Viêm khớp dạng thấp với biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau bắt đầu từ các khớp nhỏ, đối xứng khớp hai bên cơ thể, cứng khớp buổi sáng khiến bệnh nhân khó khăn trong việc vận động, sinh hoạt. Với những biểu hiện lâm sàng đa dạng và nguy cơ gây biến chứng cao nên việc phát hiện bệnh và điều trị sớm vừa giúp hạn chế các biến chứng, vừa giúp hạn chế chi phí điều trị cho người bệnh.

Đau khớp đối xứng – Dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp

Tại Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ mắc viêm khớp dạng thấp cao gấp 3 lần so với nam giới và hay gặp ở độ tuổi 30 – 60. Viêm khớp dạng thấp thường khởi phát từ từ, kéo dài từng đợt, có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp điều kiện lý tưởng, bệnh tiến triển rất nhanh, dẫn đến tổn thương sụn khớp và đầu xương.

Đau khớp đối xứng là biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp

Theo những thống kê hiện nay cho thấy: dấu hiệu điển hình và thường gặp nhất ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp là sưng, đau có tính chất đối xứng bắt đầu tại các khớp nhỏ như: khớp cổ tay, bàn ngón tay, khớp cổ chân, bàn ngón chân… kéo dài từ vài tuần đến vài tháng sau đó lan sang các khớp lớn. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể kèm theo dấu hiệu cứng khớp buổi sáng: khớp bị dính, cứng lại và cử động rất khó khăn. Viêm khớp dạng thấp là bệnh dễ tái phát. Nếu không có chế độ dự phòng, điều trị đúng cách thì người bệnh có thể bị biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ mất chức năng vận động khớp và gây tàn phế. Ngoài những triệu chứng trên, viêm khớp dạng thấp còn có các biểu hiện toàn thân như: sốt, mệt mỏi, xanh xao, gầy sút,… và ảnh hưởng tới một số bộ phận khác (tim, gan, thận, dạ dày…).

Có nhiều lựa chọn trong các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp, bác sĩ có thể điều trị riêng rẽ hoặc kết hợp giữa điều trị bảo tồn, thay đổi thói quen sinh hoạt, tập luyện hàng ngày để cải thiện sức khỏe. Các thuốc tây y được dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp thường là nhóm thuốc chống viêm giảm đau, thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm nhằm giảm đợt tiến triển cấp của bệnh, làm chậm quá trình huỷ hoại khớp. Tuy nhiên, việc dùng các thuốc này lâu dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày, ảnh hưởng chức năng gan, thận, rối loạn thị lực… của người bệnh.

Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp bằng sản phẩm thảo dược hiệu quả, an toàn 

Hiện nay, nhiều chuyên gia và người mắc bệnh thường có xu hướng lựa chọn những sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, điển hình trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh. Với thành phần chính là hy thiêm có tác dụng giảm đau nhức khớp, kết hợp cùng nhiều vị thuốc quý khác như: Sói rừng, bạch thược,… giúp khôi phục vận động khớp, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp và ngăn chặn tái phát. Qua nghiên cứu tại cũng như thực tiễn lâm sàng cho thấy Hoàng Thấp Linh cho hiệu quả tốt trên bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp, không có tác dụng phụ và không gây tương tác thuốc.

Nếu mắc viêm khớp dạng thấp, bên cạnh việc dùng Hoàng Thấp Linh, người bệnh có thể giảm đau bằng châm cứu, xoa bóp,…

Viêm khớp dạng thấp là bệnh khó chữa khỏi hoàn toàn nhưng bạn có thể phòng các đợt viêm tái phát bằng cách dùng Hoàng Thấp Linh hàng ngày kết hợp chế độ sinh hoạt đúng cách, thường xuyên xoa bóp khớp, vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế sử dụng các chất kích thích cay nóng như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… chế độ dinh dưỡng hợp lý ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, protein, vitamin C, D, nhiều thực phẩm giàu axit béo omega-3,6, uống đủ 1,8l- 2l nước/ ngày ưu tiên các loại nước khoáng vì chúng rất giàu vi chất có lợi, nằm trên giường thẳng, ngủ đủ giấc,… 

*Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Làm thế nào để phân biệt các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp với các bệnh lý khác tại khớp? Chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân sẽ cho chúng ta biết thêm thông tin về vấn đề này. Mời các bạn xem video sau đây:

 

Video: Các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp

Ngọc Tâm