Đau khớp háng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp háng, viêm cột sống dính khớp,... Cần xác định đúng nguyên nhân để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, từ đó nhanh chóng cải thiện bệnh, tránh được biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguyên nhân đau khớp háng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp háng, đặc biệt nguy hiểm nếu xuất phát từ những bệnh lý dưới đây:

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau khớp háng. Nếu người bệnh có các biểu hiện lâm sàng như đau, sưng khớp, cứng khớp với tính chất đối xứng thì khả năng cao đã bị viêm khớp dạng thấp. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng làm cho khớp bị biến dạng.

Viêm khớp dạng thấp gây đau nhức khớp háng

Viêm khớp dạng thấp gây đau nhức khớp háng

Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng thường xảy ra ở người lớn tuổi. Nguyên nhân là do quá trình thoái hóa sụn và xương dưới sụn dẫn đến mòn khớp, khiến lớp sụn mỏng dần rồi biến mất. Các đầu xương không có sụn bảo vệ sẽ hình thành gai xương, làm cho tình trạng đau khớp háng trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bị thoái hóa khớp háng sẽ có cảm giác đau nặng, khả năng vận động hạn chế, nhất là khi thực hiện các hoạt động liên quan tới khớp háng.

Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm mạn tính đặc trưng bởi thương tổn ở khớp cùng chậu, cột sống, các khớp ở chi,... Viêm cột sống dính khớp cũng có thể gây đau khớp háng và xảy ra chủ yếu ở nam giới.

Đặc trưng của bệnh là những cơn đau âm ỉ và tăng dần, không thuyên giảm lúc nghỉ ngơi nhưng có thể cải thiện khi vận động nhẹ nhàng.

Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15 - 35. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, bao gồm cả khớp háng, dẫn đến đau nhức.

Viêm khớp dạng thấp gây đau nhức khớp háng

Đau khớp háng có thể là biểu hiện của bệnh lupus ban đỏ hệ thống

>>> XEM THÊM: Ghi nhớ 10 nguyên nhân thoái hóa khớp để chủ động phòng bệnh

Viêm khớp vảy nến

Đôi khi, những cơn đau khớp háng là do bệnh vảy nến. Bệnh thường xuất hiện dưới da trước khi phát triển thành viêm khớp vảy nến. Người bệnh có các triệu chứng đau, sưng và cứng tại khớp bị ảnh hưởng, có thể bao gồm cả khớp háng.

Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (hoại tử vô mạch)

Một số người bị đau khớp háng do chấn thương như gãy cổ xương đùi, trật khớp háng,… Những chấn thương này gây tổn thương mạch máu nuôi dưỡng chỏm xương đùi, dẫn đến đau khớp háng nặng, làm người bệnh khó khăn trong việc vận động.

Nguyên nhân khác

Đau khớp háng cũng có thể do các nguyên nhân khác như thoát vị bẹn, viêm ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, gãy nứt xương ở gần háng, sưng hạch bạch huyết,... 

Chẩn đoán đau khớp háng bằng cách nào?

Việc chẩn đoán thoái hóa khớp háng thường bao gồm: Khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm cận lâm sàng. Cụ thể:

Các phương pháp chẩn đoán đau khớp háng hay được sử dụng nhất là:

Khám lâm sàng: Hỏi tiền sử bệnh, tuổi tác, nguyên nhân chấn thương, triệu chứng gặp phải, các thói quen khác,... Quan sát dáng đi, đứng, sự thăng bằng, tư thế chi, quan sát tại chỗ,...; Sờ để phát hiện các thay đổi cấu trúc ở khớp háng và điểm đau khi ấn; Kiểm tra khả năng vận động.

Các test đặc biệt: Đánh giá độ mềm dẻo; Đánh giá kích thích, yếu cơ; Đánh giá sự toàn vẹn của khớp háng.

Đo lường: Đo chiều dài chi, chiều dài xương đùi, vòng đùi.

Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang để tìm nguyên nhân của tình trạng đau nhức, khó chịu vùng khớp háng, mông, đùi,... Nếu bị thoái hóa khớp háng X-quang sẽ có kết quả như sau:

  • Khớp hẹp do sụn khớp bị bào mòn.
  • Gai xương phát triển tại nhiều vị trí, ở cả chỏm xương đùi và xương chậu.
  • Đặc xương dưới sụn ở những khu vực chịu trọng lực tỳ đè lớn.
  • Khuyết xương.

Ngoài ra, trong một số trường hợp cần thiết, người bệnh còn phải thực hiện thêm các xét nghiệm hình ảnh khác như chụp CT, chụp MRI hoặc siêu âm tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Xét nghiệm cận lâm sàng: Siêu âm mạch máu và động mạch đồ; Xét nghiệm men gan và creatinin; Xét nghiệm đông máu và công thức máu; Định lượng mức đường trong máu ở người bệnh trên 50 tuổi, BMI > 25, tiền sử tiểu đường; Điện tâm đồ, điện giải đồ.

Chẩn đoán đau khớp háng bằng phương pháp chụp X-quang

Chẩn đoán đau khớp háng bằng phương pháp chụp X-quang

>>> XEM THÊM: Bệnh thoái hóa khớp háng và phương pháp điều trị hiện nay

Phương pháp điều trị đau khớp háng

Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức háng, người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp điều trị dưới đây:

Điều trị đau khớp háng không phẫu thuật

Nếu tình trạng đau khớp háng không quá nặng, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp như:

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Không vận động quá mức, nhất là các hoạt động liên quan tới phần chân, khớp háng để khớp có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. 
  • Vật lý trị liệu: Một số phương pháp vật lý trị liệu nên áp dụng như bấm huyệt, xoa bóp, nhiệt trị liệu, laser,...
  • Sử dụng thuốc: Người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng viêm, giảm đau. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng để tránh tác dụng không mong muốn.
  • Dinh dưỡng: Có chế độ ăn hợp lý, kiểm soát tốt cân nặng, nhất là những người bị thừa cân vì trọng lượng cơ thể gây áp lực lớn lên khớp háng sẽ khiến các cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn.

Sống khoa học giúp tăng sức khỏe khớp háng, giảm đau hiệu quả

Sống khoa học giúp tăng sức khỏe khớp háng, giảm đau hiệu quả

Điều trị đau khớp háng bằng phẫu thuật

Trường hợp bệnh quá nghiêm trọng, đau khớp háng không thuyên giảm khi áp dụng các phương pháp trên, người bệnh có thể được chỉ định điều trị phẫu thuật thay 1 phần hoặc toàn bộ khớp háng. 

Biện pháp ngừa đau khớp háng

Một số biện pháp tích cực giúp phòng ngừa đau nhức khớp háng hiệu quả và dễ dàng thực hiện như:

  • Tập thể dục đều đặn: Người bệnh chỉ cần vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để xương khớp trở nên linh hoạt, khỏe mạnh.
  • Xây dựng thói quen sống khoa học để có sức khỏe tốt, tăng đề kháng và khả năng phục hồi của cơ thể.
  • Kiểm soát cân nặng: Vóc dáng cân đối không chỉ đẹp mà còn giúp hệ xương khớp khỏe mạnh hơn, tránh được nhiều bệnh lý nguy hiểm.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường bổ sung canxi và các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp như glucosamine, chondroitin, omega-3, vitamin (B, C, D, K), magie,..

Cải thiện và ngăn ngừa đau khớp háng nhờ Hoàng Thấp Linh

Ngoài những biện pháp kể trên, việc bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần từ thiên nhiên sẽ giúp nâng cao hiệu quả phòng ngừa, hỗ trợ cải thiện đau khớp háng. Một trong số những sản phẩm được chuyên gia đánh giá cao đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh

Sản phẩm đã được nghiên cứu tại Bệnh viện E về tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh xương khớp. Kết quả của việc sử dụng Hoàng Thấp Linh trong quá trình điều trị đã giúp cho người bệnh cải thiện triệu chứng gấp 2 lần người không sử dụng.

Hoàng Thấp Linh - Hỗ trợ cải thiện đau khớp háng an toàn, hiệu quả

Hoàng Thấp Linh - Hỗ trợ cải thiện đau khớp háng an toàn, hiệu quả

NÚT ĐẶT MUA

Hoàng Thấp Linh được đánh giá cao bởi chứa các thảo dược thiên nhiên như nhũ hương, sói rừng, bạch thược, đặc biệt nổi bật nhất là thành phần chính hy thiêm. Theo y học hiện đại, hy thiêm có tính chống viêm, ngoài ra còn giúp điều hòa miễn dịch, rất tốt cho người mắc bệnh lý về xương khớp, không gây tác dụng phụ. Các nghiên cứu về tác dụng của hy thiêm đã được thực hiện tại nhiều trường đại học lớn đều cho kết quả rất tích cực.

Không chỉ vậy, viên uống Hoàng Thấp Linh còn được bổ sung thêm các thành phần như: Boron (tăng hấp thu canxi), L-carnitine (ngăn chặn quá trình lão hóa tại xương khớp), magie (điều hòa hoạt động thần kinh - cơ),... giúp tăng hiệu quả hồi phục cho người bệnh.

Chuyên gia Hồ Bá Do nhận xét: “Hoàng Thấp Linh có thành phần từ thảo dược, không gây tác dụng phụ cho người bệnh. Bên cạnh đó, các bệnh lý xương khớp từ xa xưa đã sử dụng hy thiêm cho hiệu quả rất tốt. Vì thế, mọi người có thể an tâm sử dụng sản phẩm này”.

Chuyên gia Hồ Bá Do đánh giá về sản phẩm Hoàng Thấp Linh trên kênh Truyền hình Quốc hội

Chuyên gia Hồ Bá Do đánh giá về sản phẩm Hoàng Thấp Linh trên kênh Truyền hình Quốc hội

Nhiều người bệnh bị đau khớp cũng chia sẻ về hiệu quá bất ngờ khi sử dụng Hoàng Thấp Linh. Tiêu biểu như chị Phạm Thị Lành (Vĩnh Phúc): “Tôi uống lần đầu tiên đã thấy đỡ đau. Tôi đi lấy hàng về bán bình thường, trở lại như trước khoảng 70-80%, chồng con không phải vất vả chăm sóc tôi như trước”. Mời bạn xem chi tiết trong video dưới đây:

Đau khớp háng có thể cải thiện hiệu quả nếu nhận biết sớm được nguyên nhân cũng như tuân thủ phác đồ điều trị. Bên cạnh đó, bạn nên duy trì thói quen sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý, đồng thời bổ sung viên uống Hoàng Thấp Linh mỗi ngày để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị tình trạng đau khớp háng hiệu quả hơn.

Mọi thắc mắc về sản phẩm Hoàng Thấp Linh cũng như bệnh đau khớp háng, bạn đọc vui lòng liên hệ tới (Zalo/Viber): 0902207112 để nhận được tư vấn sớm nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/pain-management/guide/hip-pain-causes-and-treatment#091e9c5e8059968e-1-2 

https://www.healthline.com/health/hip-pain

https://www.verywellhealth.com/common-causes-of-hip-pain-2696406