Hiện nay, tại Việt Nam cũng như trên thế giới, có rất nhiều người gặp phải hiện tượng đau đầu gối nhưng không sưng. Đây là vấn đề thường gặp ở mọi lứa tuổi, từ người già, trung niên đến thanh thiếu niên, thậm chí là cả trẻ em. Vậy liệu tình trạng này có nguy hiểm không? Làm sao khắc phục bệnh hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp vấn đề này.

Triệu chứng bị đau đầu gối nhưng không sưng

Là một biểu hiện lâm sàng của bệnh lý, hiện tượng đau khớp đầu gối nhưng không sưng thường xuất hiện ở những thời điểm và thời gian nhất định. Người bệnh thường phải chịu đựng cơn đau vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy, đau khi vận động, di chuyển. Ban đầu, cơn đau âm ỉ, sau đó tăng mạnh và dữ dội hơn khi xuất hiện việc co khớp hoặc duỗi thẳng khớp gối.

Tình trạng đau khớp gối nhưng không sưng có thể lan tỏa xuống bắp chân, mu bàn chân và chạy lan ra gót chân sau. Trước và trong quá trình đau, bạn thường có cảm giác nóng ran, ê buốt ở vùng khớp gối, xương đầu gối. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.

>>> XEM THÊM: 6 suy nghĩ sai lầm về bệnh viêm khớp mà nhiều người mắc

Nguyên nhân đau đầu gối nhưng không sưng

Đa số những trường hợp đau đầu gối nhưng không sưng là do các bệnh lý về xương khớp nói chung và các bệnh liên quan đến vùng khớp gối nói riêng. Cụ thể:

Lão hóa khớp gối

Nếu tình trạng đau đầu gối mà không có dấu hiệu sưng tấy thì có thể là khớp bị viêm do quá trình lão hóa thông thường. Ngược lại, những người bị viêm khớp gối thường có cảm giác đau kèm theo triệu chứng viêm, sưng to, ửng đỏ,…

Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch thực chất giống như một chiếc túi chứa nhân nhầy để giảm độ ma sát của khớp, tránh tình trạng khô khớp,… Khi bao hoạt dịch bị viêm sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau mà không kèm theo biểu hiện sưng tấy bất thường nào.

Viêm khớp dạng thấp

Tình trạng viêm khớp dạng thấp, đặc biệt là ở khớp gối thường xuất hiện những cơn đau dữ dội bùng phát bất chợt rồi dịu dần, những triệu chứng này thường bệnh nhân chỉ cảm thấy đau ở khớp gối mà không thấy sưng.

Bệnh gút

Gút là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến ở Việt Nam. Bệnh có biểu hiện ở khá nhiều vị trí, trong đó, tập trung ở những điểm cuối của khớp như khớp ngón tay cái, ngón chân cái, đầu gối, gót chân,… Hầu hết những trường hợp bị gút nặng đều có biểu hiện sưng, đau, tấy đỏ nhưng với những bệnh nhân đang trong quá trình hình thành và phát triển bệnh lý thì đôi khi chỉ cảm thấy đau đầu gối mà không sưng.

Bệnh lao cột sống

Lao cột sống gây ra những cơn đau âm ỉ khi nghỉ ngơi nhưng lại bùng phát dữ dội nếu hoạt động mạnh. Bệnh lao cột sống mặc dù xuất hiện những cơn đau lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày nhưng lại không gây sưng, ửng đỏ.

Xem chuyên gia Nguyễn Thị Lực tư vấn rõ hơn về vấn đề này trong video sau:

>>> XEM THÊM: Khám phá 3 cách chữa đau xương khớp bằng lá lốt cực hay

Cách phòng bệnh đau đầu gối không sưng

Để phòng bệnh đau đầu gối không có biểu hiện sưng, bạn cần chú ý đến những vấn đề dưới đây:

- Duy trì thể trọng hợp lý: Khi tăng cân đột biến sẽ làm tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là đầu gối, hông và xương bàn chân. Vì vậy, bạn nên duy trì cơ thể ở mức vừa phải, không quá béo hoặc quá gầy.

- Giảm áp lực cho xương khớp bằng cách thường xuyên tập luyện giúp cải thiện sự linh hoạt, giảm đau và ngăn ngừa tổn thương cho khớp về sau.

- Nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ: Nghỉ ngơi, thư giãn luôn là giải pháp hữu hiệu và lâu dài để có sức khỏe tốt, từ đó cải thiện cơn đau. Bạn nên biết cân bằng cuộc sống, giảm căng thẳng trong công việc.

- Ngủ đủ giấc: Đừng để tình trạng đau khớp lấy đi giấc ngủ ngon của bạn vào ban đêm, trong khi giấc ngủ lại cần thiết để đảm bảo có một sức khỏe tốt. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp ngủ đủ giấc không chỉ đẩy lùi đau khớp mà còn ngăn ngừa được nhiều bệnh.

- Dùng thuốc: Trường hợp bạn quá đau không chịu nổi, muốn dễ chịu nhanh có thể sử dụng thuốc dạng gel, thoa, xịt và dán.

- Chế độ dinh dưỡng: Nên ăn trái cây để giảm nguy cơ phát triển tổn thương về tủy xương (một dấu hiệu của viêm khớp gối).

Nhiều người ngại đi khám, sợ tốn tiền nên dẫn đến tình trạng đau đầu gối ngày càng nghiêm trọng hơn, thậm chí không đi lại được. Vì vậy, khi đau mà không rõ bệnh gì, bạn nên đến khám chuyên khoa ngay để được chẩn đoán kịp thời.

>>> XEM THÊM: Món ngon trị đau khớp bằng dừa và đậu đen

Hỗ trợ điều trị viêm khớp, giảm đau khớp bằng thảo dược

Sau khi thăm khám, các chuyên gia cơ xương khớp sẽ kết luận và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp dành cho bạn. Bên cạnh việc dùng thuốc cũng như lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, hiện nay, các chuyên gia khuyến nghị người bị đau khớp gối nói riêng và viêm khớp nói chung nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để hỗ trợ điều trị bệnh. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh.

Là thành phần chính trong sản phẩm, hy thiêm có vị cay đắng, tính mát, quy vào hai kinh can, thận. Thảo dược này có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống, lợi gân xương, được sử dụng để chữa phong thấp, tê bại, khớp sưng nóng đỏ và đau nhức, đau lưng mỏi gối.

Sản phẩm Hoàng Thấp Linh được đánh giá cao vì ưu điểm vượt trội có trong các thành phần thảo dược:

Sói rừng: Vị đắng, cay, tính hơi ấm, có tác dụng hoạt huyết giảm đau, khu phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc, giúp chống đau lưng, thấp khớp. Ngoài ra, sói rừng còn có tác dụng giúp chống tự miễn.

Bạch thược: Vị đắng chua, hơi chát, quy vào 3 kinh can, tỳ, phế, có tác dụng bình can, chỉ thống. Bạch thược thường được dùng để giúp giảm đau lưng, ngực, chân tay nhức mỏi.

Nhũ hương: Vị hơi đắng, cay, mùi thơm, tính hơi ấm, giúp điều khí, hoạt huyết.

Pregnenolone: Là một tiền hormone chiết xuất từ thiên nhiên. Pregnenolone đã được sử dụng trong hỗ trợ điều trị viêm khớp và giúp ngăn chặn viêm, sưng khớp từ những năm 1940.

L-carnitine: L-carnitine đóng một vai trò quan trọng, cần thiết cho việc giải phóng năng lượng từ mỡ. Ngoài ra, L-carnitine còn có khả năng xoa dịu những căng thẳng, giảm mệt mỏi, tăng cường sinh lực cho cơ thể.

Vì vậy, Hoàng Thấp Linh là giải pháp tốt giúp chống viêm, bớt đau, giảm tái phát các cơn đau do viêm đa khớp, hạn chế biến chứng, ngăn chặn bệnh tái phát mà lại rất an toàn với cơ thể, mọi người không phải lo lắng về tác dụng phụ giống như khi dùng các loại thuốc tây y.

KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG ĐAU KHỚP

>>> Câu chuyện của chú Đỗ Hữu Tâm (Cầu Giấy, Hà Nội)

Từng mất không biết bao nhiêu tiền thuốc chữa sưng khớp, cứng khớp, đau khớp khuỷu tay, chân, chú Tâm mua Hoàng Thấp Linh về uống thấy cơn đau dịu hẳn chỉ sau 2,5 tháng. Kết hợp ăn uống và tập thể dục đều đặn, tình trạng viêm khớp của chú đã không còn tái phát kể cả lúc trái gió trở trời. Chú Tâm chia sẻ về quá trình đẩy lùi viêm khớp của mình trong video sau:

>>> XEM THÊM: Chia sẻ của nhiều người khác về cách đẩy lùi các cơn đau do viêm khớp hiệu quả TẠI ĐÂY

ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA

Lắng nghe đánh giá của GS. Hoàng Bảo Châu về tác dụng của Hoàng Thấp Linh trong hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp: “Sản phẩm Hoàng Thấp Linh có những thành phần tiêu viêm, thông kinh lạc, chống lại teo cơ, giúp người bệnh cải thiện triệu chứng ở giai đoạn mới bắt đầu và giai đoạn tiến triển”. Xem chi tiết trong video sau:

>>> XEM THÊM: Chuyên gia đánh giá tác dụng của Hoàng Thấp Linh trong hỗ trợ điều trị các vấn đề về khớp TẠI ĐÂY

Bài viết đã cung cấp thêm cho bạn thông tin về tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng cũng như cách phòng ngừa, kiểm soát bệnh hiệu quả. Đừng quên áp dụng một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, tập luyện thường xuyên kết hợp sử dụng Hoàng Thấp Linh để xương khớp luôn khỏe mạnh, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ (zalo/ viber) hotline: 0917.214.8510975.284.017