Việc quan sát các bất thường của cơ thể có thể là “chìa khóa” giúp chúng ta phát hiện và điều trị sớm bệnh viêm khớp, từ đó giúp giảm thiểu các biến chứng và giúp bệnh nhanh thuyên giảm. Vậy 3 dấu hiệu bạn cần lưu ý đó là gì?

Dấu hiệu giúp bạn phát hiện bệnh viêm khớp

1. Triệu chứng của viêm khớp thường diễn ra ở các khớp đối xứng nhau
- Cứng khớp: Đối với nhiều bệnh nhân, viêm khớp bắt đầu bằng cảm giác cứng khớp, làm hạn chế sự vận động khớp. Bạn cảm thấy khó khăn khi uốn cong hoặc duỗi thẳng khớp, hay rất khó để chuyển động sang một phía. Cứng khớp có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày (hoặc diễn ra cả ngày), nhưng thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, kéo dài trên một giờ trước khi bạn “làm nóng” các khớp.
- Sưng khớp: Có thể tụ dịch nhiều hoặc chỉ sưng phù lên. Bạn có thể so sánh cổ tay trái hoặc đầu gối với bên phải. Nếu một trong số chúng trông lớn hơn hẳn hoặc khác biệt phần còn lại, khả năng cao là bạn đã bị sưng khớp. Thường thì tình trạng này sẽ đi kèm với triệu chứng cứng khớp.

Các ngón tay bị viêm khớp gây sưng đau

Các ngón tay bị viêm khớp gây sưng đau

- Nóng, đỏ da: Người mắc viêm khớp lúc đầu có thể thấy vùng da quanh khớp bị sưng tấy và đỏ, cảm giác đau và nếu có hình thành vẩy thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp vẩy nến. Vùng da của khớp bị viêm có thể màu hồng nhạt, đỏ hơn và ấm hơn vùng da xung quanh.
- Đau khớp: Hiện tượng viêm làm cho các khớp trở nên nhạy cảm, căng hơn, từ đó gây ra đau các khớp bị viêm, nhất là khi bệnh nhân phải vận động và sử dụng các khớp. Đau do viêm khớp thường xảy ra theo một chu kỳ do các bao hoạt dịch quanh khớp viêm sưng. Cơn đau có thể tạm lắng đi sau một thời gian và xuất hiện trở lại. Người mới bị viêm khớp thi thoảng sẽ bị đau. Thời gian giữa hai cơn đau cách nhau khá xa. Khi bệnh càng nặng, thời gian giữa 2 chu kỳ sẽ ngắn hơn.
2. Các triệu chứng toàn thân gồm:
- Mệt mỏi, đau nhức cơ thể: Viêm khớp dạng thấp là tình trạng hệ miễn dịch tấn công các khớp xương trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến viêm cấp tính (trong hoặc xung quanh khớp) và toàn thân (trên toàn cơ thể). Viêm toàn thân do viêm khớp dạng thấp có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và đau nhức cơ toàn thân.

cơ thể bị mệt mỏi, đau nhức do viêm khớp
Cơ thể bị mệt mỏi, đau nhức do viêm khớp

- Sốt, chán ăn, dẫn đến sụt cân: Đây là 2 triệu chứng liên quan đến viêm nhiễm toàn thân do viêm khớp dạng thấp. Những người bị viêm khớp dạng thấp có thể bị tái phát bệnh, tăng tình trạng viêm, gây sốt và chán ăn. Lâu dài cơ thể người bệnh bị suy nhược và dẫn đến sụt cân.
3. Triệu chứng ở các cơ quan khác:
- Ở bệnh nhân bị viêm khớp kéo dài mà không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ xuất hiện các “nốt thấp” là những hạt hay cục nổi lên khỏi mặt da, không đau, không di động, dính vào nền xương ở dưới, đường kính 5 đến 20 mm, ở khớp khuỷu, đôi khi rất đau.
- Người bệnh còn có thể bị viêm màng phổi không triệu chứng. Trong trường hợp nhịp thở ngắn lại thì cần phải điều trị. Ngoài ra, có thể ảnh hưởng lên thanh quản gây khản giọng.
- Người bệnh có có thể gặp vấn đề về tim mạch như bị viêm màng ngoài tim, thường không có triệu chứng, nhưng khi có triệu chứng sẽ khiến nhịp thở ngắn lại hoặc đau ngực. Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị tắc nghẽn động mạch tim, gây đau ngực hoặc nhồi máu cơ tim.
- Khoảng dưới 5% số người bệnh viêm khớp dạng thấp có triệu chứng ở mắt bao gồm mắt đỏ, đau mắt hoặc khô mắt.

Phương pháp hiệu quả, an toàn hỗ trợ điều trị viêm khớp từ thảo dược

Viêm khớp dạng thấp không gây chết người nhưng nó có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm tuổi thọ. Việc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp làm chậm đi diễn tiến, từ đó không xảy ra các biến dạng ban đầu của khớp bằng cách làm giảm hiện tượng viêm. Nếu đã có các biến dạng của khớp hoặc dây chằng thì những biến dạng này sẽ tồn tại vĩnh viễn.
Do đó, các chuyên gia luôn khuyến khích người bị viêm khớp nên điều trị căn bệnh này từ khi phát hiện chúng. Thay vì phải điều trị bằng các loại thuốc giảm đau chống viêm kéo dài và có thể gây tác dụng phụ cho gan thận, thì hiện nay, việc sử dụng những sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên đang được thay thế dần và cho hiệu quả rất tích cực, điển hình trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh. Với thành phần chính là hy thiêm có tác dụng giảm đau nhức khớp, kết hợp cùng nhiều vị thuốc quý khác như: Sói rừng, bạch thược,nhũ hương... Hoàng Thấp Linh giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, giảm viêm, giảm đau, cải thiện vận động khớp, tăng cường hồi phục vận động và ngăn chặn biến chứng của viêm khớp dạng thấp. Sản phẩm Hoàng Thấp Linh còn được đánh giá cao bởi các chuyên gia y tế hàng đầu. Mời các bạn cùng lắng nghe nhận xét của chuyên gia Phạm Thị Lý qua video sau:


Viêm khớp dạng thấp khó chữa khỏi hoàn toàn nhưng bạn có thể phòng các đợt viêm tái phát bằng cách dùng Hoàng Thấp Linh hàng ngày, kết hợp chế độ sinh hoạt đúng cách, thường xuyên xoa bóp khớp, vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế sử dụng các chất kích thích cay nóng như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… Chế độ dinh dưỡng hợp lý bao gồm: ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, protein, vitamin C, D, nhiều thực phẩm giàu axit béo omega-3,6, uống đủ 1,8 – 2 lít nước/ ngày (ưu tiên các loại nước khoáng vì chúng rất giàu vi chất có lợi), nằm trên giường thẳng, ngủ đủ giấc,…

Trên đây là một số thông tin giúp bạn nhận biết sớm các triệu chứng viêm khớp thường gặp cũng như những cách xử trí mà bạn có thể áp dụng khi không may gặp phải các vấn đề trên. Bạn hãy nhớ thăm khám sớm khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm khớp để có kế hoạch kiểm soát bệnh, qua đó bảo vệ được sức khỏe xương khớp và cải thiện chất lượng sống! Hãy liên hệ với chuyên gia cơ xương khớp qua hotline 0917206715 để được tư vấn thêm.

Bích Phương