Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý về xương khớp, thường gặp ở phụ nữ sau 30 tuổi. Với các triệu chứng: Đau khớp, sưng viêm, mệt mỏi… nên bệnh lý này dễ bị chẩn đoán nhầm sang những bệnh về xương khớp khác, gây khó khăn cho việc điều trị. Vậy làm sao để nhận biết chính xác bệnh viêm khớp dạng thấp? Mời các bạn cùng theo dõi những dấu hiệu đặc trưng của bệnh qua bài viết sau.

Những dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?

Theo thống kê của Bộ Y tế Hoa Kỳ, bệnhviêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến hơn 1,3 triệu người dân, với khoảng 75% người mắc là phụ nữ. Trên thực tế, từ 1-3% phụ nữ có thể bị bệnh lý này trong cuộc đời của họ. Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 30 đến 50, tuy nhiên, cũng có thể bắt gặp ở những lứa tuổi khác. Viêm khớp dạng thấp là dạng phổ biến nhất của bệnh viêm khớp tự miễn. Nếu tình trạng viêm vẫn tồn tại trong một thời gian dài, nó có thể gây tổn thương khớp. Do đó, khi bạn phát hiện bệnh càng sớm thì sẽ càng dễ điều trị và tránh được các biến chứng đáng tiếc. Hãy ghi chú 7 dấu hiệu sau đây để nhận biết sớm căn bệnh khớp này:

1. Các khớp đối xứng bị viêm cùng lúc

Một trong những biểu hiện dễ nhận biết nhất của viêm đa khớp dạng thấp đó là tính đối xứng (tức là các khớp đối xứng nhau sẽ bị viêm cùng nhau). Ví dụ như viêm khớp cổ tay trái thì cổ tay phải cũng sẽ gặp tình trạng tương tự. Nếu bị viêm ở đầu gối trái thì đầu gối phải cũng sẽ bị bệnh.

2. Cứng khớp vào buổi sáng

Cứng khớp làm hạn chế sự vận động của các khớp, tình trạng này thường diễn ra vào buổi sáng. Khi bệnh nhân thức dậy, các khớp bị cứng không thể vận động được ngay mà phải xoay khớp, xoa bóp chừng 10-15 phút, lúc đó bệnh nhân mới có thể xuống giường. Một chuyên gia khoa viêm khớp tại Đại học Y Albert Einstein (Mỹ) - Ông Chaim Putterman cũng nhận định: “Người bị viêm khớp dạng thấp nói rằng, họ cảm thấy cứng khớp vào buổi sáng, khó di chuyển, cơn đau càng nặng hơn mỗi khi vận động nặng hoặc đi lại.” Triệu chứng này thể hiện rõ khi người bệnh gặp khó khăn từ những việc làm đơn giản nhất ở khớp tay, chẳng hạn như khó xoay tay nắm cửa hoặc mở nắp lọ...

3. Đau khớp

Nếu các khớp không hề bị tổn thương bởi tác động ngoại lực nào, mà lại bị đau đột ngột thì bạn cần cẩn trọng với bệnh viêm khớp dạng thấp. Ở bệnh lý này, các khớp nhỏ sẽ có xu hướng bị đau và viêm đầu tiên, thường gặp nhất là khớp ngón tay, ngón chân, cổ tay…
Cơn đau khớp có thể đau nhẹ và âm ỉ, song cũng có lúc bùng phát dữ dội, thời điểm đau nhiều nhất là khi về đêm. Nếu bạn mất ngủ và bị đánh thức bởi cơn đau khớp vào ban đêm, thì đây chính là dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp rõ ràng nhất.

4. Sưng khớp

Đi cùng với các cơn đau và cứng khớp thì khớp của người bệnh còn có xu hướng bị sưng. Có thể bị sưng to hay nhỏ tùy theo từng người. Nguyên nhân gây sưng khớp chính là khớp bị tổn thương, dẫn đến các gai xương ở khớp hoặc do bị tụ dịch khớp.
Tình trạng này khiến người bệnh gặp khó khăn ngay cả khi làm các việc bình thường nhất như: Đi bộ cũng bị đau khớp chân, không thể leo cầu thang hay buộc dây giày, cầm đồ cũng không chặt,...

5. Đỏ và nóng vùng da quanh khớp

Viêm khớp thường đi liền với tình trạng bị sưng, đau, nóng và đỏ ở khớp. Người mắc viêm khớp dạng thấp lúc đầu có thể thấy vùng da quanh khớp bị sưng tấy và đỏ, cảm thấy đau. Nếu sờ vào các khớp viêm, ta còn cảm thấy nó ấm hơn những vùng da xung quanh.

Khớp bị sưng đau do viêm khớp

6. Biến dạng khớp

Nếu bị viêm khớp dạng thấp lâu ngày mà vẫn không nhận biết được các dấu hiệu trên, thì bạn sẽ phải đối diện với hậu quả nặng nhất là biến dạng khớp. Vì tình trạng viêm kéo dài sẽ chuyển sang giai đoạn viêm mạn tính, gây tổn thương các mô của cơ thể. Điều này dẫn đến tổn thương sụn, màng bao hoạt dịch, gây thoái hóa khớp cũng như các cơ, dẫn đến sự biến dạng khớp, dính khớp, khả năng vận động hạn chế và thậm chí là bại liệt, tàn phế cả đời.

7. Triệu chứng toàn thân

Những người bị viêm khớp dạng thấp thời gian đầu còn có thể xuất hiện những triệu chứng giống với cảm cúm như: Mệt mỏi, sốt, chán ăn, ăn không ngon, cảm thấy khô mắt... Họ cũng dễ gặp vấn đề về giấc ngủ, cảm thấy khó ngủ vì đau đớn... Do đó, nếu như bạn có bất kì dấu hiệu kể trên, hãy thăm khám ngay! Cơ thể mỗi người phản ứng theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất.

Giải pháp hỗ trợ điều trị viêm khớp bằng sản phẩm thảo dược

Việc điều trị viêm khớp dạng thấp có rất nhiều phương pháp như: Các bài thuốc dân gian, những loại thuốc Tây y hoặc phương pháp Đông y kết hợp với vật lý trị liệu… Trong đó, các bài thuốc Đông y đúc kết từ y học cổ truyền là phương pháp ưu việt hơn cả vì hướng tới điều trị tận gốc căn nguyên gây ra bệnh, đồng thời không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

Hiện nay, sản phẩm thảo dược đang được nhiều chuyên gia khuyến nghị lựa chọn hơn cả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là cây hy thiêm, kết hợp với cao bạch thược, cao sói rừng,... mang tên Hoàng Thấp Linh. Sản phẩm giúp phòng ngừa, giảm sưng - đau khớp, tăng cường hồi phục vận động khớp, hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp và ngăn chặn tái phát mà không gây tác dụng phụ. Sản phẩm Hoàng Thấp Linh đã được rất nhiều chuyên gia cơ xương khớp tin tưởng hướng dẫn người bị viêm khớp sử dụng và mang lại hiệu quả cao.

Trên thực tế, Hoàng Thấp Linh cũng được rất nhiều người bị viêm khớp trên toàn quốc sử dụng cho kết quả tốt, trong đó có chú Tâm ở Cầu Giấy – Hà Nội. Mời bạn hãy dành chút thời gian để lắng nghe chia sẻ từ chú Tâm qua video sau:

Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về bệnh cũng như phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp. Nếu bạn còn có thắc mắc gì thêm, hãy gọi ngay hotline 18006304 để được hỗ trợ nhé!

Phạm Cơ