Đây là bệnh khớp mãn tính đồng thời là một bệnh lý tự miễn điển hình với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau, diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề
Triệu chứng và diễn biến
Triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp (VKDT) biểu hiện: Sưng, nóng, đỏ, đau do viêm màng hoạt dịch của khớp, bắt đầu từ các khớp nhỏ ở ngoại biên như: Các khớp ở bàn tay, cổ tay, bàn - ngón tay, các bàn - ngón tay, bàn - ngón chân, khớp gối, đối xứng hai bên.
Cứng khớp buổi sáng (gây khó cử động các khớp vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy, kéo dài hằng giờ). Kèm theo các triệu chứng tại khớp là triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.
Giai đoạn đầu: Thường kéo dài 1 - 3 năm. Giai đoạn này do viêm màng hoạt dịch của khớp nên biểu hiện lâm sàng là: Sưng, nóng, đỏ, đau và hạn chế vận động của khớp. Bệnh diễn biến từng đợt, ở giai đoạn này chưa có dấu hiệu tổn thương “bào mòn” ở sụn khớp và đầu xương. Nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn này và chữa trị tích cực đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt.
Giai đoạn sau (giai đoạn muộn): Do hậu quả của viêm màng hoạt dịch, nên đã bắt đầu xuất hiện tổn thương “bào mòn” ở sụn khớp và đầu xương, cần chú ý là các tổn thương này khi đã xuất hiện thì không thể mất đi được. Nếu không được chữa trị đúng, các tổn thương ở sụn khớp và đầu xương ngày càng nặng, làm khe khớp dần dần hẹp lại, các đầu xương dính với nhau gây biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của khớp. Lúc này bệnh đã ảnh hưởng toàn thân như sốt, xanh xao, suy nhược, chán ăn, gầy sút...
Hình ảnh bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Nguyên tắc chung trong điều trị viêm khớp dạng thấp:
A- Bệnh nhân bệnh VKDT cần được theo dõi và điều trị bởi các bác sỹ chuyên khoa khớp.
B- Cần điều trị bệnh nhân VKDT theo cách tốt nhất có thể được và quyết định điều trị cần được thống nhất giữa bệnh nhân và bác sỹ điều trị.
C- Việc điều trị bệnh VKDT tốn kém về mặt chi phí chăm sóc y tế và giá thành sản xuất thuốc.
Trong quá trình điều trị:
- Theo dõi chặt chẽ nguy cơ nhiễm trùng cơ hội, triệu chứng nhiễm lao trong và ngoài hệ hô hấp. Chụp X quang phổi mỗi 3 tháng/năm đầu và mỗi năm sau đó, hay khi có triệu chứng.
- Có nguy cơ mắc các bệnh lý ác tính nhất là Lyphoma, đặc biệt khi dùng thuốc kháng TNFa nhất là trên bệnh nhân có tiền căn rối loạn tăng sinh lympho bào
- Kiểm tra thường xuyên công thức máu, chức năng gan thận, lympho bào (với Rituximab), bạch cầu trung tính (với Tocilizumab).
- Kiểm tra thường xuyên nồng độ lipid đói (đặc biệt với Tocilizumab), bổ sung nhóm statin khi cần.
- Chú ý các triệu chứng về dạ dày, ruột, nhất là khi có tiền căn viêm túi thừa và viêm loét đường ruột.
- Cần báo cáo khi có tác dụng phụ nghiêm trọng.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh cần điều trị lâu dài, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất
Để được giải đáp thắc mắc về bệnh viêm khớp dạng thấp, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006304 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017.
Nguyễn Hà