Đau khớp đầu gối không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt thường ngày, mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân dẫn đến đau khớp đầu gối là do đâu? Nên có biện pháp khắc phục ra sao cho hiệu quả mà vẫn an toàn? Nếu đang quan quan tâm đến vấn đề này thì mời các bạn tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.
Đau khớp đầu gối gây nên những ảnh hưởng gì?
Khớp gối là khớp vận động nhiều nhất, gánh chịu sức nặng của toàn cơ thể nên nó rất dễ bị tổn thương. Đau khớp đầu gối là hiện tượng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả nam giới và nữ giới, đặc biệt trong độ tuổi trung niên và cao niên. Tình trạng này khiến người bệnh hạn chế vận động, luôn cảm thấy đau nhức, gặp khó khăn khi di chuyển, ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Triệu chứng đầu tiên báo hiệu cấu trúc bên trong khớp gối đang gặp vấn đề là những cơn đau nhức tại đầu gối.
Đau khớp đầu gối khiến người mắc gặp khó khăn khi vận động
Tuy ban đầu chứng bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức, nhưng nếu không chữa trị kịp thời, nó có thể biến tướng thành thể mạn tính, kéo theo các bệnh lý khác. Thậm chí có thể dẫn tới bại liệt vĩnh viễn.
>>> XEM THÊM: Người bị viêm khớp gối kiêng ăn gì? – Ghi nhớ ngay 6 thực phẩm cần tránh xa!
Nguyên nhân gây đau khớp đầu gối là do đâu?
Khớp gối đau nhức gây ra những cơn đau buốt tại đầu gối, làm giảm khả năng di chuyển, khiến người mắc ngày càng lười vận động. Những nguyên nhân chính gây đau khớp đầu gối bao gồm:
Các bệnh lý tại khớp gối
+ Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch là các sợi xơ mềm, ở bên trong bao khớp, có chức năng tiết ra dịch làm trơn, giúp nuôi dưỡng sụn khớp. Khi bao hoạt dịch bị viêm sẽ gây ra các cơn đau nhức và làm cứng khớp gối.
+ Viêm gân bánh chè: Gân bánh chè có chức năng quan trọng đối với hoạt động của đôi chân. Tình trạng viêm gân bánh chè xảy ra khi có các tổn thương ảnh hưởng đến phần dây chằng nối xương bánh chè đến xương ống quyển, từ đó gây ra triệu chứng đau nhức khớp gối .
+ Viêm khớp gối: Nếu đau khớp gối kèm theo các triệu chứng sưng, đỏ thì đây có thể là dấu hiệu của viêm khớp gối.
+ Viêm khớp dạng thấp và các dạng viêm khớp khác ảnh hưởng đến khớp gối, cũng có thể khiến đầu gối bị đau nhức khi vận động hoặc thậm chí ngay cả lúc nghỉ ngơi.
Bị chấn thương
Các chấn thương khi chơi thể thao, lao động hoặc va chạm giao thông,… gây rách dây chằng gối, rách sụn chêm đầu gối, gãy xương bánh chè,… nếu không điều trị dứt điểm sẽ để lại di chứng, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức đầu gối mỗi khi đi lại hoặc thực hiện các động tác co duỗi chân.
Chấn thương khi chơi thể thao khiến cho đầu gối đau nhức
Làm việc sai tư thế
Nhiều người do đặc thù công việc phải hoạt động chân khá nhiều và thực hiện 1 tư thế trong thời gian khá lâu. Điều này tác động trực tiếp lên 2 đầu gối, gây đau mỗi khi người bệnh thay đổi tư thế đột ngột hoặc co duỗi chân.
Thừa cân, béo phì
Trọng lượng lớn của cơ thể sẽ khiến 2 đầu gối phải chống đỡ áp lực rất lớn. Lâu dần, lớp sụn chêm bị bào mòn, gây đau đầu gối.
Một số nguyên nhân khác
Chế độ ăn không đủ dinh dưỡng, thường xuyên gặp căng thẳng, thức khuya dậy sớm, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá,… khiến cho khả năng đề kháng bị suy giảm cũng là những tác nhân khiến bạn dễ bị đau đầu gối mỗi khi duỗi hay co chân.
Có thể thấy rằng, có rất nhiều nguyên nhân gây đau khớp đầu gối. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng yếu tố then chốt gây nên tình trạng này là do sức đề kháng bị suy giảm, khiến cho cơ thể không thể chống chọi được với tác nhân gây bệnh từ bên ngoài môi trường. Cùng với đó là sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch cũng làm cho “lớp áo bảo vệ” cơ thể bị phá vỡ, làm cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập gây nhiễm trùng, tổn thương đến mô, sụn khớp. Hơn nữa, hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn đồng nghĩa với việc khả năng nhận diện trở nên yếu kém, nên có thể sinh ra kháng thể tự sinh tấn công các khớp trên cơ thể, trong đó có khớp gối.
>>> XEM THÊM: Bị đau khớp vai phải là bệnh gì? Biện pháp khắc phục như thế nào?
Thuốc điều trị đau khớp đầu gối hiện nay
Các loại thuốc giúp giảm đau, chống viêm, ngăn ngừa tiến trình viêm gây tổn thương khớp là một phần quan trọng trong việc chữa đau khớp nói chung và đau khớp đầu gối nói riêng. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị là:
- Thuốc không cần kê toa:
+ Các thuốc giảm đau thông thường có chứa thành phần paracetamol (acetaminophen) giúp giảm những cơn đau nhẹ và vừa. Tuy nhiên, nếu dùng kéo dài sẽ gây hiện tượng nhờn thuốc, ảnh hưởng đến niêm mạc đường tiêu hóa, suy gan, suy thận. Liều gây độc của paracetamol là 150 mg/kg cân nặng. Với người lớn nặng 50 kg thì liều 7,5g paracetamol uống 1 lần là bị viêm gan nhiễm độc; nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Với một số người sẵn có bệnh lý gan mạn tính thì với liều thấp hơn. Có người đang bị viêm gan vi rút mạn tính, chỉ uống 4g paracetamol trong vòng 40 giờ đã xảy ra viêm gan nhiễm độc.
+ Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs) bao gồm aspirin, diclofenac, ibuprofen, meloxicam,… có tác dụng chống viêm, giảm đau rất tốt. Tuy nhiên, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này vì chúng thường gây ra nhiều tác dụng phụ như: Đau dạ dày, viêm loét dạ dày, thậm chí xuất huyết tiêu hóa. Bên cạnh đó, khi bị đau khớp gối, người mắc có thể sử dụng một số loại gel bôi giúp giảm đau và rất ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau tức thời, không chữa trị căn nguyên gây bệnh.
Thuốc giảm đau, chống viêm điều trị đau khớp gối
- Nhóm thuốc bắt buộc kê toa:
+ Thuốc giảm đau mạnh: Thường chứa thành phần codein, có tác dụng tương đối tốt với trường hợp đau nặng, nhưng cần hết sức thận trọng khi dùng bởi codein cũng gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày. Hơn nữa, 10% codein sau khi chuyển hóa trong cơ thể sẽ trở thành morphin – một loại thuốc giảm đau liều cao có thể gây nghiện (nằm trong danh mục quản lý). Chính bởi vậy, nếu sử dụng quá liều có thể dẫn tới sự lệ thuộc vào thuốc, nhờn thuốc khi liều dùng thông thường không mang lại cảm giác thoải mái mà phải tăng liều sử dụng, các biểu hiện thường gặp khi thiếu thuốc là bồn chồn, run, co giật cơ, toát mồ hôi, chảy nước mũi,…. nguy hiểm hơn, người sử dụng có thể bị suy hô hấp, hôn mê và thậm chí tử vong nếu không được phát hiện, cấp cứu và điều trị kịp thời.
+ Thuốc chống viêm mạnh: Đối với trường hợp bị viêm đau khớp gối mà không đáp ứng được với các thuốc uống giảm đau, chống viêm thông thường, bác sĩ có thể chỉ định dùng corticoid dạng tiêm hoặc uống. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ gây nhiễm trùng khớp, hoại tử xương, thủng gân, teo da, teo cơ,…
>>> XEM THÊM: Ghi sổ ngay 5 cách trị đau nhức xương khớp tại nhà hiệu quả sau đây!
Biện pháp khắc phục tình trạng đau khớp đầu gối hiệu quả, an toàn từ sản phẩm thảo dược
Mục tiêu trước mắt của quá trình điều trị đau khớp đầu gối là giảm đau, chống viêm để duy trì chức năng vận động, giúp cho việc di chuyển được dễ dàng hơn. Quan trọng hơn nữa, về lâu dài, thì cần phải tăng cường sức đề kháng, điều hòa hệ miễn dịch, tăng cường năng lượng tế bào, chống thoái hóa mô sụn khớp và phòng ngừa tái phát, đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe người dùng. Hiện nay, để giảm thiểu tác dụng phụ do thuốc tây y đem lại, các chuyên gia khuyên người mắc nên kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để hỗ trợ trong quá trình điều trị. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh chứa thành phần chính hy thiêm kết hợp với các dược liệu quý như: Cao sói rừng, bạch thược, nhũ hương,… có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị, giúp giảm thiểu tình trạng sưng đau, tăng cường vận động khớp, phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng đau khớp gối tái phát.
Theo đông y, cây hy thiêm có vị đắng, cay, tính hàn không ẩm. Thường người ta sẽ phơi khô thân và lá cây để sắc lấy nước uống hoặc tán thành bột rồi bào chế kết hợp với các vị thuốc khác. Vị thuốc từ cây này có tác dụng rất tốt cho xương cốt, tiêu trừ phong thấp. Y học hiện đại chỉ ra rằng, hy thiêm có khả năng kháng viêm, tăng cường sức đề kháng, điều hòa miễn dịch rất tốt. Vì thế không chỉ giúp đả thông kinh mạch, cải thiện triệu chứng viêm đau mà còn tăng cường năng lượng cho tế bào, bồi bổ cơ thể chống lại tình trạng viêm khớp gối và phòng ngừa tái phát hiệu quả. Trong một chứng minh về hoạt động chống viêm và giảm đau tại chỗ của hy thiêm, các nhà nghiên cứu nhận thấy: Các hoạt chất phân lập từ cây hy thiêm – gọi là kirenol có tác dụng kháng viêm và giảm đau tại chỗ đặc biệt hiệu quả. Ngoài ra, chất nhựa trong hy thiêm còn được xác định có cấu trúc tương tự hoạt chất chống viêm, giảm đau aspirin (dẫn chất của acid salicylic). Vì thế, sử dụng thảo dược hy thiêm chính là cách hữu hiệu để giảm thiểu tái phát tình trạng viêm đau khớp gối, đáp ứng đầy đủ mục tiêu điều trị trước mắt và lâu dài, giúp hạn chế tối đa tần suất sử dụng các dòng tân dược cũng như những tác dụng không mong muốn mà chúng gây ra.
Hoàng Thấp Linh – Biện pháp cải thiện đau khớp đầu gối hiệu quả, an toàn
Sói rừng là vị thuốc quý có đặc tính chống tự miễn, giúp điều hòa miễn dịch hiệu quả, vì thế khi kết hợp cùng hy thiêm sẽ giúp cho sức đề kháng càng thêm khỏe mạnh hơn, chống được sự xâm nhập của các tác nhân gây đau khớp gối. Bạch thược có vị đắng chua, hơi chát, quy vào 3 kinh can, tỳ, phế giúp bình can, chỉ thống, thường được dùng để giảm đau lưng, ngực, chân tay nhức mỏi. Bên cạnh đó, sự có mặt của nhũ hương giống như một “chất dẫn” có tác dụng lưu thông khí huyết để giúp cho các vị dược liệu khác đi vào cơ thể và phát huy hiệu quả điều trị.
Bên cạnh đó, công dụng của sản phẩm càng được tăng thêm khi có sự góp mặt của các thành phần: Pregnenolone - một tiền hormone chiết xuất từ thiên nhiên đã được sử dụng trong hỗ trợ điều trị và giúp ngăn chặn viêm, sưng tại khớp từ những năm 1940; L-carnitine có tác dụng chống viêm, tiêu sưng, giúp xoa dịu những căng thẳng, giảm mệt mỏi, tăng cường sinh lực cho cơ thể; magiê (dưới dạng magnesium carbonate) giúp điều hoà các hoạt động thần kinh và hệ cơ. Sự có mặt của magnesium cần thiết cho sự hấp thu calci, phospho, natri, kali và một số vitamin nhóm B trong cơ thể, giúp cho hệ xương luôn chắc khỏe, giúp chống mệt mỏi, suy nhược, ngăn chặn tình trạng viêm đau, nhức mỏi xương khớp. Vì vậy, sản phẩm được coi là giải pháp an toàn giúp chống viêm, bớt đau, giảm tái phát các cơn đau khớp gối, hạn chế biến chứng, ngăn chặn bệnh tái phát mà lại rất an toàn với cơ thể.
Sự ra đời của sản phẩm Hoàng Thấp Linh là một bước tiến quan trọng trong xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.
Bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích về nguyên nhân gây đầu gối đau nhức cũng như biện pháp khắc phục an toàn, hiệu quả. Để nhanh chóng hồi phục và nâng cao sức khỏe xương khớp, đừng quên kết hợp sử dụng Hoàng Thấp Linh mỗi ngày, bạn nhé!
Kinh nghiệm cải thiện tình trạng đau khớp sau khi dùng Hoàng Thấp Linh
Bị viêm khớp dạng thấp từ những năm 1976, chú Đỗ Hữu Tâm (SN 1956, trú tại tổ 22, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã phải trải qua quãng thời gian vô cùng khổ sở vì các cơn đau khớp, cứng khớp hành hạ vì căn bệnh viêm khớp dạng thấp. Thế nhưng nhờ sử dụng Hoàng Thấp Linh mà tình trạng đau nhức xương khớp đã được cải thiện, sức khỏe chú Tâm cũng có nhiều chuyển biến tích cực hơn. Mời các bạn cùng theo dõi chia sẻ của chú Tâm trong video sau:
>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm điều trị viêm khớp của người khác TẠI ĐÂY.
Đánh giá của chuyên gia
Mời bạn cùng lắng nghe những đánh giá cụ thể của chuyên gia Mai Thị Minh Tâm về tác dụng của Hoàng Thấp Linh trong nội dung video sau đây:
>>> XEM THÊM: Chuyên gia Phạm Thị Lý phân tích về tác dụng của sản phẩm TẠI ĐÂY.
Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng đầu gối đau nhức và đặt mua sản phẩm Hoàng Thấp Linh chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006304 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0917214851 – 0975284017.
Tuệ An
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh