Hàng năm, ở nước ta có khoảng 700-750 người mới mắc viêm khớp dạng thấp trên một triệu dân từ 15 tuổi trở lên, trong đó, khoảng 80% ở độ tuổi trung niên. Vậy làm thế nào để phòng ngừa, giảm thiểu sự gia tăng không ngừng của căn bệnh này là câu hỏi đang cần lời giải đáp. Viêm khớp dạng thấp là bệnh khó chữa khỏi, song có thể phòng các đợt viêm khớp tiến triển bằng việc dùng thuốc kết hợp với vận động, sinh hoạt đúng cách như: tránh đứng hoặc ngồi quá lâu; giữ tư thế thẳng, cân đối khi đứng, đi và ngồi; cầm nắm và cử động bàn tay, ngón tay, xoa bóp các khớp. Bệnh nhân cũng nên đi bộ hàng ngày, song cần nghỉ trong thời gian 5-10 phút sau mỗi giờ đi; nên nằm trên giường phẳng, chắc và ngủ đủ giấc. Do đó, người thân xung quanh cần phải nhận biết và đủ kiến thức để chăm sóc các bệnh nhân viêm khớp  dạng thấp và viêm khớp nói chung một cách hợp lý. 
1. Nhận định tình hình 
Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp thường là một bệnh mãn tính, tiến triển ngày càng nặng dần, vì vậy người điều dưỡng khi tiếp xúc với bệnh nhân cần phải nhẹ nhàng, ân cần và biết thông cảm. 
+ Đánh giá bằng cách hỏi bệnh 
− Trạng thái tinh thần của bệnh nhân, thường là trầm cảm. 
− Mức độ đau và hạn chế vận động. 
− Tình trạng cứng khớp buổi sáng. 
− Gần đây nhất có dùng thuốc gì không? 
− Có buồn nôn, nôn và rối loạn tiêu hoá không? 
− Có bị bệnh gì khác trước đây không? 
− Có lo lắng hay bị sang chấn gì không? 
− Thời gian bị bệnh bao lâu? 
− Các thuốc điều trị trước đây. 
+ Đánh giá bằng quan sát 
− Tình trạng tinh thần bệnh nhân có mệt mỏi, đau đớn không? 
− Tự đi lại được hay phải giúp đỡ? 
− Tình trạng các chi có bị biến dạng không? 
− Các dấu hiệu khác kèm theo. 
+ Đánh giá qua thăm khám bệnh nhân
− Kiểm tra các dấu hiệu sống. 
− Đánh giá tình trạng các khớp bị tổn thương, chú ý các khớp nhỏ. 
− Đánh giá các biến chứng hay các bệnh kèm theo, đặc biệt chú ý tình trạng về tiêu hoá, như đau bụng hay có dấu hiệu xuất huyết tiêu hoá. 
+ Thu nhận thông tin 
− Thu nhận thông tin qua hồ sơ bệnh án và gia đình. 
− Quá trình điều trị và chăm sóc trước đó. 
− Các thuốc đã sử dụng. 
2. Chẩn đoán điều dưỡng 
Một số chẩn đoán điều dưỡng có thể ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp: 
− Cứng và sưng các khớp buổi sáng do các khớp bị viêm. 
− Tăng thân nhiệt do viêm khớp. 
− Nguy cơ xuất huyết tiêu hoá do dùng các thuốc kháng viêm dài ngày. 
− Nguy cơ tàn phế do tiến triển của bệnh. 

Hình ảnh minh họa bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Hình ảnh minh họa bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

3. Lập kế hoạch chăm sóc 
Người điều dưỡng cần phân tích, tổng hợp và đúc kết các dữ kiện để xác định nhu cầu cần thiết của bệnh nhân, từ đó lập ra kế hoạch chăm sóc cụ thể. Khi lập kế hoạch chăm sóc phải xem xét đến toàn trạng bệnh nhân, đề xuất vấn đề ưu tiên, vấn đề nào cần thực hiện trước và vấn đề nào thực hiện sau tuỳ từng trường hợp cụ thể.
+ Chăm sóc cơ bản 
− Để bệnh nhân nghỉ ngơi, nằm ở tư thế dễ chịu nhất và tránh tư thế xấu. 
− Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về tình trạng bệnh tật. 
− Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình cách tập luyện các khớp để tránh teo cơ, đặc biệt trong giai đoạn cấp. 
− Ăn đầy đủ năng lượng và nhiều hoa quả tươi. 
− Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. 
− Hướng dẫn bệnh nhân cách tự theo dõi các tác dụng phụ của thuốc. 
+ Thực hiện các y lệnh 
− Cho bệnh nhân uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định. 
− Làm các xét nghiệm cơ bản. 
+ Theo dõi 
− Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở. 
− Theo dõi tình trạng thương tổn các khớp. 
− Theo dõi một số xét nghiệm như: công thức máu, Waaler-Rose, tốc độ lắng máu. 
− Theo dõi tác dụng phụ của thuốc. 
− Theo dõi diễn tiến của bệnh. 
+ Giáo dục sức khoẻ 
− Bệnh nhân và gia đình cần phải biết về nguyên nhân, các tổn thương và tiến triển của bệnh để có thái độ điều trị và chăm sóc chu đáo. 
− Biết được tác dụng phụ của thuốc điều trị để theo dõi và phòng ngừa.
4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc 
Đặc điểm của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp là tiến triển kéo dài và ngày càng nặng dần nếu không được điều trị và chăm sóc. Bệnh để lại di chứng rất nặng nề dẫn đến tàn phế nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. 
+ Thực hiện chăm sóc cơ bản 
− Đặt bệnh nhân nằm nghỉ ở tư thế cơ năng nếu trong giai đoạn cấp. 
− Hướng dẫn bệnh nhân cách tự phục vụ mình nếu đã có hiện tượng biến dạng khớp, bằng cách hàng ngày các đồ dùng của bệnh nhân phải được sắp xếp ở vị trí thích hợp và tiện sử dụng khi cần thiết. 
− Tích cực vận động nếu tình trạng đau đớn chịu đựng được. 
− Động viên, trấn an bệnh nhân để an tâm điều trị. 
− Ăn uống đầy đủ năng lượng, nhiều sinh tố. 
− Vệ sinh sạch sẽ: hàng ngày vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho bệnh nhân. áo, quần, vải trải giường và các vật dụng khác phải luôn được sạch sẽ. Nếu có ổ loét trên da phải rửa sạch bằng nước oxy già hoặc xanh methylen.
+ Thực hiện các y lệnh 
− Thuốc dùng: thực hiện đầy đủ các y lệnh khi dùng thuốc, như: các thuốc tiêm, thuốc uống. Cần chú ý các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp phải uống sau khi ăn no. Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất thường phải báo cho bác sĩ biết. 
− Thực hiện các xét nghiệm: 
+ Các xét nghiệm về máu như: Waaler-Rose, tốc độ lắng máu, công thức máu... 
+ Các xét nghiệm khác như chụp X-quang, siêu âm khớp, điện tim...
+ Theo dõi 
− Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở phải được theo dõi kỹ. 
− Tình trạng tổn thương khớp trên lâm sàng. 
− Tình trạng sử dụng thuốc và các biến chứng do thuốc gây ra. 

Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề bệnh viêm khớp dạng thấp, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006304 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017.

Bông tuyết