Nguyên nhân đau khớp gối thường gặp là: Yếu tố di truyền, nghề nghiệp, chấn thương, nhiễm khuẩn, thừa cân béo phì và các bệnh lý xương khớp khác. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh giúp người bệnh chủ động phòng tránh và có cơ sở căn cứ để thăm khám, chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân đau khớp gối thường gặp
Người bệnh cần tìm hiểu những nguyên nhân đau khớp gối để có thể chủ động phòng tránh bệnh hoặc có những giải pháp chữa đau khớp gối phù hợp và hiệu quả. Cụ thể là:
Do yếu tố nghề nghiệp
Nguyên nhân đau khớp gối có thể xuất phát từ yếu tố nghề nghiệp hay tính chất công việc. Những yếu tố nghề nghiệp ảnh hưởng tới khớp gối là:
- Môi trường bắt buộc hoặc thường xuyên cần đi giày cao gót trong một thời gian dài ở phụ nữ: Giáo viên, lễ tân, tiếp viên hàng không,...
- Công nhân, nông dân phải khuân vác nặng nhọc liên tục gây áp lực lớn lên các khớp, đặc biệt là khớp gối.
- Nhân viên văn phòng thường dành nhiều thời gian ngồi khi làm việc, khiến khớp gối không hoạt động linh hoạt. Khi đột ngột thay đổi tư thế đứng, ngồi, cúi có thể gây tổn thương tới khớp.
Một nghiên cứu về yếu tố nghề nghiệp tác động lên hệ xương khớp của Hội Thấp khớp học Việt Nam cho thấy: Những người lao động chân tay có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp chiếm 80% so với những người làm công việc khác.
Thói quen đi giày cao gót là nguyên nhân đau khớp gối
Do yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền là một nguyên nhân đau khớp gối khó can thiệp nhất. Yếu tố di truyền được hiểu là khi gia đình bạn có thành viên bị bệnh xương khớp, bạn cũng có nguy cơ này, và thế hệ tương lai cũng có thể mắc các bệnh xương khớp như vậy. Các can thiệp sớm trên ADN có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện gen gây bệnh xương khớp cho thế hệ sau.
Do chấn thương
Các chấn thương bất ngờ vùng đầu gối thường là nguyên nhân đau khớp gối phổ biến nhất. Người bệnh sẽ cảm giác đau nhẹ khi cử động. Tuy nhiên, không thể tự đánh giá được mức độ tổn thương của các mô, dây chằng, cơ và khớp gối khi bị chấn thương. Do đó, việc sơ cứu và thăm khám y khoa là vô cùng cần thiết để đánh giá tình trạng tổn thương xương khớp.
Những đối tượng có nguy cơ cao gặp chấn thương đầu gối là: Cầu thủ bóng đá, vận động viên điền kinh, tuyển thủ bóng chày, nông dân, thợ xây, người cao tuổi, trẻ em,...
Chấn thương là một nguyên nhân gây đau khớp gối
Do bị nhiễm khuẩn
Vi khuẩn xâm nhập gây viêm khớp có thể bằng con đường trực tiếp thông qua các vết thương hở tại khớp hoặc gián tiếp qua máu đi đến khớp. Để chẩn đoán chính xác tác nhân gây nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh xét nghiệm máu, test dị ứng, kháng sinh đồ nếu cần.
Nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân đau khớp gối phá phổ biến. Bệnh cần được điều trị nhanh chóng và dứt điểm để hạn chế tình trạng viêm tiến sâu vào trong khớp, gây tổn thương khớp và hoại tử khớp.
Do thừa cân, béo phì
Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ nhiều hơn so với bình thường không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh về tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, sỏi thận, xương khớp và ung thư.
Thừa cân béo phì gây áp lực mỗi ngày lên xương khớp. Do đó, để giảm đau xương khớp thì kiểm soát cân nặng là việc quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, giảm cân không đồng nghĩa với việc luyện tập các bài tập cường độ quá cao. Lý do là các bài tập này có thể gây tác dụng ngược, ảnh hưởng lớn hơn cho xương khớp.
Thừa cân béo phì tạo áp lực lên khớp gây đau khớp gối
Do các bệnh lý xương khớp
Các bệnh lý gây đau khớp gối bao gồm: Thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp, khô khớp, gai khớp gối,... Bệnh lý thường gây các triệu chứng khác nhau như: Đau nhức, đau âm ỉ, đau đối xứng hai bên, đau lan tỏa lên vùng đùi,...
Nguyên nhân đau khớp gối do các bệnh lý xương khớp cần được phát hiện sớm để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như: Teo cơ, sụn khớp mất chức năng, bại liệt.
Biện pháp phòng ngừa bệnh đau khớp gối hiệu quả
Các biện pháp phòng ngừa bệnh đau khớp gối vừa dễ thực hiện, vừa an toàn, hiệu quả là:
- Thay đổi lối sống: Người bị đau khớp gối cần hạn chế các công việc lao động nặng nhọc hoặc hoạt động với cường độ cao. Thay vào đó, có thể tập thiền, yoga, thể dục dưỡng sinh. Việc áp dụng các bài tập giảm cân hay bài tập dành riêng cho khớp gối cũng mang lại hiệu quả tích cực.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học: Các loại thực phẩm cần có trong thực đơn của người bị đau khớp gối là dầu cá, hoa quả tươi, cá thu, cá hồi, hạt óc chó, hạnh nhân,... Các loại thực phẩm nên loại bỏ khỏi thực đơn đó là nội tạng động vật, bánh ngọt, đồ ăn đóng hộp, rượu bia, thuốc lá, cà phê,...
- Sử dụng các dụng cụ bảo vệ khớp gối như đai áp lực 2 vùng IM, đai boer, đai Thin PF,... có tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Sử dụng các bài thuốc đắp từ thảo dược giúp giảm đau khớp gối: Thuốc đắp từ lá tía tô, thuốc đắp từ rễ đinh lăng, thuốc đắp từ lá ngải cứu,...
- Thực hiện một số biện pháp hỗ trợ như: Chườm lạnh, châm cứu, mát xa, bấm huyệt, tắm bùn, xông hơi khô,... giúp giảm đau khớp.
Xông hơi khô giúp phòng ngừa bệnh đau khớp hiệu quả
>>> XEM THÊM: Bị tràn dịch khớp gối uống thuốc gì?
Hoàng Thấp Linh - Giải pháp từ thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ giảm đau và phòng ngừa bệnh khớp gối
Bên cạnh các phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh đau khớp gối nêu trên, sử dụng thảo dược cũng là một phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn. Đặc biệt trong đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh với tuổi đời trên 10 năm trên thị trường chăm sóc sức khỏe đã khẳng định được uy tín trong lòng người bệnh và nhận được đánh giá cao từ chuyên gia.
Các tác dụng của sản phẩm Hoàng Thấp Linh bao gồm:
- Tác dụng chống viêm xương khớp: Các nghiên cứu về hy thiêm (thành phần chính) cho kết quả đăng trên tạp chí Phytochemistry (tạp chí chính thức tại châu Âu): Hy thiêm cho tác dụng giảm đau và chống viêm tương đương với thuốc tây y piroxicam.
- Tác dụng giảm dị ứng, chống tự miễn khớp: Thí nghiệm tại trường đại học Wonkwang Hàn Quốc cho kết quả, hy thiêm giúp ngăn chặn quá trình hình thành IgE - một tác nhân gây dị ứng. Thành phần bạch thược chứa JCICM-6 (theo báo cáo nghiên cứu tháng 2/2016 tại Trung Quốc), nhũ hương chứa acid boswellic cũng cho tác dụng chống viêm khá mạnh và nhanh.
- Tác dụng giảm đau: Thành phần glycosid có trong bạch thược giúp ức chế thần kinh, giảm cảm nhận đau cho người bệnh. Bên cạnh đó, nhũ hương cũng có vai trò giảm đau xương khớp do có khả năng hoạt huyết, cung cấp lưu lượng máu nuôi dưỡng khớp.
- Tác dụng nuôi dưỡng, hồi phục khớp: Hoàng Thấp Linh chứa các acid amin L-carnitine tham gia chuyển hóa, khoáng chất magie xúc tác enzym giải phóng năng lượng, hormon steroid pregnenolone giảm stress. Từ đó, nâng cao sức khỏe hệ xương khớp.
Hoàng Thấp Linh hỗ trợ giảm đau khớp và dự phòng các bệnh về khớp hiệu quả
Hoàng Thấp Linh là sản phẩm được giới thiệu trong các hội thảo y khoa quy mô lớn có sự tham gia của chuyên gia sức khỏe hàng đầu như: Chủ tịch hội khớp học Việt Nam (GS.TS. Trần Ngọc Ân), Nguyên viện trưởng viện y học cổ truyền trung ương (GS.BS. Hoàng Bảo Châu).
Hoàng Thấp Linh được nghiên cứu tại bệnh viện E với chủ nhiệm đề tài là Thạc sĩ Đặng Hồng Hoa. Nghiên cứu được tiến hành trên 60 đối tượng mắc các bệnh về xương khớp, chia làm 2 nhóm: Nhóm sử dụng Hoàng Thấp Linh (1) và nhóm không sử dụng Hoàng Thấp Linh (2). Kết quả cho thấy nhóm (1) có khả năng hồi phục cao hơn 20% so với nhóm (2).
Chuyên gia Hồ Bá Do nhận xét: “Hoàng Thấp Linh là một sản phẩm rất tốt cho xương khớp. Sản phẩm này”. Bạn đọc có thể xem chi tiết tư vấn của chuyên gia Hồ Bá Do tại video:
Sau đây là cảm nhận, chia sẻ từ những người bị bệnh xương khớp đã trải nghiệm sử dụng sản phẩm Hoàng Thấp Linh:
- Chị Nguyễn Thị Lành chia sẻ cách chữa viêm đa khớp bằng thảo dược Hoàng Thấp Linh:
- Cô Nguyễn Thị Dược đã cải thiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp sau khi sử dụng Hoàng Thấp Linh:
Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân đau khớp gối, tùy trường hợp sẽ có phương pháp điều trị và phòng tránh thích hợp. Trong đó, có Hoàng Thấp Linh - đại diện cho thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ giảm đau và phòng ngừa bệnh khớp gối hiệu quả. Người bệnh cần kiên trì sử dụng sản phẩm Hoàng Thấp Linh mỗi ngày để đạt được hiệu quả phục hồi bệnh như mong muốn.
Mọi thắc mắc về nguyên nhân đau khớp gối và sản phẩm Hoàng Thấp Linh xin vui lòng liên hệ qua (Zalo/ Viber): 0975284017 - 0917214851 để nhận được tư vấn bạn nhé.
Nguồn tham khảo:
https://www.verywellhealth.com/knee-pain-symptoms-2549628
https://www.webmd.com/pain-management/knee-pain/knee-pain-causes
https://www.medicalnewstoday.com/articles/310653