Thoái hóa khớp vai là một trong những bệnh lý về xương khớp thường gặp, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của rất nhiều người. Do vậy, việc phát hiện và đưa ra hướng điều trị kịp thời sẽ làm bệnh tiến triển theo chiều hướng tích cực. Sau đây là những thông tin về thoái hóa khớp vai cũng như phương pháp điều trị người bệnh cần biết.

Tìm hiểu khái quát về thoái hoá khớp vai

Một trong những khớp quan trọng của cơ thể phải hoạt động thường xuyên và có nguy cơ cao bị thoái hóa là khớp vai. Thoái hóa khớp vai có thể xảy ra ở vai trái, vai phải hoặc cả hai vai. Đây là tình trạng sụn khớp và các mô dưới sụn bị tổn thương, xuất hiện viêm và giảm lượng dịch. 

Bệnh thường gây ra những cơn đau nhức, khiến người mắc khó cử động bả vai và cánh tay, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày.

Thông tin về thoái hóa khớp vai và cách điều trị

Thông tin về thoái hóa khớp vai và cách điều trị

Triệu chứng khi bị thoái hoá khớp vai

Trong giai đoạn đầu, một số triệu chứng của thoái hóa khớp vai dễ khiến người bệnh lầm tưởng là cơn đau thông thường mà bỏ qua, làm chậm trễ quá trình điều trị. Do vậy, nếu bắt gặp một số triệu chứng dưới đây, hãy mau chóng tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa xương khớp: 

  • Đau nhức khớp vai: Cơn đau từ khớp vai nhanh chóng lan xuống phần bả vai, cổ và ức. Lúc đầu, cơn đau có thể diễn ra âm ỉ nhưng theo thời gian sẽ tăng dần mức độ, khiến sinh hoạt của người bệnh gặp nhiều khó khăn.
  • Sưng khớp vai: Triệu chứng này người bệnh có thể cảm nhận rõ khi sờ vùng vai gáy. Khớp vai bị viêm kèm theo sưng gây cảm giác nóng ấm.
  • Cứng khớp vai: Đi kèm với hiện tượng sưng đau, người bệnh thoái hóa khớp vai còn có cảm giác cứng khớp. Triệu chứng này dễ nhận biết nếu cử động vai, vận động cánh tay, đưa tay ra phía sau, xoay bả vai,...
  • Khi vận động, nghe thấy tiếng lạo xạo ở khớp: Đây là dấu hiệu cho thấy lượng dịch ở ổ khớp suy giảm, sụn khớp bị bào mòn, dẫn đến tăng ma sát.
  • Teo cơ - vai yếu: Khi bị thoái hóa khớp, chức năng của vai sẽ yếu đi. Nếu bệnh kéo dài, tiến triển theo chiều hướng xấu có thể dẫn đến teo cơ.
  • Khả năng vận động bị hạn chế: Một số cử động thông thường như cúi xuống, xoay vai hay giơ tay lên cao gặp nhiều khó khăn. Khi mới mắc bệnh, chức năng vận động chưa bị ảnh hưởng nhiều nên một số người thường không chú ý. Theo thời gian, bệnh tiến triển làm xuất hiện các cơn đau tê cứng, đặc biệt là khi vận động với cường độ cao.

Thoái hóa khớp vai dẫn tới vận động khó khăn

Thoái hóa khớp vai dẫn tới vận động khó khăn

Nguyên nhân bị thoái hoá khớp vai

Tương tự như một số bệnh lý về xương khớp, thoái hóa khớp vai do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Để điều trị kịp thời, người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân:

  • Tuổi tác: Càng về già, chức năng của các bộ phận trong cơ thể ngày càng suy giảm, bao gồm cả xương khớp. Đặc biệt, thoái hóa khớp vai thường xảy ra ở người trên 40 tuổi. 
  • Do bẩm sinh: Cấu trúc xương ở một số người khi sinh ra kém hơn so với bình thường, làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp vai. Bên cạnh đó, một số yếu tố bẩm sinh như viêm khớp nhiễm trùng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Vận động mạnh: Gãy xương, trật khớp, vận động mạnh quá sức hoặc gặp chấn thương khi làm việc, tập luyện khiến khớp vai bị tổn thương. Lâu dần dẫn đến thoái hóa và viêm nhiễm.
  • Thường xuyên lao động nặng: Nếu khớp vai phải chịu nhiều áp lực do thường xuyên mang vác, lao động nặng sẽ rất dễ bị tổn thương. Theo thời gian, sụn khớp và xương bị bào mòn gây đau nhức, thoái hóa. 
  • Thói quen sinh hoạt: Những người làm việc văn phòng ít vận động, chế độ ăn uống không hợp lý, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ gây thoái hóa.
  • Giới tính: Trong một số trường hợp, thoái hóa khớp vai là do thay đổi hormone sinh dục nữ.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hoá khớp vai

Nhiều người thường nghĩ rằng, thoái hóa vai là căn bệnh của người già. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, ngày càng trở nên phổ biến ở một số đối tượng như:

  • Người thường xuyên lao động nặng.
  • Vận động viên tập luyện với cường độ cao.
  • Người có dị tật bẩm sinh hay gặp di chứng sau chấn thương.
  • Người cao tuổi.
  • Người thừa cân, béo phì.

Béo phì làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp vai

Béo phì làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp vai

Bị thoái hóa khớp vai có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và kiểm soát sớm, sụn khớp ngày càng bị bào mòn và gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày.

  • Lớp sụn khớp vai bị phá hủy hoàn toàn: Khi cử động vai, lớp sụn này có vai trò bảo vệ xương khỏi sự ma sát. Do độ dày của sụn khớp vai mỏng hơn khớp háng và gối nên dễ bị bào mòn khi bị thoái hóa. 
  • Hình thành gai xương: Khi sụn khớp bị mất do thoái hóa sẽ hình thành gai xương. Lâu dần, gai xương phát triển có thể khiến mô mềm và dây thần kinh xung quanh bị tổn thương.
  • Xương bị tổn thương: Khi phần sụn mất đi có thể ảnh hưởng đến đầu xương bên dưới. Mô xương khỏe mạnh dần bị thay thế bởi một số mô bất thường và hình thành u cục. 
  • Một số biến chứng khác: Xương biến dạng, viêm gân, dây chằng, cơ, rối loạn giấc ngủ.

Chẩn đoán thoái hóa khớp vai bằng cách nào?

Sau khi tiến hành thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nhất mức độ thoái hóa khớp vai:

  • Chụp X-quang: Kiểm tra những tổn thương bên trong khớp vai. 
  • Chụp cộng hưởng từ: Giúp kiểm tra tình trạng của cơ, gân, dây chằng, khớp và xương. Xét nghiệm này được thực hiện nếu chụp X-quang chưa cho kết luận chính xác.
  • Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính): Quan sát được cấu trúc bên trong xương theo nhiều mặt cắt ngang. 
  • Siêu âm: Phát hiện những tổn thương mô mềm, bong gân hay dịch tụ ở dây chằng.
  • Xét nghiệm máu: Được thực hiện trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ mắc viêm khớp dạng thấp để loại trừ một số bệnh lý liên quan khác.

Xét nghiệm máu giúp hỗ trợ chẩn đoán thoái hóa khớp vai

Xét nghiệm máu giúp hỗ trợ chẩn đoán thoái hóa khớp vai

Hướng điều trị thoái hoá khớp vai hiện nay

Hiện nay, không có phác đồ chung điều trị cho các trường hợp thoái hóa khớp vai. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh, người mắc sẽ được chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Sau đây là một số phương pháp phổ biến.

Sử dụng thuốc tây trị thoái hóa khớp vai

- Thuốc giảm đau: Paracetamol, co-codamol,... là những thuốc hay được chỉ định giúp giảm cơn đau nhanh chóng.

- Thuốc chống viêm không steroid: Aspirin, ibuprofen, indomethacin,... giúp hạn chế sự phát triển và phòng ngừa tình trạng viêm khớp.

- Thuốc giãn cơ: Tolperisone, eperisone,... giúp giãn cơ, giảm tình trạng co cứng khớp, thường được sử dụng cho trường hợp cấp tính.

- Thuốc tiêm: Được chỉ định khi đau nhiều, nghiêm trọng đồng thời người bệnh không đáp ứng với thuốc uống. Steroid và acid hyaluronic là 2 loại thuốc tiêm thường được dùng. Chú ý cần tiêm đúng vị trí khớp thoái hóa. Để đảm bảo chính xác trong quá trình tiêm thuốc, bác sĩ có thể sử dụng soi huỳnh quang hay siêu âm.

Vật lý trị liệu

Để bệnh nhanh chóng hồi phục, người mắc nên tuân thủ bài tập do bác sĩ trị liệu xây dựng. Mức độ từ nhẹ đến mạnh để chức năng vai không bị ảnh hưởng. Một số bài tập như:

- Co duỗi vai: Giúp tăng khả năng vận động của các cơ và tăng sự linh hoạt của vai.

- Tập aerobic: Thực hiện những động tác nhẹ nhàng, vừa sức giúp máu lưu thông khắp cơ thể. Đồng thời giúp giảm tình trạng cứng khớp vai, đau nhức.

Phẫu thuật

Trong trường hợp đã thực hiện các phương pháp điều trị trên nhưng không đạt hiệu quả thì buộc phải tiến hành phẫu thuật khớp vai. Tuy nhiên, biện pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro nên chỉ áp dụng cho những người mắc bệnh trung bình đến nặng.

Tùy vào độ tuổi của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại phẫu thuật khác nhau.

Phẫu thuật thường áp dụng cho người bị thoái hóa khớp vai nặng

Phẫu thuật thường áp dụng cho người bị thoái hóa khớp vai nặng

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn 5 cách chữa đau khớp bả vai hiệu quả!

Hoàng Thấp Linh - Giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp vai an toàn, hiệu quả

Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện đại, nhiều người lựa chọn sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp vai hiệu quả. Một trong số những sản phẩm được nhiều người bệnh lựa chọn là Hoàng Thấp Linh

Hoàng Thấp Linh được kết hợp rất nhiều dược liệu khác nhau, với thành phần chính là hy thiêm. Đây là dược liệu có tính mát, vị cay đắng, quy kinh can và thận. Vị thuốc này có tác dụng trừ thấp, khu phong, hoạt huyết chỉ thống, được sử dụng giúp giảm các triệu chứng của thoái hoá khớp vai như khớp sưng nóng, đau nhức.

Trên tạp chí của Hội liên hiệp Hóa chất thực vật Châu Âu và Bắc Mỹ đã đăng tải kết quả nghiên cứu về loại thảo dược này như sau: Hy thiêm có đặc tính giảm đau, chống viêm tại chỗ mạnh nhờ các hoạt chất phân lập gọi là kirenol.

Ngoài ra, sản phẩm Hoàng Thấp Linh còn được đánh giá cao bởi những tác dụng nổi trội của một số thành phần dược liệu như:

  • Sói rừng: Có tính ấm, vị cay đắng, giúp khu phong trừ thấp, hoạt huyết, giảm đau nhức xương khớp.
  • Bạch thược: Vị cay, hơi đắng chát, quy kinh can, phế, tỳ. Có tác dụng chỉ thống, bình can. Dược liệu này dùng để giảm đau nhức chân tay, đau lưng.
  • Nhũ hương: Có tính ấm, vị cay hơi đắng, giúp hoạt huyết điều khí.
  • Pregnenolone: Đây là tiền hormone có nguồn gốc từ thiên nhiên. Hoạt chất này được sử dụng để hỗ trợ và điều trị tình trạng viêm khớp, giảm viêm, sưng khớp hiệu quả.
  • L-carnitine: Hoạt chất này quan trọng để giải phóng năng lượng từ các mô mỡ. Bên cạnh đó, L-carnitine giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

Với sự kết hợp của các thành phần trên, Hoàng Thấp Linh đem lại rất nhiều công dụng bao gồm giảm đau, bổ sung dưỡng chất cho khớp, cải thiện chức năng xương khớp hiệu quả. Hơn nữa, do chứa thành phần từ thảo dược tự nhiên nên không gây tác dụng phụ, hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp vai lâu dài.

Hoàng Thấp Linh giúp hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp vai

Hoàng Thấp Linh giúp hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp vai

Năm 2013, nghiên cứu sản phẩm Hoàng Thấp Linh được thực hiện tại Bệnh viện E. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ người bệnh cải thiện các triệu chứng như: Sưng, đau khớp, viêm khớp, chức năng vận động khớp và số lượng khớp bị ảnh hưởng ở nhóm dùng Hoàng Thấp Linh cao hơn gấp 1,5 lần so với nhóm không sử dụng.

Phòng ngừa thoái hóa khớp vai

Để phòng ngừa thoái hóa khớp vai, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

Kiểm soát thể trọng

Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp vai. Bởi các khớp phải chịu thêm gánh nặng do trong lượng cơ thể, từ đó khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

Do vậy, kiểm soát trọng lượng cơ thể là biện pháp để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh lý về xương khớp.

Tập thể dục

Thường xuyên tập thể dục thể thao với các bài tập vừa sức cũng là một trong những biện pháp đơn giản để duy trì cân nặng hiệu quả và an toàn. Theo các chuyên gia, mỗi ngày nên tập thể dục 30 phút sẽ rất tốt cho khớp vai.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Chưa có bằng chứng cụ thể chứng minh chế độ ăn uống giúp phòng ngừa thoái hóa khớp vai. Nhưng nhiều chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến cáo rằng, những người có nguy cơ bị thoái hóa xương khớp nên bổ sung omega-3 và vitamin D vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về tình trạng thoái hóa khớp vai và cách điều trị bệnh hiệu quả. Nếu kịp thời phát hiện và chữa trị sẽ giúp bạn nhanh hồi phục đồng thời tránh xa những biến chứng nguy hiểm. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, kiên trì thực hiện các biện pháp trên và sử dụng đều đặn Hoàng Thấp Linh nhé!

Mọi thắc mắc về bệnh thoái hóa khớp vai và sản phẩm Hoàng Thấp Linh xin vui lòng liên hệ qua (Zalo/ Viber): 0975284017 - 0917214851 để nhận được tư vấn bạn nhé.

Link tham khảo: 

https://www.webmd.com/osteoarthritis/shoulder-osteoarthritis-degenerative-arthritis-shoulder

https://www.aafp.org/afp/2008/0901/p605.html

https://www.arthritis.org/diseases/more-about/osteoarthritis-of-the-shoulder