Viêm đa khớp dạng thấp (viêm khớp dạng thấp) không gây tử vong ngay nhưng có thể gây tổn thương tới khoảng 20 khớp lớn nhỏ trong cơ thể nguy cơ dẫn đến tàn phế rất cao. Bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng vận động khớp, giảm sút khả năng lao động và chất lượng sống của người bệnh.

Tổng quan về bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Theo thống kê, bệnh nhân mắc viêm đa khớp dạng thấp trên thế giới chiếm khoảng 1% dân số và thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên. Nguyên nhân gây viêm đa khớp dạng thấp hiện vẫn chưa được xác định rõ nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng đây là bệnh tự miễn điển hình với sự tham gia của các yếu tố như: virus, vi khuẩn; cơ địa (giới tính, tuổi); di truyền,... Bệnh khởi đầu bằng viêm đối xứng các khớp nhỏ (khớp cổ tay, khớp bàn - ngón tay, khớp ngón tay), sau lan sang những khớp lớn (khớp gối, khớp cổ chân) với biểu hiện: viêm sưng, nóng, đau âm ỉ cả ngày, đặc biệt là ban đêm; cứng và khó vận động khớp vào buổi sáng (thường kéo dài trên nửa giờ, có khi vài tiếng).

Viêm đa khớp dạng thấp thường gặp ở tuổi trung niên.
 

Viêm đa khớp dạng thấp thường gặp ở tuổi trung niên.

Khi bước sang giai đoạn toàn phát, do hậu quả của viêm màng hoạt dịch ăn mòn các khớp ngoại biên, diễn biến kéo dài nên bắt đầu xuất hiện tổn thương "bào mòn" sụn khớp và đầu xương, gây biến dạng khớp không hồi phục, dính khớp, mất chức năng hoạt động của khớp. Thống kê cho thấy: sau 5 năm bị viêm đa khớp dạng thấp thì chỉ 40% bệnh nhân còn khả năng lao động bình thường, 16% bị mất chức năng nghiêm trọng; sau 10 năm mắc viêm đa khớp dạng thấp, 40% - 60% số bệnh nhân mất khả năng làm việc, khớp có thể biến dạng, gây tàn phế. Bên cạnh đó, viêm đa khớp dạng thấp còn gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể (tim, phổi,…), xuất hiện các triệu chứng toàn thân (mệt mỏi, sốt cao, nổi nốt thấp dưới da,...).

Phương pháp điều trị viêm đa khớp dạng thấp hiện nay

Viêm đa khớp dạng thấp diễn biến từng đợt, ở giai đoạn đầu, nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách thì bệnh có thể diễn biến tốt. Nếu đã chuyển sang giai đoạn hai (xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương), người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, mất khả năng vận động thì việc chữa trị gặp nhiều khó khăn hơn. Điều trị viêm đa khớp dạng thấp rất phức tạp và thường kéo dài nên tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ có phác đồ phù hợp. Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu, nẹp chỉnh hình hay phẫu thuật.

Việc điều trị viêm đa khớp dạng thấp đòi hỏi phải kiên trì, thậm chí suốt đời để tránh những hậu quả đáng tiếc. Hiện nay, một sự lựa chọn đã trở thành xu hướng chung được nhiều bác sĩ và bệnh nhân áp dụng để hỗ trợ điều trị viêm đa khớp dạng thấp là dùng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ và được khẳng định qua các hội thảo khoa học lớn trên toàn quốc. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là thực phẩm chức năng Hoàng Thấp Linh. Sản phẩm có thành phần chính là hy thiêm với tác dụng chống viêm, giảm đau khớp, kết hợp cùng nhiều dược liệu khác như: sói rừng, bạch thược, nhũ hương, L – carnitine, tiền hormone pregnenolone,... Hoàng Thấp Linh giúp tăng cường hồi phục vận động khớp, cải thiện triệu chứng sưng đau, hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa tái phát và giảm nguy cơ tàn phế cho người bị viêm đa khớp dạng thấp. Tác dụng của Hoàng Thấp Linh đã được nhiều giáo sư, bác sĩ đầu ngành đánh giá cao tại các hội thảo khoa học lớn trên toàn quốc.

Nhiều bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp đã sử dụng Hoàng Thấp Linh và mang lại kết quả tốt, điển hình như trường hợp của chị Phạm Thị Lành (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Bị viêm đa khớp dạng thấp hơn chục năm, những cơn đau lưng và sưng khớp cổ tay, ngón tay,… khiến chị gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, sau khi dùng Hoàng Thấp Linh theo đúng chỉ định, các triệu chứng bệnh của chị đã được cải thiện rõ rệt.

Bên cạnh việc sử dụng Hoàng Thấp Linh hàng ngày, người bị viêm đa khớp dạng thấp cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, thực hiện chế độ ăn uống khoa học, không hút thuốc lá, cai rượu bia; duy trì vận động các khớp chưa bị ảnh hưởng, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu,… nhằm giữ gìn chức năng khớp và giảm nguy cơ tàn phế do bệnh.

Để được giải đáp thắc mắc về bệnh viêm khớp, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006304 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017.

Thu Hoài