Triệu chứng thoái hóa khớp gối bao gồm đau nhức, khớp có tiếng kêu, hạn chế vận động,... Nếu không phát hiện sớm, thoái hóa khớp gối có thể trở nặng gây nguy hiểm cho người bệnh cũng như khó khăn trong điều trị. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để sớm phát hiện bệnh và các cách chữa trị kịp thời, tránh được hậu quả về sau.

Triệu chứng thoái hóa khớp gối phổ biến

Tùy từng trường hợp, triệu chứng thoái hóa khớp gối và tốc độ tiến triển bệnh sẽ khác nhau. Dưới đây là các biểu hiện thoái hóa khớp gối phổ biến.

Đau khớp gối

Triệu chứng thường gặp nhất ở những người bị thoái hóa khớp gối là đau nhức. Đau ở đây được hiểu là đau cơ học.

Đau cơ học là cơn đau xuất hiện khi người bệnh vận động hay thay đổi tư thế và có xu hướng ngày càng nặng hơn. Khi dừng hoạt động, cơn đau có thể giảm hoặc biến mất. Cần phân biệt với đau do tình trạng viêm nhiễm trong các bệnh lý viêm khớp dạng thấp, viêm khớp gối nhiễm khuẩn, gout.

Tính chất cơn đau do thoái hóa khớp gối thường âm ỉ, kéo dài liên tục trong vài ngày, tăng dần khi về đêm và sáng sớm. Cơn đau sẽ giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Nếu bệnh thoái hóa khớp gối khởi nguồn từ nguyên nhân thứ phát, cơn đau có thể kéo dài liên tục và tăng dần.

Khớp gối bị thoái hóa gây đau nhức khó chịu

Khớp gối bị thoái hóa gây đau nhức khó chịu

Dấu hiệu “phá gỉ khớp”

Phá gỉ khớp là hiện tượng cứng khớp thường xuất hiện khi người bệnh nghỉ ngơi sau thời gian dài ở một tư thế, ví dụ như sau khi ngồi lâu, sau khi thức dậy vào buổi sáng hoặc sau khi vận động nhiều. Tình trạng cứng khớp thường kéo dài từ 15 - 30 phút.

Người bệnh sẽ cảm thấy đau khi đi xuống cầu thang hoặc đứng dậy khỏi ghế. Bệnh nhân phải vận động một lúc thì khớp gối mới hoạt động trở lại trơn tru như bình thường.

Các yếu tố có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh bao gồm: Thời tiết lạnh, căng thẳng, hoạt động quá mức,...

Có tiếng động bất thường tại khớp khi vận động

Đầu gối bị thoái hóa có thể bắt đầu sưng, cứng lại. Người bệnh cảm thấy khó gập đầu gối hoặc duỗi thẳng chân hoàn toàn, đôi khi khớp phát ra tiếng, chẳng hạn như tiếng kêu cót két, tiếng rạn nứt hay còn được gọi là “dấu hiệu bào gỗ”.

Cách xác định lâm sàng “dấu hiệu bào gỗ” ở một bệnh nhân thoái hóa khớp gối:

- Đặt 2 ngón cái ở đầu trên và 2 ngón trỏ ở đầu dưới xương bánh chè để cố định xương bánh chè. Di chuyển xương bánh chè lên trên và xuống dưới theo trục của chân.

- Người bệnh thoái hóa khớp gối thường sẽ phát ra tiếng kêu “lạo xạo” khi di chuyển xương bánh chè.

Khi bị thoái hóa, khớp gối phát ra tiếng kêu lúc vận động

Khi bị thoái hóa, khớp gối phát ra tiếng kêu lúc vận động

Hạn chế vận động khớp gối

Các động tác gập, duỗi khớp gối, xoay khớp vào trong hay ra ngoài cũng đều khó khăn. Người bệnh cảm thấy khó chịu hoặc đau đớn mỗi khi ngồi xuống, đứng lên hoặc đi lại, thường kèm theo các phản ứng co cơ.

Biến dạng khớp gối

Nếu khớp gối của người bệnh bị biến dạng lệch trục khớp hoặc có thể sờ thấy chồi xương ở quanh khớp nghĩatình trạng thoái hóa đã trở nặng. Một số trường hợp, khớp gối có thể bị sưng nề do tràn dịch. Nếu ấn vào xương bánh chè rồi thả tay có thể thấy xương bánh chè bập bềnh trong dịch khớp. Trường hợp người bệnh ít vận động, có thể bị teo cơ quanh khớp.

Triệu chứng toàn thân

Người bị thoái hóa khớp có thể xuất hiện các biểu hiện toàn thân đi kèm như: Sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút,...

>>> XEM THÊM: Các nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp.

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

Sau chẩn đoán xác định thoái hóa khớp gối, tùy vào từng mức độ của bệnh sẽ có những phương pháp điều trị riêng.

Điều trị bằng thuốc

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có thể sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc chống viêm, giảm đau, không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc aspirin.
  • Tramadol sử dụng theo toa cho các cơn đau nặng.
  • Tiêm corticosteroid để giảm viêm, sưng.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu được xem là một giải pháp hiệu quả để giảm đau và cải thiện các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối.

Trong khi tập vật lý trị liệu, chuyên gia có thể thực hiện một số kỹ thuật xoa bóp giúp cơ thể giải phóng endorphin nhằm giảm thiểu sự khó chịu ở đầu gối. Thông qua xoa bóp, các cơ được vận động và thả lỏng, hạn chế xảy ra tình trạng cứng khớp. Vật lý trị liệu cũng góp phần làm giảm sự tắc nghẽn, tăng lưu thông máu, giúp các cơ và gân xung quanh gối được thư giãn. Điều này nhằm loại bỏ áp lực lên đầu gối và giúp cơn đau thuyên giảm.

Tham gia các buổi vật lý trị liệu thường xuyên không chỉ giúp giảm đau mà còn cải thiện khả năng vận động và tăng tính linh hoạt của khớp gối. Vật lý trị liệu trên đầu gối sẽ thúc đẩy xây dựng lại cơ xung quanh khớp, giúp chúng được thư giãn và khỏe hơn, từ đó tăng cường sức mạnh cho khớp gối, cải thiện được tình trạng chấn thương ban đầu.

Người bệnh có thể tự xoa bóp tại nhà để làm giảm triệu chứng của thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, lời khuyên của chúng tôi là nên tìm một chuyên gia vật lý trị liệu có kinh nghiệm.

Phẫu thuật thoái hóa khớp gối

Trong trường hợp triệu chứng thoái hóa khớp gối trở nặng và chức năng vận động của bệnh nhân bị ảnh hưởng nặng nề thì cần can thiệp bằng các phương pháp phẫu thuật.

- Phẫu thuật sắp xếp lại xương: Bác sĩ sẽ cắt xương ở trên hoặc dưới đầu gối để rút ngắn, kéo dài hoặc thay đổi hướng thẳng hàng của nó. Phương pháp này chuyển trọng lượng của cơ thể ra khỏi các điểm của xương, đặc biệt là ở vùng tổn thương. 

- Phẫu thuật thay toàn bộ đầu gối (TKR): Bác sĩ sẽ loại bỏ khớp bị hư hỏng và thay thế bằng khớp nhựa hoặc kim loại. Tác dụng phụ của phương pháp này là người bệnh có thể bị nhiễm trùng tại vết mổ và hình thành cục máu đông. Phải mất vài tuần đến vài tháng kết hợp các liệu pháp vật lý và vận động để hồi phục sau phẫu thuật. Ngoài ra, sau này người bệnh có thể vẫn cần phẫu thuật bổ sung hoặc thậm chí thay thế khớp gối khác.

Hỗ trợ điều trị bằng thảo dược tự nhiên

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên như lá ngải cứu, lá lốt, lá xương sông,… băm nhuyễn rồi đắp lên đầu gối, ngày thay thuốc 1 lần giúp cải thiện triệu chứng sưng, đau.

Giảm triệu chứng thoái hóa khớp gối bằng thảo dược tự nhiên

Giảm triệu chứng thoái hóa khớp gối bằng thảo dược tự nhiên

>>> XEM THÊM: 9 cách điều trị thoái hóa khớp gối nhanh chóng.

Hoàng Thấp Linh - Giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp gối

Nếu phát hiện triệu chứng thoái hóa khớp gối từ sớm thì bệnh rất dễ điều trị. Bên cạnh việc thay đổi thói quen sinh hoạt, kết hợp dùng thuốc, trường hợp nặng có thể cân nhắc phương án phẫu thuật, chuyên gia khuyên nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược để ngăn ngừa tái phát. Phương pháp này vừa an toàn lại không có tác dụng phụ. Một trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh.

Đây là sản phẩm hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp gối rất an toàn, hiệu quả. Hoàng Thấp Linh có thành phần chính là hy thiêm. Theo nghiên cứu bởi Trường Đại học Dược Wonkwang, Hàn Quốc, hy thiêm là loại thảo dược có khả năng trừ thấp, giảm viêm, giảm dị ứng.

Hy thiêm có tác dụng tốt đối với người bị thoái hóa khớp gối

Hy thiêm có tác dụng tốt đối với người bị thoái hóa khớp gối

Ngoài ra, sản phẩm Hoàng Thấp Linh còn chứa các thành phần thảo dược quý khác như: 

  • Bạch thược giúp chống viêm, hỗ trợ giảm triệu chứng của các bệnh lý về khớp.
  • Nhũ hương có tác dụng chống viêm, hoạt huyết. 
  • Sói rừng giúp tiêu viêm, giải độc và điều hòa miễn dịch.

Hoàng Thấp Linh còn bao gồm nhiều thành phần quan trọng có vai trò nuôi dưỡng, phục hồi sụn khớp, cải thiện triệu chứng viêm, sưng và ngăn ngừa thoái hóa khớp gối như: Methylsulfonylmethane, boron, pregnenolone, L-carnitine, magnesi,...

Hoàng Thấp Linh - Sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả, an toàn

Hoàng Thấp Linh - Sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả, an toàn

nút đặt mua

Năm 2013, Bệnh viện E đã tiến hành nghiên cứu cho một số người bệnh sử dụng sản phẩm Hoàng Thấp Linh trong quá trình điều trị. Kết quả cho thấy, số người dùng Hoàng Thấp Linh đạt hiệu quả cao gấp 1,5 lần nhóm đối chứng không sử dụng sản phẩm trong việc giảm triệu chứng sưng, đau khớp.

Phản hồi của người dùng và đánh giá của chuyên gia về Hoàng Thấp Linh như sau:

1. Chị Phạm Thị Lành (Vĩnh Phúc): “Tôi cảm thấy khớp đỡ đau rất nhiều, dễ chịu, thoải mái, chồng con không phải chăm sóc tôi như trước. Chưa có loại nào phù hợp với tôi như Hoàng Thấp Linh”. 

2. Bác Lê Văn H (Thái Bình) phấn khởi: “Tôi mới dùng Hoàng Thấp Linh khoảng 3 tháng mà khi vận động, cảm thấy rất nhanh nhẹn như hồi còn trẻ”.

3. Bà Vũ Thị Phượng (Hải Phòng) mừng rỡ: “Sau 2 tháng uống Hoàng Thấp Linh, tôi không còn cảm thấy đau nhức khớp gối, khớp cổ tay. Tôi đi lại bình thường, tự đạp xe, cuốc đất từ trưa tới tối mà không bị đau lưng”. 

Bạn có thể tham khảo thêm đánh giá của chuyên gia Hồ Bá Do về sản phẩm trong nội dung video sau đây: “Hoàng Thấp Linh có thành phần từ thảo dược, không gây tác dụng phụ nào cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, các bệnh lý xương khớp từ xa xưa đã sử dụng hy thiêm cho hiệu quả rất tốt. Vì thế, mọi người có thể an tâm sử dụng sản phẩm này

Chuyên gia Hồ Bá Do đánh giá về tác dụng của Hoàng Thấp Linh

Chuyên gia Hồ Bá Do đánh giá về tác dụng của Hoàng Thấp Linh

Bài viết đã trình bày các triệu chứng thoái hóa khớp gối với mong muốn giúp bạn phát hiện bệnh sớm và tìm được phương pháp điều trị phù hợp. Để phòng ngừa thoái hóa khớp gối cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất, hãy ăn uống đầy đủ, tập thể dục thể thao và kết hợp sử dụng sản phẩm Hoàng Thấp Linh mỗi ngày bạn nhé! 

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bệnh thoái hóa khớp gối và sản phẩm Hoàng Thấp Linh, xin vui lòng liên hệ qua (Zalo/ Viber): 0975284017 - 0917214851 để nhận được tư vấn miễn phí bạn nhé.

Link tham khảo:

https://www.healthline.com/health/osteoarthritis-stages-of-oa-of-the-knee#takeaway

https://www.healthline.com/health/osteoarthritis/knee-arthritis-symptoms#treatment

https://www.knee-pain-explained.com/osteoarthritis-knee-pain.html