Đau nhức xương khớp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. Vậy nguyên nhân gây đau nhức xương khớp do đâu? Nên có biện pháp khắc phục như thế nào cho hiệu quả mà vẫn an toàn? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin hữu ích có trong nội dung bài viết dưới đây.
Thế nào là đau nhức xương khớp?
Đau nhức xương khớp là thuật ngữ chung dùng để chỉ các triệu chứng: Tê mỏi, đau dữ dội hoặc âm ỉ các khớp xương trên cơ thể. Chứng bệnh này xảy ra khi các mô sụn, khớp xương bị tổn thương, bào mòn, thoái hóa,… đầu xương tỳ trực tiếp lên nhau, đĩa đệm mất dần tính đàn hồi. Thông thường, bạn sẽ có cảm giác đau tại các khớp lớn như: Khớp gối, khớp bả vai, khớp háng, khớp cổ tay, đốt sống lưng,… Ban đầu, cơn đau chỉ xuất hiện thưa thớt và không quá khó chịu. Càng về sau, tần suất sẽ dày hơn, mức độ cũng tăng nặng, gây cản trở sinh hoạt và có thể để lại biến chứng nặng nề. Đi kèm với triệu chứng đau nhức là cứng khớp, thường xảy ra vào buổi sáng hoặc khi nghỉ ngơi, làm việc quá lâu trong một tư thế cố định. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức toàn thân, các khớp xương lúc này co cứng lại, khắp cơ thể ê mỏi, khó cử động. Chỉ khi được xoa bóp 15 - 20 phút mới dần thuyên giảm. Đau nhức xương khớp kéo dài còn khiến cho người mắc rơi vào tình trạng chán ăn, gầy sút, suy nhược cơ thể, mất ngủ kéo dài, da sạm, mặt kém sắc,…
Đau nhức xương khớp khiến người mắc gặp khó khăn khi vận động
Nếu như trước kia, chứng đau nhức xương khớp được mặc định là căn bệnh của người già thì ngày nay, thực tế cho thấy, số người trẻ tuổi mắc phải tình trạng này đang gia tăng với tỷ lệ đáng báo động, không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị hạn chế vận động, tê yếu tứ chi, thậm chí bại liệt hoàn toàn.
>>>XEM THÊM: Khi bị đau nhức xương khớp nên kiêng ăn gì để nhanh chóng cải thiện vận động?
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp do đâu?
Có hàng ngàn nguyên nhân dẫn đến đau nhức xương khớp, trong đó, chiếm trên 70% là do bệnh lý. Theo y học cổ truyền, tất cả các bệnh gây đau nhức ở khớp xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng tý hay bệnh tý. Tý có nghĩa là tắc nghẽn không thông. Do sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể không đầy đủ, các yếu tố gây bệnh là phong – hàn – thấp cùng phối hợp tác động xâm phạm đến kinh lạc – cơ – khớp, làm cho sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn không thông, gây ra sưng đau, hoặc không sưng mà chỉ đau tê mỏi nặng ở một khu vực khớp xương hay toàn thân.
Theo y học hiện đại, các yếu tố gây nên tình trạng đau nhức xương khớp bao gồm:
- Sự suy giảm sức đề kháng: Sức đề kháng của cơ thể giảm sút, hệ miễn bị suy yếu, rối loạn khiến cho các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công. Đối với những người bị viêm khớp, thoái hóa khớp mạn tính, cơn đau sẽ có biểu hiện rõ rệt hơn khi thay đổi thời tiết đột ngột, các gân cơ thường bị co rút gây nên chứng vẹo cổ cấp, các khớp đầu gối, bàn chân và tay đau nhức.
- Mắc bệnh viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, dẫn đến hoạt động rối loạn nên đã tấn công các khớp, gây viêm màng hoạt dịch làm cho các khớp sưng tấy, đau nhức, thậm chí phá hủy sụn và xương trong khớp. Các khớp xương trên cơ thể bị sưng viêm dẫn đến triệu chứng đau nhức xương khớp đối xứng. Ngoài ra, người bị viêm khớp dạng thấp còn phải đối mặt cơn đau mỏi, cơ cứng khớp, nổi hạt dưới da,…
Bệnh viêm khớp dạng thấp gây đau nhức xương khớp
- Thoái hóa khớp: Bất cứ vùng xương khớp nào cũng có thể là “nạn nhân” của quá trình lão hóa sinh học. Đặc biệt, khi bước vào độ tuổi 30, sụn khớp bắt đầu bị bào mòn, đĩa đệm cột sống mất dần tính thẩm thấu, rễ thần kinh bị chèn ép gây nên tình trạng đau nhức xương khớp, ê mỏi, tê bì xương khớp, chân tay.
- Thừa cân, béo phì: Hệ thống xương – cơ – dây chằng của cơ thể được thiết kế với khả năng chịu lực vừa đủ với một người có trọng lượng bình thường. Khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức giới hạn cho phép, hệ thống ấy sẽ bị quá tải, gia tăng áp lực lên các khớp. Đặc biệt là khớp gối, khớp háng và cột sống, khiến cho phần sụn khớp nơi đây bị bào mòn, kéo theo phần xương dưới sụn cũng nhanh chóng tổn thương.
- Tính chất công việc: Những người làm các công việc với đặc thù ngồi nhiều hoặc đứng một chỗ trong thời gian dài như: Nhân viên văn phòng, tài xế lái xe hay công nhân may,... thường xuyên bị đau nhức xương khớp, tê mỏi vai gáy, chân tay. Bởi việc ngồi lâu hay đứng yên một chỗ trong thời gian dài không chỉ khiến cho sụn khớp bị đau mỏi mà còn nhanh chóng thoái hóa, kéo theo đó là hiện tượng sưng viêm, cứng khớp.
- Thói quen sinh hoạt: Lười vận động, chơi thể thao quá độ, nằm ngủ không đúng tư thế,… làm mạch máu bị chèn ép, không lưu thông được, dần dần khiến cho các cơ xương khớp trên cơ thể tê bì, đau mỏi và nhanh chóng thoái hóa, gây nên tình trạng đau nhức, sưng viêm.
Có thể thấy rằng, mặc dù có rất nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp, thế nhưng, các nguyên nhân này đều có liên quan đến sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch, quá trình thoái hóa dẫn đến bào mòn sụn khớp trong cơ thể. Vì thế, để khắc phục được chứng bệnh đau nhức xương khớp thì việc giảm đau thôi vẫn chưa đủ, về lâu dài cần phải tác động vào “gốc rễ” của bệnh đó là tăng cường sức đề kháng, điều hòa hệ miễn dịch, tăng cường năng lượng tế bào và chống thoái hóa tại các mô, sụn khớp.
>>> XEM THÊM: Tìm hiểu về ưu điểm của thuốc đông y trị đau nhức xương khớp
Phương pháp điều trị đau nhức xương khớp hiện nay
Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị đau nhức xương khớp thường được sử dụng là tây y và đông y:
Thuốc tây y trị đau nhức xương khớp
Tùy vào vị trí và mức độ đau nhức xương khớp mà người mắc có thể được chỉ định phác đồ điều trị khác nhau. Sau đây là một số thuốc thường được dùng để trị đau nhức xương khớp:
- Trường hợp tê mỏi vai gáy, chân tay do tính chất công việc hay thói quen sinh hoạt: Cách giảm đau hiệu quả trong trường hợp này là dùng thuốc chứa paracetamol. Nếu như tình trạng không cải thiện thì sẽ sử dụng một số loại thuốc giảm đau phối hợp khác (thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc giảm đau thần kinh). Ngoài ra, các thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid: Naproxen, indomethacin, piroxicam,… cũng có thể được sử dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý đến một số tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra như: Viêm loét dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa, tổn thương gan, thận, chán ăn, buồn nôn,…
Thuốc giảm đau, chống viêm điều trị đau nhức xương khớp
- Đối với những trường hợp đau nhức xương khớp do bệnh lý mạn tính như: Viêm khớp dạng thấp, viêm do thoái hóa khớp, đau nhức kèm sưng nóng cơ xương khớp thì các loại thuốc điều trị đóng vai trò quan trọng để kiểm soát viêm đau, bao gồm:
+ Thuốc kháng viêm không chứa ste.ro.id (naproxen, ibuprofen, piroxicam,…).
+ Cor.ti.co.id: Trong trường hợp bị đau nhức toàn thân nặng kèm theo phản ứng viêm, bạn có thể cần dùng đến thuốc chứa thành phần cor.ti.co.id dạng uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc nhóm này có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như: Viêm loét dạ dày, loãng xương, tiểu đường, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch,…
+ Thuốc giãn cơ: Có tác dụng chống lại tình trạng đau nhức xương khớp liên quan đến hiện tượng co thắt cơ. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như hạ huyết áp, chậm nhịp tim, buồn ngủ, ảo giác,… nếu bệnh nhân lạm dụng.
Thuốc đông y trị đau nhức xương khớp
Sau đây là một số bài thuốc đông y trị đau nhức xương khớp có tác dụng tốt, đã được lưu truyền từ lâu trong dân gian, bao gồm:
- Bài thuốc số 1: Hy thiêm, cẩu tích, tơ hồng xanh, dây đau xương, thạch cao, ngưu tất, gối hạc, đỗ trọng, vương cốt đằng, chi mẫu, độc hoạt. Tùy theo thể trạng của người bệnh mà khối lượng mỗi vị thuốc khác nhau. Bạn hãy cho tất cả các nguồn nguyên liệu đã chuẩn bị trên vào nồi và sắc lấy nước. Sau đó, chia thành 3 lần uống trong ngày. Đây là bài thuốc có thể giúp giảm sưng, giảm đau, tái tạo sụn khớp và hỗ trợ sản sinh dịch khớp làm cho khớp được linh động hơn. Sở dĩ như vậy là bởi các vị thuốc trên đây đều có tác dụng giúp kinh thông lạc mạch, tán hàn, trừ phong, trừ thấp, khắc phục tình trạng đau nhức xương khớp từ bên trong. Các biểu hiện của bệnh sẽ được thuyên giảm rõ rệt nếu kiên trì sử dụng trong 1 tháng.
Bài thuốc đông y trị đau nhức xương khớp
- Bài thuốc số 2: Đây là bài thuốc xoa bóp có tác dụng giảm đau và khắc phục các cơn co cứng khớp. Cách chế biến: Hồng hoa 12g, đào nhân 20g, xuyên khung 50g, đương quy 50g, thảo ô 20g, hạt tiêu 50g. Các vị tán vụn, ngâm với 1 lít rượu trắng, sau 3 ngày thì dùng được.
Lưu ý: Bài thuốc này chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không loét, tuyệt đối không được uống. Không được xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp đang trong giai đoạn viêm cấp (sưng, nóng, đỏ).
Chuyên gia cho biết, muốn điều trị triệt để chứng bệnh đau nhức xương khớp thì điều cần làm đó là tác động trực tiếp vào “gốc rễ” của vấn đề, chính là sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn. Các phương pháp điều trị tây y tuy giúp người mắc cải thiện được tình trạng đau nhức trong thời gian ngắn nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn. Bài thuốc đông y mặc dù “lành tính” hơn nhưng đòi hỏi phải thực hiện trong thời gian dài, hơn nữa, sẽ thật bất tiện với những ai có công việc bận rộn hoặc thường xuyên công tác xa nhà. Hiểu được điều này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang Hoàng Thấp Linh tiện dùng.
>>> XEM THÊM: Ghi sổ ngay 5 cách trị đau nhức xương khớp tại nhà hiệu quả sau đây!
Hoàng Thấp Linh – Giải pháp khắc phục đau nhức xương khớp hiệu quả, an toàn từ thiên nhiên
Hoàng Thấp Linh chứa thành phần chính hy thiêm - thảo dược có đặc tính bảo vệ màng bao dịch khớp, giảm đau, chống viêm tại chỗ rất mạnh. Theo đông y, hy thiêm có vị đắng, tính hàn, quy vào 2 kinh can, thận, nên ngoài tác dụng trừ phong thấp, lợi gân cốt, chữa tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, loài cây này còn giúp an thần, hạ huyết áp, bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc. Y học hiện đại chỉ ra rằng, hy thiêm có khả năng kháng viêm, điều hòa miễn dịch rất tốt, vì thế thảo dược này không chỉ giúp giảm sưng đau mà còn tác động vào nguyên nhân sâu xa gây nên chứng bệnh đau nhức xương khớp. Một nghiên cứu được đăng tải trên Phytochemistry – tạp chí chính thức của Hội liên hiệp hóa chất thực vật Châu Âu và Bắc Mỹ cho biết: Khi thử nghiệm trên chuột cống trắng, hy thiêm thể hiện đặc tính giảm đau, chống viêm tại chỗ mạnh (tương đương với thuốc tây piroxicam). Không những thế, một chứng minh về hoạt động chống viêm và giảm đau tại chỗ của hy thiêm, các nhà nghiên cứu nhận thấy: Các hoạt chất phân lập từ cây hy thiêm – gọi là kirenol có tác dụng kháng viêm và giảm đau tại chỗ đặc biệt hiệu quả. Điều này cho thấy, hy thiêm là một loại thảo dược có tiềm năng lớn để sản xuất thuốc giảm đau, chống viêm không thua kém các hoạt chất tổng hợp. Sử dụng thảo dược hy thiêm chính là cách hữu hiệu để giảm thiểu tái phát tình trạng đau nhức xương khớp và hạn chế tối đa tần suất sử dụng các dòng tân dược giảm đau chống viêm cũng như những tác dụng không mong muốn mà chúng gây ra.
Hoàng Thấp Linh – Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bị đau nhức xương khớp
Khi hy thiêm được phối hợp với các thành phần khác có trong sản phẩm như: Nhũ hương, sói rừng, bạch thược, pregnenolone, L-carnitine, magiê sẽ càng tăng tác dụng giảm triệu chứng sưng đau, tăng cường vận động khớp, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn chứng bệnh đau nhức xương khớp tái phát, phòng ngừa biến chứng hiệu quả. Cụ thể:
- Sói rừng: Vị đắng, cay, tính ấm có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, khu phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. Hoa sói rừng được dùng chữa tổn thương, gãy xương, đau lưng, thấp khớp. Ngoài ra, sói rừng còn có tác dụng chống tự miễn, giúp điều hòa miễn dịch hiệu quả, phòng ngừa các bệnh lý xương khớp.
- Bạch thược: Vị đắng chua, hơi chát, quy vào 3 kinh can, tỳ, phế giúp bình can, chỉ thống, thường được dùng để giảm đau lưng, ngực, chân tay nhức mỏi.
- Nhũ hương: Vị hơi đắng, cay, mùi thơm, tính hơi ấm, giúp điều khí, hoạt huyết. Sự có mặt của vị thuốc này giống như một “chất dẫn” có tác dụng lưu thông khí huyết để giúp cho các vị dược liệu khác đi vào cơ thể và phát huy hiệu quả điều trị.
- Pregnenolone: Đây là một tiền hormone chiết xuất từ thiên nhiên. Pregnenolone đã được sử dụng trong hỗ trợ điều trị viêm khớp và giúp ngăn chặn viêm, sưng khớp từ những năm 1940.
- L-carnitine: L-carnitine có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa xương và cải thiện thuộc tính cấu trúc vi mô của xương. Ngoài ra, thành phần này còn giúp giảm các gốc tự do, cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm do thoái hóa xương khớp. Đồng thời, L-carnitine còn có khả năng xoa dịu những căng thẳng, giảm mệt mỏi, tăng cường sinh lực cho cơ thể, giúp người mắc luôn cảm thấy khỏe mạnh hơn.
- Magiê (dưới dạng magnesium carbonate): Giúp điều hoà các hoạt động thần kinh và hệ cơ. Sự có mặt của magnesium cần thiết cho sự hấp thu calci, phospho, natri, kali (và một số vitamin nhóm B) trong cơ thể, giúp cho hệ xương luôn chắc khỏe, giúp chống mệt mỏi, suy nhược, ngăn chặn tình trạng viêm đau, nhức mỏi xương khớp.
Qua nghiên cứu cũng như thực tiễn lâm sàng cho thấy, Hoàng Thấp Linh không gây tương tác thuốc và luôn nhận được sự tin tưởng từ giới chuyên gia. Vì thế, người bị đau nhức xương khớp có thể sử dụng lâu dài để nuôi dưỡng sụn khớp, cải thiện triệu chứng và khắc phục trực tiếp nguyên nhân gây bệnh mà không cần lo lắng về tác dụng phụ. Rất nhiều khách hàng đã sử dụng Hoàng Thấp Linh chia sẻ sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:
- Sau 3 - 4 tuần: Người mắc cảm thấy các cơn đau đã được hạn chế, cơ thể đỡ mệt mỏi hơn, sức khỏe toàn trạng nâng lên, tinh thần thoải mái.
- Sau 1 - 2 tháng: Các cơn đau đã được kiểm soát, tay chân đỡ nhức mỏi, người dùng thấy dễ chịu, ăn ngủ tốt hơn.
- Sau 3 - 6 tháng sử dụng: Tình trạng đau nhức xương khớp đã không còn, các triệu chứng như sưng, nóng, đỏ, đau, cứng khớp đã được đẩy lùi, không bị tái phát. Người dùng đi lại, vận động dễ dàng, ăn uống tốt, cơ thể khỏe mạnh, vui tươi.
Bài viết trên đây đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây đau nhức xương khớp cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả, an toàn. Hãy sử dụng Hoàng Thấp Linh mỗi ngày để nâng cao sức khỏe xương khớp, bạn nhé!
Kinh nghiệm khắc phục tình trạng đau nhức xương khớp thành công sau khi sử dụng Hoàng Thấp Linh
Hơn 20 năm bị bệnh viêm đa khớp, bà Vũ Thị Phượng – SĐT: 0859056486 (71 tuổi, ở Đội 2, thôn Đồng Quan, xã Dũng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng) gặp rất nhiều khó khăn trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Có những lúc không làm được gì, bà phải “nằm bẹp” một chỗ. Mặc dù đã tìm đến nhiều địa chỉ khám chữa nhưng không thấy hiệu quả, bệnh ngày càng nặng thêm, hầu như ngày nào cứ đến chiều là bà phải lết chân mới đi được. Những ngày khớp sưng đau, uống thuốc không khỏi, bà càng thấy buồn chán, suy nghĩ tiêu cực, muốn buông xuôi nhưng lại thương con cháu. Vậy là bà lại tìm hiểu và thật may mắn bà đã biết đến sản phẩm Hoàng Thấp Linh trong một lần đọc báo. Bà Phượng sử dụng Hoàng Thấp Linh theo 2 đợt và nhận được kết quả ngoài sự mong đợi, các khớp đã không còn cứng, đi lại dễ chịu, những cơn đau không còn đau nhức và bà đã có thể xách nước, cuốc vườn bình thường. Hơn nữa, tình trạng huyết áp, tim mạch của bà Phượng cũng đã trở về mức ổn định.
Để hiểu rõ hơn về quá trình điều trị bệnh của bà Phượng, mời bạn cùng theo dõi video sau:
>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm cải thiện bệnh viêm khớp của người khác TẠI ĐÂY.
Đánh giá của chuyên gia
Mời bạn cùng lắng nghe những phân tích cụ thể của chuyên gia Mai Thị Minh Tâm về tác dụng của Hoàng Thấp Linh trong nội dung video sau đây:
>>> XEM THÊM: Đánh giá của chuyên gia Phạm Thị Lý về tác dụng của Hoàng Thấp Linh TẠI ĐÂY.
Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng đau nhức xương khớp và đặt mua sản phẩm Hoàng Thấp Linh chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006304 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0917214851 – 0975284017.
Tuệ An
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh