Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn mạn tính điển hình, đến nay chưa tìm ra nguyên nhân chính xác, dẫn tới việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, việc phát hiện sớm bệnh là rất cần thiết để đề phòng các biến chứng. Việc chẩn đoán không chỉ dựa vào các biểu hiện bên ngoài vì dễ nhầm lẫn với những dạng bệnh viêm khớp khác. Do vậy, cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp nhằm xây dựng phác đồ điều trị đúng đắn nhất.
Viêm khớp dạng thấp và nguyên nhân gây bệnh
Viêm khớp dạng thấp là dạng tổn thương khớp thường gặp, do hệ miễn dịch bên trong cơ thể gây ra. Bệnh thường tấn công vào màng của các khớp xương, gây ra sưng, đau nhói và cuối cùng làm biến dạng khớp. Tình trạng này thường gây đau ở khớp nhỏ như bàn tay, cổ tay, mắt cá chân và bàn chân, hoặc lan sang các khớp lớn ở đầu gối, vai, cổ, khuỷu tay, hông xương hàm, xương hông. Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp được xác định là do các tế bào bạch cầu có chức năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus di chuyển từ máu vào trong màng bao quanh khớp. Các tế bào bạch cầu này xuất hiện và gây ra phản ứng viêm tại khớp do việc tạo ra các chất gây viêm như TNF-alpha, protein.
Các tế bào bạch cầu gây phản ứng viêm tại khớp
Theo năm tháng, tình trạng viêm đó sẽ làm tổn thương sụn, xương, gân, dây chằng ở gần khớp và dần dần gây biến dạng khớp. Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh bao gồm:
- Giới tính: Nữ giới thường có tỷ lệ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn ở nam giới từ 2 - 3 lần.
- Tuổi tác: Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi 40 - 60. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xảy ra ở nhóm tuổi trẻ, thiếu niên hoặc người già.
- Di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị viêm khớp dạng thấp thì nguy cơ mắc bệnh của bạn thường cao hơn.
- Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp.
>>> XEM THÊM: 6 suy nghĩ sai lầm về bệnh viêm khớp mà nhiều người mắc
Các xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Nhiều người bị đau nhức xương khớp khi đi khám bệnh thường được các bác sĩ chỉ định thực hiện khá nhiều xét nghiệm nhưng không rõ lý do, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp. Dưới đây sẽ cung cấp thông tin về những xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp. Cụ thể là các xét nghiệm chung và xét nghiệm đặc hiệu.
Các xét nghiệm chung
Sở dĩ cần thực hiện xét nghiệm chung vì viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể, điển hình là chức năng gan, tim, phổi,… Do đó, cần thực hiện các xét nghiệm chung sau:
- Xét nghiệm công thức máu, máu lắng, C- Reactive Protein (hay còn gọi là CRP),…
- Xét nghiệm chức năng gan, thận, X-quang tim, phổi, thực hiện ECG,…
Xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Các xét nghiệm đặc hiệu
Thực hiện xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán chính xác bệnh viêm khớp dạng thấp, bao gồm:
- Xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF) cộng (có trong khoảng 60 - 70 % bệnh nhân).
- Xét nghiệm yếu tố Anti CCP (+) trong khoảng 75 - 80% bệnh nhân.
- Chụp X-quang khớp, thông thường là chụp hai bàn tay thẳng.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo ARA – 1987 gồm 7 tiêu chuẩn:
- Viêm, sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu 3 trong số các khớp: Khớp liên đốt ngón tay, khớp bàn tay, cổ tay, ngón chân, cổ chân, khuỷu tay, khuỷu chân,…
- Viêm các khớp ở bàn tay: Viêm, sưng tối thiểu một nhóm trong các khớp cổ tay, khớp ngón tay,…
- Cứng khớp vào buổi sáng, có thể kéo dài đến hơn 1 giờ.
- Mang tính chất đối xứng.
Cứng khớp buổi sáng là dấu hiệu viêm khớp dạng thấp
- Xuất hiện hạt dưới da.
- Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh là dương tính (Xét nghiệm Waaler – Rose hoặc Y – Latex).
- Dựa trên dấu hiệu của kết quả chụp X-quang: Chụp bàn tay và cổ tay có thể thấy hình bào mòn, hẹp khe khớp, mất vô hình dải (không tính các dấu hiệu hư khớp).
Chẩn đoán xác định khi có ít nhất 4/7 tiêu chuẩn trên. Trong đó, 4 tiêu chuẩn đầu tiên thường kéo dài ít nhất 6 tuần. Chẩn đoán này sẽ giúp phân biệt với lupus ban đỏ hệ thống, thoái hóa khớp, bệnh gút mạn tính, viêm cột sống dính khớp và viêm khớp vảy nến,…
>>> XEM THÊM: Cẩn trọng nguy cơ tàn phế vì không điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp đúng cách và kịp thời
Điều trị viêm khớp dạng thấp như thế nào?
Không có biện pháp cải thiện đặc hiệu cho bệnh viêm khớp dạng thấp, mục đích điều trị nhằm giảm tình trạng viêm của khớp và dự phòng, làm chậm quá trình tổn thương khớp. Thông thường, việc kiểm soát triệu chứng bệnh chủ yếu là dùng thuốc, song đôi khi cần phải kết hợp với phẫu thuật trong một số trường hợp có biến dạng khớp nặng. Thuốc điều trị bao gồm: Nhóm kháng viêm không steroid (NSAIDs), nhóm steroid, nhóm thuốc tác động lên khớp (DMARDs), nhóm thuốc ức chế miễn dịch, nhóm ức chế TNF-alpha,…
Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp là phổ biến nhất
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp với vận động, sinh hoạt đúng cách. Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nên dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện các môn phù hợp như: Bơi, đi bộ,… Tuy nhiên, trong quá trình tập, cần nghỉ 5 - 10 phút, tránh tập liên tục.
Việc tập luyện phù hợp (có thể tham vấn thêm từ các chuyên gia vật lý trị liệu) vừa giúp tăng cường nhịp hô hấp và nhịp tim, đồng thời không gây áp lực quá lớn đến các khớp mà ngược lại, sẽ giúp khớp linh hoạt, không bị tê cứng, giảm đau nhức và máu lưu thông tốt hơn. Người bệnh cũng nên tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, chú ý giữ tư thế thẳng, cân đối khi đứng, đi và ngồi. Tích cực cầm nắm và cử động bàn tay, ngón tay, tự xoa bóp các khớp khi có thể.
Bổ sung chế độ ăn giàu canxi và vitamin D sẽ giúp người bệnh có bộ xương chắc khỏe. Ngoài ra, các sản phẩm từ sữa, rau xanh, cá, trứng cũng là lựa chọn cho người bị viêm khớp dạng thấp. Không ăn quá nhiều đạm, muối, hải sản vỏ cứng, không uống bia rượu, hút thuốc lá (theo kết quả nghiên cứu đăng tải trên trang Annals of the Rheumatic Diseases cho thấy, 1/3 các trường hợp viêm khớp dạng thấp nặng có liên quan đến hút thuốc lá). Đặc biệt, xu hướng sử dụng sản phẩm nguồn gốc từ thiên nhiên có tác dụng tốt trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các vấn đề về khớp an toàn, không để lại tác dụng phụ rất được quan tâm trong thời gian gần đây.
Hoàng Thấp Linh hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp an toàn, hiệu quả
Ngày nay, các nhà khoa học đã kết hợp bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh từ cao sói rừng, bạch thược, hy thiêm, nhũ hương,… giúp giảm triệu chứng sưng đau, tăng cường vận động khớp, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn viêm khớp dạng thấp tái phát.
KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
>>> Điển hình như chị Dược (xóm 2, Đông Cường, Đông Hưng, Thái Bình)
Chị chia sẻ, cách đây không lâu, chị thấy bàn tay, bàn chân có dấu hiệu bất thường: “Cả 10 đầu ngón tay, ngón chân của chị đều sưng tấy đỏ, nhức và khó chịu, đi lại vô cùng khó khăn. Các khớp bị cứng vào buổi sáng, phải xoa bóp một lúc mới đi lại được”. Tình cờ biết đến sản phẩm Hoàng Thấp Linh, chị uống 1 ngày 6 viên chia làm 3 lần, trước bữa ăn 30 phút và không dùng thêm loại thuốc nào khác. Giờ đây, tay chị gần như đã hết sưng đau và không thấy tái phát khi thời tiết thay đổi. Xem chia sẻ của chị Dược trong video sau:
>>> XEM THÊM: Cách chữa đau nhức xương khớp thành công của nhiều người khác TẠI ĐÂY
ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA
Lắng nghe đánh giá của GS. Hoàng Bảo Châu về tác dụng của Hoàng Thấp Linh trong điều trị viêm khớp dạng thấp: “Sản phẩm Hoàng Thấp Linh có những thành phần tiêu viêm, thông kinh lạc, chống lại teo cơ, giúp người bệnh cải thiện triệu chứng ở giai đoạn mới bắt đầu và giai đoạn tiến triển”. Xem chi tiết trong video sau:
>>> XEM THÊM: Chuyên gia tư vấn cách dùng Hoàng Thấp Linh để hỗ trợ điều trị đau khớp, viêm khớp TẠI ĐÂY
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn viêm khớp dạng thấp là gì, các xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả. Đừng quên áp dụng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm Hoàng Thấp Linh mỗi ngày để không phải lo lắng các vấn đề về xương khớp, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về các xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006304 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017
Quang Huy