Khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ngoài việc dùng thuốc nhiều người bệnh rất kiêng khem trong việc ăn uống, khi nghe ai mách kiêng món này món kia không được ăn,  việc áp dụng chế độ ăn kiêng kéo dài  dẫn đến sự thiếu hụt về dinh dưỡng, làm suy giảm sức khỏe từ từ khiến  người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp mệt mỏi, và dễ mắc các bệnh khác như về đường hô hấp.... Do đó khi mắc bệnh người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống,  khi  ăn hợp lý sẽ giúp tăng cường sức khỏe, giúp mạnh cơ bắp và độ rắn chắc của xương, hỗ trợ tốt hơn cho các khớp, nhất là khi thời tiết thay đổi.

Bệnh viêm khớp dạng thấp rất khó chữa khỏi. Trong đa số trường hợp, thuốc men chỉ tạm thời đẩy lui bệnh. Nhiều người vẫn truyền nhau các phương pháp như nhịn đói trị bệnh, loại bỏ những thức ăn gây đau đớn, chọn ăn những thực phẩm đặc biệt... Tuy nhiên, cho đến nay, khoa học vẫn chưa chứng minh được hiệu quả của những biện pháp này.

Viêm khớp dạng thấp thường đi kèm các đợt viêm điều này làm tiêu hao năng lượng và gây chán ăn, khiến người bệnh dễ bị thiếu dinh dưỡng. Họ cần ăn uống nhiều hơn để tích lũy các chất dinh dưỡng

Người bệnh viêm khớp dạng thấp thường thấy mệt mỏi, cứng các khớp xương vào buổi sáng. Vì vậy, người bệnh cần ăn điểm tâm đầy đủ để tăng thêm sức lực. Ngoài 3 bữa chính, nên ăn thêm 2-3 bữa phụ với thực phẩm giàu năng lượng. Thức ăn càng đa dạng càng tốt. Hàm lượng khuyến cáo với từng thành phần dinh dưỡng.

Người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn nhiều rau quả

Người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn nhiều rau quả

- Rau trái: Nên dùng trên 300 g rau và 200 g hoa quả mỗi ngày. Chất xơ trong rau trái giúp giảm cholesterol máu, tránh táo bón (vốn là tình trạng thường gặp ở người bệnh khớp).

- Chất đạm: Dùng 50 g thịt, 100 g đậu đỗ mỗi ngày. Có thể ăn 3-4 quả trứng/tuần (người có cholesterol máu cao cần giảm xuống 1-2 quả /tuần). Các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt cá, trứng, sữa, ngêu sò, tào phớ và đậu các loại... đều có lợi cho sức khỏe. Chú ý chỉ ăn thịt nạc bỏ da, không ăn phủ tạng. Nên thay bớt đạm động vật bằng đạm thực vật. Cần tăng cường uống sữa vì đây là nguồn cung cấp canxi quan trọng, rất tốt cho người bệnh khớp.

- Chất béo: Không nên dùng quá 20 g dầu thực vật mỗi ngày. Nên sử dụng dầu lạc, dầu vừng...

- Tinh bột: Ăn đầy đủ các thức ăn giàu chất bột như cơm, mì, khoai củ để không bị thiếu dinh dưỡng.

- Muối, đường: Không nên ăn thực phẩm quá mặn hoặc quá nhạt. Cần hạn chế lượng muối ở mức không quá 10 g/ngày và đường ở mức 20 g/ngày.

- Ăn nhiều cá (cá hồi, cá thu, các trích, cá mòi, cá ngừ, cá trống) vì trong cá có acid béo hệ omega-3 có khả năng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh này.

- Các vitamin C, D, E và beta-caroten có thể giúp phòng tránh được một số dạng viêm khớp. Vitamin C và D có khả năng cải thiện bệnh viêm xương - khớp. Người ta cũng đã chứng minh các thức chứa vitamin E có tác dụng giảm đau chống viêm. Còn beta-caroten (có nhiều trong cà rốt, cà chua, bí đỏ, rau xanh... và các loại trái cây, rau củ có màu đỏ) cũng có công dụng tương tự.  Như vậy, vấn đề bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ các vitamin nói trên, ăn nhiều rau và trái cây tươi là việc rất nên làm đối với bệnh nhân bị thấp khớp.  

Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề bệnh viêm khớp dạng thấp, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006304 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017.

Sưu tầm