Thoái hóa xương khớp (hay viêm khớp thoái hóa): là bệnh phổ biến nhất, tỷ lệ bệnh tăng theo tuổi. 70% bệnh nhân trên 65 tuổi có biểu hiện thoái hóa khớp trên X-quang. Bệnh thường gặp ở những khớp lớn, chịu sức nặng của cơ thể như khớp cột sống, khớp gối, khớp háng, đôi khi xuất hiện ở khớp bàn tay. Triệu chứng chủ yếu của bệnh là sụn khớp mất dần, có hiện tượng mọc xương mới ở viền khớp, gọi là gai xương. Lúc đầu, bệnh gây đau khi mang vác nặng, sau đau dần cả khi vận động nhẹ và lúc nghỉ ngơi.

Viêm khớp do viêm: điển hình là viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh xảy ra với khoảng 2% dân số, phụ nữ bị nhiều hơn nam gấp 2-3 lần. Bệnh thường gặp ở tuổi trung niên, nhưng đôi khi trẻ em cũng có thể mắc bệnh.

Viêm khớp do viêm là một bệnh hệ thống, trong đó tình trạng viêm xảy ra ở nhiều khớp, thường là những khớp nhỏ ở bàn tay, cổ tay và bàn chân, có khi ảnh hưởng đến khớp gối và khớp háng. Bệnh thường khởi phát âm thầm, gây phù nề, đau đớn, cứng khớp lúc buổi sáng thức dậy, gây hạn chế vận động và biến dạng khớp. Ngoài ra, bệnh còn gây mệt mỏi, đau cơ và khó chịu.

Gút (hay thống phong): cũng là một bệnh viêm xương khớp, do sự lắng đọng tinh thể uric trong khớp, thường gặp ở nam giới. Bệnh có biểu hiện đau cấp tính, phù nề và tình trạng kích thích cao độ tại khớp. Cơn đau đầu tiên xuất hiện ở gót chân, sau đó lan ra khắp mắt cá, khớp mu bàn chân, khớp gối, có khi cả ở khớp cổ tay, khuỷu tay và các khớp nhỏ ở bàn tay. Các khớp như khớp hông, khớp vai, cột sống ít bị ảnh hưởng. Bệnh Gút cũng là một biểu hiện của bệnh mạch vành, đột quỵ và tổn thương thận.

Do bệnh viêm xương khớp thường không thể chữa khỏi triệt để, nên chế độ ăn là rất quan trọng. Người béo phì có nguy cơ bị thoái hóa khớp hoặc Gút cao, vì vậy cần giảm cân theo chế độ ăn kiêng từ từ, nhằm giảm tối đa những chấn động trên khớp. Người gầy yếu bị viêm đa khớp dạng thấp nên ăn nhiều bữa nhỏ để hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

- Đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp và viêm đa khớp dạng thấp, cần cung cấp lượng đạm nhiều hơn. Nên ăn thịt heo, thịt gia cầm, cá biển, tôm, cua, sò... ăn nhiều rau và trái cây tươi.

- Đối với bệnh nhân Gút, cần hạn chế đạm để giảm lượng axit uric trong máu và tinh thể uric trong khớp. Nên hạn chế ăn các loại thịt, nội tạng, cá, trứng, xúc xích, các loại đậu, măng tây, nấm, súp lơ. Đặc biệt phải tránh rượu, thuốc lá, cà phê, trà.

Để giảm đau và viêm khớp dạng thấp, nên sử dụng các loại dầu chứa nhiều axit béo omega-3 như dầu đậu nành, dầu hạnh nhân. Hạn chế ăn mỡ động vật, thức ăn giàu cholesterol. Người bị bệnh Gút mạn tính cần nghiêm túc thực hiện một chế độ dinh dưỡng phù hợp để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì.

Để được giải đáp thắc mắc về bệnh viêm khớp, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006304 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017.

Lê Công Khanh

(Theo Khoa học & Đời Sống)