Hiện nay vai trò của chế độ ăn đối với bệnh viêm khớp dạng thấp không chỉ là đề tài đáng quan tâm của các chuyên gia mà còn thu hút sự chú ý của nhiều người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Bởi việc áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm nhẹ triệu chứng, ngăn chặn tiến triển cũng như biến chứng của bệnh là mong muốn của tất cả mọi người, nó giúp người bệnh bớt đau, nâng caao chất lượng cuộc sống tốt hơn. 

Cho đến nay vẫn còn khá nhiều ý kiến trái chiều về những ảnh hưởng của chế độ ăn tới bệnh viêm xương khớp, thậm chí nhiều báo cáo còn cho rằng thực phẩm không có ảnh hưởng gì tới bệnh viêm khớp mãn tính mà chỉ tác động tới một vài dạng viêm khớp khác như viêm khớp dạng thấp.

Dù chưa có một chế độ ăn kháng viêm cụ thể nào nhưng việc bổ sung hay hạn chế một số loại thực phẩm trong khẩu phần cũng đem lại những lợi ích không nhỏ cho các bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

Tình trạng thừa cân và béo phì đối với chứng viêm xương khớp nó khiến bệnh sẽ đau nặng hơn, việc giảm cân là rất cần thiết giúp làm giảm nguy cơ và làm chậm tiến triển bệnh viêm khớp.
Chế độ ăn giúp cải thiện viêm khớp.
Chế độ ăn có chứa nhiều beta-carotenoit bao gồm cryptoxanthine, zeaxanthin, lutein và lycopene - các chất có trong cam quýt, cà chua, lá rau xanh và các loại hoa quả có màu vàng cam như: cà rốt, xoài... khác có tác dụng rất tốt trong việc giảm nguy cơ viêm khớp.

Thực phẩm giàu Beta-carotenoit tốt cho người bị viêm khớp dạng thấp

Thực phẩm giàu Beta-carotenoit tốt cho người bị viêm khớp dạng thấp

Tuy nhiên không phải tất cả các carotenoit đều có tác dụng bảo vệ đối với viêm xương khớp. Trái lại hai loại carotenoit khác là delta and gamma tocopherols tìm thấy trong đậu xanh, dầu cọ và các loại dầu khác được ghi nhận làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc căn bệnh này.
Kết quả nghiên cứu cũng cho biết vitamin C (có nhiều trong các loại trái cây có múi) rất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt giúp bảo vệ sụn tránh hiện tượng thoái hóa và rạn nứt. Tuy nhiên một số nghiên cứu khác lại cho thấy việc bổ sung quá nhiều vitamin C cũng làm tăng nguy cơ bị viêm xương khớp. Do vậy chúng ta chỉ nên bổ sung một lượng vừa đủ chất này.

Bên cạnh đó sự thiếu hụt vitamin D và E cũng làm tăng tăng nguy cơ thu hẹp đĩa khớp và đẩy nhanh tiến triển của bệnh viêm khớp.
Với những người thừa cân việc giảm cân là rất cần thiết cho sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, cần lựa chọn chế độ ăn giúp giảm cân hợp lí để phòng ngừa tiến triển nặng hơn của bệnh lý viêm khớp như viêm khớp dạng thấp.
Hiện nay nhiều người vội vàng lao vào các chương trình và chế độ ăn giảm cân cấp tốc bằng việc giảm lượng cacbonhydrat mà không hề cân nhắc tới những ảnh hưởng có thể xảy ra. Họ nghĩ rằng ăn ít cacbonhydrat sẽ làm cho cơ thể đốt cháy lượng cacbonhydrat dự trữ để sinh năng lượng từ đó giải phóng được nhiều nước, tiếp đó cơ thể cũng bắt đầu đốt cháy chất béo và nhờ đó mà cân nặng được giảm đi.
Tuy nhiên theo Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ, việc ăn ít hơn 130g cacbonhydrat mỗi ngày sẽ dẫn đến việc hình thành keton trong máu, từ đó làm tăng lượng axit uric và đây cũng chính là lý do làm tăng nguy cơ mắc bệnh khác. Thêm vào đó việc ăn ít cacbonhydrat còn làm tăng nguy cơ bị loãng xương.
Việc áp dụng chế độ ăn đầy đủ và thường xuyên các chất dinh dưỡng không những mang lại cho chúng ta một cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp phòng tránh được các căn bệnh nguy hiểm trong đó có viêm khớp.

Song song với nó cũng cần phải lưu ý các điểm sau:

Tăng cường ăn các loại thực phẩm có chứa các axit béo omega-3 (có nhiều trong các loại cá, hạt lanh, quả óc chó).
Hạn chế ăn các loại dầu thực vật chưa bão hòa hoặc dầu bị hydro hóa một phần.
Tránh ăn các loại thực phẩm đã tinh chế hoặc đã qua chế biến.
Ăn nhiều hoa quả và rau xanh.
Bổ sung thêm gừng và nghệ trong bữa ăn

Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề bệnh viêm khớp dạng thấp và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006304 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017.

Sưu tầm