Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tại khớp. Có nhiều nhóm triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, bao gồm các triệu chứng của viêm khớp, các triệu chứng toàn thân và các triệu chứng ở các cơ quan khác. Các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với bệnh thoái hóa khớp. Vậy làm thế nào để phân biệt 2 chứng bệnh này.

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng phá hủy sụn khớp – là một cấu trúc đàn hồi giúp bảo vệ các đầu xương làm cho chúng khỏi cạ vào nhau. Thoái hóa khớp có biểu hiện đặc trưng là sự hình thành các gai xương do hiện tượng hao mòn xương gây ra.

Thoái hóa khớp chỉ ảnh hưởng đơn thuần đến khớp và có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp khác nhau, như bàn tay, khớp gối, khớp cột sống và khớp háng. Ngoài gây đau và cứng khớp, thoái hóa khớp còn làm hạn chế vận động, vì một khớp khi đã viêm thì không thể vận động tối đa và dễ dàng được.

Tuổi là yếu tố chính tăng nguy cơ dạng viêm khớp này. Có khoảng 8 trong 10 người già trên 50 tuổi ở nước Anh bị bệnh lý này. Những yếu tố khác góp phần vào bệnh lý này bao gồm tình trạng thừa cân, các stress lên khớp do sử dụng quá mức hoặc chấn thương, và gia đình có tiền sử bị thoái hóa khớp.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn. Hiểu đơn giản là hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công chính các tế bào khỏe mạnh của cơ thể, như mô, khớp, các cơ quan và xử lý chúng giống như một tác nhân xâm nhập từ bên ngoài vậy.

Viêm khớp dạng thấp là một dạng viêm khớp mãn tính trong đó lớp bao hoạt dịch của khớp bị viêm. Mặc dù chỉ có độ dày của vài tế bào dà, nhưng bao hoạt dịch đóng vai trò như một cái bao để bảo vệ khớp và ngăn chặn những tác nhân có hại xâm nhập vào khớp. Các tế bào của bao hoạt dịch cũng sản xuất ra các chất giúp bôi trơn khớp. Khi mà bao hoạt dịch này bị viêm, nó sẽ trở lên dày lên và căng đầy dịch. Điều này làm cho khớp bị sưng lên và có thể gây đau, cứng khớp và thậm chí có thể mất hoàn toàn vận động khớp. Bệnh có xu hướng ảnh hưởng đến những khớp đối xứng nhau ở cả 2 bên, mặc dù có thể không phải cùng một thời điểm. Ví dụ, viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng lên cả 2 bàn tay, 2 chân hoặc 2 khuỷu tay. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể ngoài khớp, chẳng hạn như da, các dây thần kinh, gân, cơ, mắt, tim, thận và phổi. Bệnh nhân cũng có thể biểu hiện triệu chứng mệt mỏi cực độ.

Dạng viêm khớp này gặp nhiều ở phụ nữ hơn nam giới. Trên thực tế, 3 trong 4 bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp là phụ nữ. Mặc dù có nhiều nghiên cứu, nhưng mà người ta không tìm ra một nguyên nhân cụ thể nào gây ra viêm khớp dạng thấp. Nhiều nhà khoa học tin rằng nó có một sự liên kết với yếu tố di truyền và nếu có tiền sử gia đình bị viêm khớp dạng thấp thì sẽ có nguy cơ cao hơn bị cùng bệnh lý này, và họ cũng tin rằng có một yếu tố thúc đẩy cụ thể nào đó gây ra các triệu chứng như là đau khớp, cứng khớp và hạn chế vận động.

Hình ảnh minh họa người bị viêm khớp dạng thấp

Hình ảnh minh họa người bị viêm khớp dạng thấp 

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Có nhiều thuốc không qua kê đơn và thuốc kê đơn, cũng như các phương pháp điều trị khác có thể giúp điều trị viêm khớp, nhưng trước hết là phải xác định được viêm khớp loại nào. Xét nghiệm máu có thể giúp loại trừ được bệnh, và chụp X-quang phổi có thể giúp đánh giá được mức độ tổn thương khớp. Nếu như bạn hoặc một thành viên trong gia đình của bạn bị mắc các bệnh về khớp như trên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề bệnh viêm khớp dạng thấp và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006304 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017.

Thu Cầm