Đau nhức xương khớp khi trời lạnh là tình trạng đau dữ dội, ê buốt, thậm chí các khớp không thể cử động được do nhiệt độ xuống thấp. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của thời tiết đến cấu trúc hệ cơ xương khớp. Để cải thiện và phòng ngừa tình trạng đau nhức xương khớp khi trời lạnh hiệu quả, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Tại sao đau nhức xương khớp thường trở nặng khi trời lạnh?

Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, thời tiết thường lạnh giá. Đây là thời điểm khiến căn bệnh xương khớp bùng phát gây đau nhức dữ dội, thậm chí không thể vận động được, đặc biệt ở người cao tuổi và trung niên. Nguyên nhân của tình trạng này là do: 

- Lưu thông máu kém: Khi trời chuyển lạnh và nhiệt độ hạ thấp, lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể trở nên kém hơn bình thường. Đó là do cơ thể cố gắng dự trữ năng lượng, khí lạnh vào da làm mạch máu co lại. Khi đó, việc lưu thông dịch khớp và máu nuôi khớp giảm đi, làm tổn thương sụn cũng như màng hoạt dịch, gây đau nhức.

- Rối loạn tuần hoàn trong cơ thể: Bao gồm tuần hoàn tại vị trí khớp, dịch khớp, độ nhớt máu, thay đổi vận mạch,... là nguyên nhân gây đau nhức cơ xương khớp vào mùa lạnh.

dau-nhuc-xuong-khop-khi-troi-lanh-do-roi-loan-tuan-hoan-trong-co-the.webp

Đau xương khớp khi trời lạnh do rối loạn tuần hoàn trong cơ thể

- Co rút gân cơ khớp: Trời lạnh kèm độ ẩm tăng cao do mưa phùn, khiến gân cơ bị co rút, dịch khớp đông hơn. Điều đó làm cho khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, hạn chế vận động.

- Giảm mức chịu đau: Điều kiện thời tiết lạnh và ảm đạm có xu hướng tác động tiêu cực đến tâm trạng, làm giảm mức độ chịu đau. Bên cạnh đó, mọi người thường thích ở trong nhà và ít di chuyển hơn khi thời tiết lạnh. Điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau khớp ở người bị bệnh khớp từ trước.

- Ngoài ra, nguyên nhân gây đau khớp khi trời lạnh còn do sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể suy giảm trước nguy cơ gây bệnh, khiến tình trạng đau nhức nặng hơn.

Những bệnh lý xương khớp chuyển biến xấu khi trời lạnh

Các bệnh lý xương khớp phổ biến gây đau khớp khi thời tiết trở lạnh đó là:

- Thoái hóa khớp xảy ra theo thời gian khi lớp sụn đệm bảo vệ giữa xương bị bào mòn. Các khớp trở nên đau và cứng. Bệnh thoái hóa khớp phát triển chậm và thường xảy ra ở tuổi trung niên. Mỗi khi trái gió trở trời là cơn đau có thể “hành hạ” người bệnh. 

- Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính gây sưng và đau các khớp. Bệnh thường tái phát khi thời tiết thay đổi hoặc liên quan đến chế độ vận động của người mắc. 

viem-khop-dang-thap-tai-phat-khi-troi-tro-lanh.webp

Viêm khớp dạng thấp tái phát khi trời trở lạnh

- Bệnh gút là tình trạng các tinh thể tích tụ trong khớp, gây đau và sưng tấy dữ dội. Khớp thường bị ảnh hưởng là khớp ngón chân cái. Triệu chứng đau nhức tái phát có liên quan mật thiết với chế độ ăn uống và sự thay đổi nhiệt độ môi trường. 

- Viêm bao hoạt dịch do lạm dụng khớp quá mức, thường gặp ở hông, đầu gối, khuỷu tay hoặc vai. Bệnh có thể gây đau nhức khớp khi trời trở lạnh. 

- Chấn thương như gãy xương hoặc bong gân. Sau khi đã điều trị lành, người bệnh vẫn có thể gặp phải tình trạng đau nhức tại khớp bị chấn thương trước đó, lúc thời tiết thay đổi. 

- Viêm gân là tình trạng viêm các gân hoặc dây mềm kết nối xương và cơ. Tình trạng này thường thấy ở khuỷu tay, gót chân hoặc vai. Cơn đau có thể trở nên dữ dội hơn nếu nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột.

>>> XEM THÊM: Giải đáp 10 câu hỏi về bệnh viêm khớp dạng thấp

Triệu chứng đau xương khớp khi trời lạnh

Đau xương khớp khi trời lạnh gây nhiều khó chịu với các biểu hiện như sau:

  • Người bệnh bị đau và buốt từ trong xương, khớp sưng đỏ, tê cứng, khó hoặc không thể vận động.
  • Khớp phát ra tiếng kêu lục cục: Người mắc sẽ có cảm giác như kiến bò và phát ra tiếng kêu lục cục khi cử động.
  • Cứng khớp: Triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng sớm sau khi giữ nguyên tư thế qua một đêm. Người bệnh cảm thấy việc co duỗi khớp trở nên khó khăn. 
  • Nhạy cảm hơn với cơn đau: Người bị khớp mạn tính sẽ nhạy cảm với những cơn đau xương khớp hơn. Do lớp sụn khớp đã bị bào mòn, khiến đầu xương cọ xát vào nhau, tăng ma sát.

dau-nhuc-xuong-khop-khi-troi-lanh-co-nhieu-bieu-hien-khac-nhau.webp

Đau nhức xương khớp khi trời lạnh có nhiều biểu hiện khác nhau

Cách giảm đau nhức xương khớp khi trời lạnh

Cơn đau khớp diễn ra vào thời tiết lạnh khiến người bệnh vô cùng khó chịu và nhanh chóng tìm các giải pháp để khắc phục. Dưới đây là một số phương pháp có thể được áp dụng: 

Thuốc uống

Đối với cơn đau khớp mùa lạnh từ vừa đến nặng kèm theo sưng, người bệnh có thể được chỉ định thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc thuốc không kê đơn như aspirin, celecoxib, ibuprofen hoặc naproxen. Thuốc có thể gây tác dụng phụ, làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.

Nếu cơn đau ở mức nhẹ không kèm sưng thì người bệnh có thể sử dụng acetaminophen. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi dùng thuốc này, đặc biệt là nếu người bệnh uống rượu, vì liều cao có thể gây tổn thương gan.

Các loại thuốc khác có thể giúp giảm đau xương khớp mùa lạnh bao gồm:

  • Thuốc giãn cơ để điều trị co thắt cơ (có thể dùng chung với NSAID để tăng tác dụng).
  • Thuốc chống trầm cảm và thuốc chống động kinh (tác động vào tín hiệu đau).

Thuốc tiêm

Đối với những người bị đau nhức xương khớp khi trời lạnh không đáp ứng với thuốc uống, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc tiêm như:

  • Thuốc steroid: Có thể được chỉ định tiêm trực tiếp vào khớp 3-4 tháng/lần. Thuốc cho hiệu quả tốt trong nhiều trường hợp nhưng tác dụng chỉ là tạm thời.
  • Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu: Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) được lấy từ máu của chính người bệnh, sau đó tiêm vào khớp bị đau. Các tiểu cầu và protein này có tác dụng chống viêm, điều hòa miễn dịch, từ đó giảm cơn đau khớp mùa lạnh hiệu quả.

Vật lý trị liệu

Người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia vật lý trị liệu để tăng cường cơ xung quanh khớp, ổn định khớp và cải thiện phạm vi chuyển động. Nhà trị liệu có thể sẽ sử dụng các kỹ thuật như siêu âm, liệu pháp nhiệt hoặc lạnh, kích thích dây thần kinh điện,... 

cai-thien-dau-nhuc-xuong-khop-khi-troi-lanh-bang-vat-ly-tri-lieu.webp

Cải thiện đau nhức xương khớp khi trời lạnh bằng vật lý trị liệu

Hỗ trợ tại nhà

Bạn có thể cải thiện cơn đau khớp khi trời trở lạnh trong thời gian ngắn bằng một số kỹ thuật đơn giản tại nhà như sau:

  • Bảo vệ khớp bằng nẹp hoặc bọc.
  • Để khớp nghỉ ngơi, tránh bất kỳ hoạt động khiến cơn đau tăng thêm. Tuy nhiên, tránh giữ khớp nằm yên quá lâu vì có thể gây cứng và mất chức năng vận động khớp.
  • Chườm đá vùng khớp đau trong khoảng 15 phút, vài lần mỗi ngày. Đối với tình trạng co thắt cơ xung quanh khớp, hãy thử sử dụng miếng đệm nóng quấn nhiều lần trong ngày.
  • Nâng khớp cao hơn mức tim của bạn.

Phòng ngừa đau nhức xương khớp khi trời lạnh bằng cách nào?

Để phòng ngừa và giảm triệu chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, bạn nên chú ý thực hiện những lời khuyên sau:

  • Luôn giữ ấm cơ thể: Chú ý giữ ấm, đảm bảo cơ thể không bị nhiễm lạnh, đặc biệt các khớp xương. 
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Thư giãn khớp xương, tránh gây áp lực lên khớp, không ngồi, nằm trong một tư thế quá lâu.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Bổ sung đủ chất để duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh thừa cân béo phì. Tăng cường ăn thực phẩm giàu protein, omega-3, vitamin và nguyên tố vi lượng, canxi hàng ngày.
  • Sử dụng thuốc hợp lý: Nếu gặp tình trạng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, người bệnh không được tự ý mua và dùng thuốc giảm đau, chống viêm tùy tiện dẫn đến tác dụng phụ, thậm chí có thể khiến bệnh nặng hơn.
  • Tập luyện thể dục: Thực hiện vận động, luyện tập nhẹ nhàng, hợp lý giúp lưu thông khí huyết, tăng cường nuôi dưỡng khớp. Những bộ môn bạn có thể áp dụng đó là: Dưỡng sinh, yoga, đi bộ, bơi lội,...

van-dong-giup-phong-ngua-dau-nhuc-xuong-khop-khi-troi-lanh.webp

Vận động giúp phòng ngừa đau nhức xương khớp khi trời lạnh

Hỗ trợ giảm đau xương khớp và phòng ngừa mắc bệnh khi trời lạnh bằng sản phẩm thảo dược

Bên cạnh những phương pháp cải thiện đau nhức xương khớp khi trời lạnh nêu trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh với thành phần chính là hy thiêm. Sản phẩm giúp người bị đau xương khớp khi thời tiết trở lạnh có thêm sự lựa chọn tối ưu, an toàn hiệu quả. Sản phẩm cho tác dụng:

Tăng cường sức đề kháng, điều hòa hệ miễn dịch

- Hy thiêm: Theo đông y, hy thiêm có tác dụng lợi gân cốt, chữa đau nhức xương khớp. Y học hiện đại chỉ ra rằng, hy thiêm giúp kháng viêm, điều hòa miễn dịch rất tốt, tác động vào nguyên nhân sâu xa gây đau xương khớp.

- Sói rừng: Giúp hoạt huyết, giảm đau, tiêu viêm, chống thấp khớp. Đây là vị thuốc quý có đặc tính chống tự miễn, giúp điều hòa miễn dịch hiệu quả. 

Tác dụng chống thoái hóa và bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng mô khớp, sụn khớp

- L-carnitine: Có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa xương và cải thiện cấu trúc vi mô của xương.

- Methylsulfonylmethane (MSM): Có tác dụng làm tăng khả năng tự miễn dịch, chống oxy hóa và giảm viêm trong các bệnh lý về xương khớp. Không chỉ vậy, đây còn là thành phần quan trọng trong các mô liên kết, giúp nuôi dưỡng, hồi phục sụn khớp.

- Boron (dưới dạng boron citrate): Giúp tăng khả năng hấp thu canxi vào sụn và xương. 

Giảm nhẹ triệu chứng, chống viêm, giảm đau

Các thảo dược hy thiêm, nhũ hương, bạch thược, pregnenolone,... đều đã được nghiên cứu cho hiệu quả chống viêm, giảm đau trong bệnh lý xương khớp. 

Sản phẩm đã được nghiên cứu tác dụng tại Hà Nội do TS. Đặng Hồng Hoa – Trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện E làm trưởng đề tài. Qua nghiên cứu thấy rằng, sản phẩm đã chứng minh những ưu điểm vượt trội như: Giúp điều hòa hệ thống miễn dịch, bảo vệ các dịch mô khớp, giảm sưng, bớt đau, tăng cường vận động khớp, tránh dính và hủy hoại khớp. 

Hoàng Thấp Linh không gây tương tác thuốc và không có tác dụng phụ nên có thể yên tâm dùng lâu dài. Sản phẩm không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn tác động vào nguyên nhân sâu xa gây bệnh.

hoang-thap-linh-cai-thien-dau-nhuc-xuong-khop-khi-troi-lanh-an-toan-hieu-qua.webp

Hoàng Thấp Linh cải thiện đau nhức xương khớp khi trời lạnh an toàn, hiệu quả

Chia sẻ của người dùng sản phẩm Hoàng Thấp Linh

Từ khi xuất hiện trên thị trường, Hoàng Thấp Linh đã giúp cải thiện tình trạng viêm đau, sưng tấy tại khớp cho rất nhiều trường hợp. Điển hình như bà Vũ Thị Phượng (ở huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng). 

Hơn 20 năm bị viêm đa khớp, bà Phượng đã gặp rất nhiều khó khăn trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Có những lúc không làm được gì, bà phải “nằm bẹp” một chỗ. 

Nhờ biết đến và sử dụng Hoàng Thấp Linh theo đúng liệu trình, bệnh tình của bà đã cải thiện đáng kể, các khớp không còn cứng, đi lại dễ chịu, giảm đau nhức rõ rệt. Bà có thể xách nước, cuốc vườn bình thường. Để hiểu rõ hơn về quá trình cải thiện bệnh của bà Phượng, mời bạn cùng theo dõi TẠI ĐÂY.

Góc nhìn chuyên gia về sản phẩm Hoàng Thấp Linh

Trong chương trình “Tư vấn sức khỏe” được phát trực tiếp trên kênh Truyền hình Quốc Hội, chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh nhận định: “Sản phẩm Hoàng Thấp Linh có thành phần chính là hy thiêm kết hợp với một số thảo dược khác giúp cải thiện triệu chứng, giảm đau, chống viêm, điều hòa hệ miễn dịch. Sản phẩm an toàn, không ảnh hưởng đến gan thận, sinh hóa máu”

chuyen-gia-nguyen-thi-van-anh-nhan-dinh-ve-san-pham-hoang-thap-linh.webp

Chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh nhận định về tác dụng sản phẩm Hoàng Thấp Linh

Có thể thấy, đau nhức xương khớp khi trời lạnh là tình trạng phổ biến, nhiều người gặp phải. Để cải thiện tình trạng này, bên cạnh tuân thủ phác đồ bác sĩ, thực hiện lối sống, sinh hoạt khoa học, người bệnh đừng quên kết hợp sử dụng Hoàng Thấp Linh mỗi ngày!

Mọi thắc mắc về đau nhức xương khớp khi trời lạnh và sản phẩm Hoàng Thấp Linh xin vui lòng liên hệ qua (Zalo/ Viber): 0975284017 - 0917214851 để nhận được tư vấn bạn nhé.