Viêm khớp đầu gối là tình trạng phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người lớn tuổi. Đây là một dấu hiệu lâm sàng của nhiều căn bệnh xương khớp, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần người mắc mà còn làm hạn chế khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày. Vậy viêm khớp đầu gối là gì? Biện pháp khắc phục ra sao? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Viêm khớp đầu gối là gì?

Đầu gối là khớp lớn nhất và mạnh nhất trong cơ thể. Nó được tạo thành từ đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương chày (xương ống chân) và xương bánh chè. Đầu của ba xương nơi chúng chạm vào được bọc bằng một lớp sụn trơn láng giúp bảo vệ và đệm xương khi bạn uốn cong, duỗi thẳng đầu gối. Phần sụn trơn láng này có vai trò chống ma sát, giảm áp lực, từ đó giúp khớp dễ dàng cử động. Khớp gối được bao quanh bởi một lớp lót mỏng gọi là màng hoạt dịch. Màng này tiết ra một chất lỏng bôi trơn sụn và giảm ma sát.

Viêm khớp đầu gối (còn gọi viêm khớp gối) xảy ra khi phần sụn trơn bị mòn đi, trở nên xù xì và thô ráp, các khớp xương sẽ cọ xát vào nhau chặt hơn, ma sát nhiều, việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp giảm đi, gây đau và cử động khó khăn. Bất kỳ độ tuổi nào cũng đều có nguy cơ bị viêm khớp gối nhưng phổ biến nhất là những người trong độ tuổi sau 45.

Hình ảnh cấu tạo khớp gối và tổn thương sụn khớp 

Hình ảnh cấu tạo khớp gối và tổn thương sụn khớp

Các triệu chứng viêm khớp gối phổ biến nhất là đau và cứng khớp gối. Để nhận biết các dấu hiệu của bệnh, hãy lưu ý nếu bạn gặp bất kỳ tình trạng nào sau đây:

- Đau đầu gối: Thường khởi phát và tiến triển nặng hơn vào buổi sáng hoặc sau thời gian không hoạt động. Đau đầu gối cũng thường trầm trọng hơn với các hoạt động mang trọng lượng như đi lên hoặc xuống cầu thang, quỳ và ngồi xổm;

- Cứng khớp gối;

- Sưng đầu gối;

- Hơi ấm quanh đầu gối;

- Giảm sức mạnh của các cơ bắp chi dưới;

- Khi sụn bị mòn ở một bên đầu gối, bạn có thể phát hiện ra rằng, đầu gối sẽ trở nên cong hơn.

Trong thời gian đầu khi mới bị viêm khớp gối, nếu không phát hiện sớm và có cách điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng, xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như: Giảm dần hoặc mất chức năng vận động thông thường; Teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp; Tàn phế, bại liệt; Thấp khớp cấp, làm tổn thương van tim, gây nên các bệnh về tim mạch…

>>> XEM THÊM: Các giai đoạn của bệnh viêm khớp gối

Nguyên nhân gây viêm khớp đầu gối

Viêm khớp đầu gối là do viêm và tổn thương của một hoặc nhiều khoang trong khớp gối. Viêm khớp có thể được chia thành các hình thức khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Có một số yếu tố gây bệnh viêm xương khớp ở đầu gối bao gồm:

- Bệnh lý về xương khớp: Gout, viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp đều có thể ảnh hưởng đến đầu gối, thường tạo ra cơn đau và cứng khớp - khiến việc cử động rất khó khăn.

- Tuổi tác: Khi bạn già đi, điều đó là bình thường đối với các bề mặt khớp để mài mòn, đặc biệt là các khớp chịu trọng lượng lớn của chi dưới. Khả năng tự sửa chữa sụn khớp cũng suy giảm khi bạn già đi.

- Cân nặng: Cân nặng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng tải các khớp ở chi dưới của bạn phải hỗ trợ trong các hoạt động.

Thừa cân, béo phì sẽ tăng nguy cơ bị viêm khớp gối 

Thừa cân, béo phì sẽ tăng nguy cơ bị viêm khớp gối

tong dai tu van

- Chấn thương khớp gối: Một chấn thương trước đó đối với đầu gối có thể thay đổi cơ chế sinh học của khớp gối. Điều này dẫn đến sự phân phối tải trọng bất thường qua đầu gối trong các công việc hàng ngày.

- Di truyền học: Nền tảng di truyền có thể làm cho bạn dễ bị một số loại viêm khớp nhất định (ví dụ, viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ hệ thống). Nếu có tiền sử gia đình bị viêm khớp, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối cao hơn.

- Công việc hoặc thể thao liên tục tác động đến khớp gối: Sự lặp lại của các hoạt động quá mức đối với khớp gối, chẳng hạn như ngồi xổm, nâng vật nặng và chạy, có liên quan đến sự khởi đầu của viêm khớp gối.

- Nhiễm trùng: Các tác nhân vi sinh vật có thể gây nhiễm trùng khớp.

Viêm khớp đầu gối là một dạng tổn thương xảy ra trong khớp gối, khiến người bệnh luôn có cảm giác đau đớn và gặp khó khăn khi cử động, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc, cuộc sống hàng ngày. Do đó, việc phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời là điều hết sức quan trọng nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm.

>>> XEM THÊM: Người mắc bệnh viêm khớp gối nên ăn gì thì tốt?

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm khớp đầu gối bằng cách nào?

Theo chuyên gia, để hỗ trợ điều trị viêm khớp đầu gối hiệu quả, ngoài các thuốc tây y thì thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng giúp ngăn ngừa và khắc phục những triệu chứng của bệnh. Sau đây là một số lưu ý giúp cải thiện viêm khớp đầu gối:

Giảm cân

Giảm trọng lượng cơ thể sẽ áp lực lên đầu gối, từ đó giảm tải và thiệt hại cho khớp và có thể làm giảm nguy cơ viêm xương khớp.

Tập thể dục thường xuyên

Các bài tập thể dục làm tăng cơ tứ đầu (cơ đùi), sức mạnh bắp chân mà không bị viêm khớp gối bao gồm: Squats mini, ép chân và duỗi chân. Những bài tập chân này rất tốt cho người bị viêm khớp gối.

Đi bộ thể dục nên được thực hiện mỗi ngày để giúp cải thiện tình trạng cứng khớp gối. Bên cạnh đó, bơi lội và thể dục nhịp điệu dưới nước cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng của viêm khớp gối và tăng cường khả năng hoạt động cơ bắp chân.

Đi bộ thể dục tốt cho người bị viêm khớp đầu gối 

Đi bộ thể dục tốt cho người bị viêm khớp đầu gối

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Người bị viêm đau khớp gối nên thường xuyên ăn các thực phẩm như: Đậu tương, hoa quả, cá và dầu cá.

Theo các chuyên gia xương khớp, người bị viêm khớp gối không nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, bởi chúng sẽ dễ làm bạn tăng cân. Thịt đỏ là tác nhân có ảnh hưởng xấu đến tình trạng viêm khớp. Đặc biệt, người bệnh cũng nên hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn như: Thịt chó, canh cua, chuối tiêu, các loại cà …

Sử dụng liệu pháp lạnh cho viêm khớp

Liệu pháp lạnh khiến các mạch máu co lại (đường kính nhỏ hơn) và làm giảm lượng máu chảy đến một khu vực, giúp kiểm soát tình trạng viêm và đau. Cách thực hiện: 

- Luôn quấn băng nghiền hoặc túi đá lạnh trong một chiếc khăn mỏng trước khi đặt nó quanh đầu gối để tránh bị tê cóng hoặc kích ứng da.

- Những nơi tốt nhất để đặt liệu pháp lạnh là ở mặt trước và hai bên của đầu gối, gần với không gian khớp viêm.

Bạn nên áp dụng liệu pháp lạnh đối với đầu gối bị viêm một cách thường xuyên và thực hiện từ 2 -3 lần/ngày, mỗi lần 10 – 15 phút hoặc cho đến khi đầu gối của bạn cảm thấy tê khi chạm vào.

Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị viêm khớp đầu gối

Bên cạnh tuân thủ điều trị và xây dựng chế độ ăn uống khoa học, thói quen tập luyện hợp lý, chuyên gia xương khớp khuyên người mắc nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thiên nhiên để phòng ngừa, giúp cải thiện triệu chứng của viêm khớp đầu gối, tiêu biểu trong số đó là Hoàng Thấp Linh.

Hoàng Thấp Linh – Hỗ trợ điều trị viêm khớp đầu gối an toàn, hiệu quả 

Hoàng Thấp Linh – Hỗ trợ điều trị viêm khớp đầu gối an toàn, hiệu quả

Với thành phần chính là hy thiêm kết hợp với các dược liệu quý như: Cao sói rừng, bạch thược, nhũ hương,… Hoàng Thấp Linh có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị, giúp giảm thiểu tình trạng sưng đau, tăng cường vận động khớp, phòng ngừa, ngăn chặn bệnh viêm khớp gối tái phát. Bên cạnh đó, công dụng của sản phẩm càng được tăng thêm khi có sự góp mặt của 2 thành phần pregnenolone - một tiền hormone chiết xuất từ thiên nhiên giúp ngăn chặn viêm, sưng khớp và L-carnitine, magie giúp xoa dịu những căng thẳng, giảm mệt mỏi, tăng cường sinh lực cho cơ thể. Vì vậy, Hoàng Thấp Linh là giải pháp an toàn giúp chống viêm, bớt đau, giảm tái phát các cơn đau do viêm khớp, trong đó có viêm khớp đầu gối, hạn chế biến chứng, ngăn chặn bệnh tái phát mà lại rất an toàn với cơ thể.

Sự ra đời của Hoàng Thấp Linh là một bước tiến quan trọng trong xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

CHIA SẺ CỦA NGƯỜI BỊ VIÊM KHỚP SAU KHI SỬ DỤNG HOÀNG THẤP LINH

Chị Phạm Thị Lành (ở xóm Vĩnh Đồng - Trung Mỹ - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc) từng phải trải qua quãng thời gian vô cùng khổ sở vì các triệu chứng viêm đa khớp dạng thấp hành hạ, đầu tiên là đau lưng, đau sưng khớp cổ tay, ngón tay, rồi đến khớp chân khiến chị không thể đi lại được, mọi sinh hoạt đều trở nên khó khăn. Thế nhưng, chỉ sau 1 đợt sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh, các triệu chứng viêm đa khớp dạng thấp đã được cải thiện rõ rệt, sức khỏe chị Lành cũng vì thế mà có nhiều chuyển biến tích cực hơn. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ cụ thể của chị Lành về quá trình điều trị bệnh của mình trong nội dung video sau.

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm khắc phục bệnh viêm khớp của những người khác.

TƯ VẤN CỦA CHUYÊN GIA

Mời các bạn cùng theo dõi lời khuyên của TS.Vũ Thị Khánh Vân cho người mắc viêm khớp dạng thấp qua video sau:

>>> XEM THÊM: Những phân tích cụ thể của chuyên gia Mai Thị Minh Tâm về tác dụng của Hoàng Thấp Linh.

Bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về bệnh viêm khớp đầu gối và biện pháp khắc phục an toàn, hiệu quả. Bên cạnh tuân thủ điều trị, để nhanh chóng hồi phục và nâng cao sức khỏe xương khớp, đừng quên kết hợp sử dụng Hoàng Thấp Linh mỗi ngày, bạn nhé!

dat mua ngay hoang thap linh

Để được giải đáp thắc mắc bệnh viêm khớp đầu gối và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006304 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0917.214.851 – 0975.284.017.

Thanh Hằng