay hông kép: Nằm ngửa, hai tay duỗi theo cơ thể, đùi gập và chụm vào nhau, quay sang trái rồi phải, chạm đầu gối xuống thảm. Thực hiện khoảng 10 lần/ngày.

>>> XEM THÊM: Mách bạn bài tập hỗ trợ cải thiện thoái hóa khớp háng

Hoàng Thấp Linh - Giải pháp từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp háng

Bên cạnh phương pháp điều trị tây y, thay đổi lối sống thì xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược đang được nhiều người lựa chọn. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh. Sản phẩm được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp háng vô cùng hiệu quả. Vai trò của Hoàng Thấp Linh được biết đến thông qua những thành phần sau: Hy thiêm (thành phần chính), bạch thược, nhũ hương, sói rừng và các vi chất bổ sung cho hệ xương khớp. Cụ thể tác dụng từng thành phần như sau:

- Hy thiêm: Vai trò của hy thiêm đối với thoái hóa khớp háng đó là trừ thấp, giảm viêm, giảm dị ứng. Hy thiêm được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y trị viêm đau xương khớp. Tác dụng của hy thiêm được chứng minh trong một nghiên cứu tại Trường Đại học Dược Wonkwang, Hàn Quốc.

- Bạch thược: Trong y học cổ truyền, bạch thược được nhắc đến với tác dụng chống viêm rất hiệu quả. Đây cũng là thành phần phối hợp tuyệt vời giúp hỗ trợ giảm triệu chứng của các bệnh lý về khớp.

- Nhũ hương: Bên cạnh tác dụng chống viêm, nhũ hương còn có thêm tác dụng hoạt huyết. Nhũ hương hỗ trợ máu lưu thông tới khớp háng, từ đó nuôi dưỡng các tế bào tại đây, thúc đẩy quá trình phục hồi bệnh.

- Sói rừng: Cho tác dụng tiêu viêm giải độc và điều hòa miễn dịch rất tốt cho cơ thể, đặc biệt khi bệnh nhân bị viêm xương khớp. Sói rừng đã được chứng minh tính hiệu quả qua một nghiên cứu tại một trường đại học ở Trung Quốc năm 2009.

Hoàng Thấp Linh tốt cho người bị thoái hóa khớp háng

Hoàng Thấp Linh tốt cho người bị thoái hóa khớp háng

Ngoài ra, sản phẩm Hoàng Thấp Linh còn bao gồm nhiều thành phần bổ dưỡng cho xương khớp như: Methylsulfonylmethane, pregnenolone, boron, L-carnitine, magnesi,... giúp nuôi dưỡng, hồi phục sụn khớp, cải thiện triệu chứng viêm, sưng và ngăn ngừa thoái hóa khớp hiệu quả.

Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện E năm 2013 cho thấy, người sử dụng Hoàng Thấp Linh đạt hiệu quả trong việc giảm tình trạng sưng, đau khớp cao gấp 1,5 lần người không sử dụng sản phẩm. Sản phẩm có tính an toàn cao do thành phần từ thảo dược tự nhiên.

Phản hồi từ người dùng

Sau đây là một số phản hồi rất tích cực của bệnh nhân:

1. Chị Phạm Thị Lành (Vĩnh Phúc) chia sẻ: “Tôi cảm thấy đỡ rất nhiều, dễ chịu, thoải mái, chồng con không phải chăm sóc tôi như trước. Chưa có loại nào phù hợp với tôi như Hoàng Thấp Linh”. 

2. Bà Vũ Thị Phượng (Hải Phòng) cho hay: “Sau 2 tháng uống Hoàng Thấp Linh, tôi không còn cảm thấy đau nhức khớp gối, khớp cổ tay. Tôi đi lại bình thường, tự đạp xe, cuốc đất từ trưa tới tối mà không bị đau lưng”. Mời bạn xem chi tiết trong video dưới đây:

Đánh giá của chuyên gia

Chuyên gia Hồ Bá Do đánh giá: “Hoàng Thấp Linh có thành phần từ thảo dược, không gây tác dụng phụ nào cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, các bệnh lý xương khớp từ xa xưa đã sử dụng hy thiêm cho hiệu quả rất tốt. Vì thế, mọi người có thể an tâm sử dụng sản phẩm này”. Mời bạn xem chi tiết trong video dưới đây:

Khi mắc thoái hóa khớp háng, bạn đừng vội bỏ cuộc. Cơ hội phục hồi bệnh sẽ cao nếu bạn tuân thủ các phương pháp điều trị theo tư vấn và lời khuyên của chuyên gia. Bên cạnh đó, để hỗ trợ điều trị và chủ động phòng ngừa bệnh, hãy thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống và kết hợp sử dụng sản phẩm Hoàng Thấp Linh mỗi ngày bạn nhé. 

Mọi thắc mắc về bệnh thoái hóa khớp háng và sản phẩm Hoàng Thấp Linh xin vui lòng liên hệ qua (Zalo/ Viber): 0975284017 - 0917214851 để nhận được tư vấn bạn nhé.

Link tham khảo:

https://orthop.washington.edu/patient-care/articles/hip/osteoarthritis-of-the-hip-hip-arthritis.html

https://www.webmd.com/osteoarthritis/hip-osteoarthritis-degenerative-arthritis-hip

https://www.arthritis-health.com/types/osteoarthritis/what-hip-osteoarthritis