Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có nguy hiểm không? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, do bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ nhỏ. Để tìm hiểu về bệnh và trả lời câu hỏi trên, bạn đọc hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là gì?

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em còn được gọi là viêm khớp vô căn ở trẻ nhỏ hay viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên. Đây là tình trạng khớp bị viêm và cứng kéo dài trên 6 tuần ở những trẻ nhỏ hơn 16 tuổi. Những trẻ mắc phải bệnh này sẽ gặp khó khăn trong những hoạt động hằng ngày như: Viết, mặc quần áo, mang vác đồ vật, chơi đùa, đi đứng.

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là bệnh tự miễn, nghĩa là cơ thể nhầm lẫn trong việc nhận diện các mô ở tế bào bình thường thành những tác nhân xâm nhập gây bệnh cho cơ thể. Từ đó, hệ miễn dịch sẽ tấn công chính những mô tế bào khỏe mạnh bình thường, hình thành phản ứng viêm.

>>> XEM THÊM: Thông tin y học về bệnh viêm khớp dạng thấp

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp ở trẻ nhỏ

Thống kê cho thấy, có hơn 50000 trẻ em Mỹ gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên, có thể do một số yếu tố sau:

Rối loạn hệ thống miễn dịch: Do sự nhận diện sai của các tế bào miễn dịch, khiến mô tế bào bình thường bị tấn công, gây phản ứng viêm.

Yếu tố gen di truyền: HLA là kháng nguyên đặc hiệu gây bệnh viêm khớp dạng thấp. Những gia đình có người mắc bệnh này, hoặc mang gen có yếu tố HLA thì con cái sinh ra mắc viêm khớp thiếu niên là rất cao.

Nhiễm vi khuẩn, virus: Ở trẻ nhỏ, sức đề kháng còn yếu nên cơ thể dễ bị những tác nhân gây bệnh như: Vi khuẩn, virus,... tấn công, tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên.

Ngoài ra, còn một số yếu tố khác gây nên bệnh như: Chấn thương, thừa cân, béo phì,.. cũng góp phần khởi phát bệnh.

Dấu hiệu nhận biết viêm khớp dạng thấp ở trẻ nhỏ

Triệu chứng điển hình của bệnh đó là: Sưng đau khớp, cứng khớp vào buổi sáng. Viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên thường xảy ra chủ yếu ở khớp gối, khớp bàn tay, bàn chân. Những cơn đau khớp khiến trẻ nhỏ bị hạn chế khả năng vận động và thay đổi tâm lý, trở nên cáu gắt hơn.

Khi mắc bệnh, trẻ còn có những biểu hiện khác như:

- Trẻ có dấu hiệu sốt, mệt mỏi, chán ăn, xanh xao, gầy yếu.

- Thiếu máu.

- Nổi ban đỏ ở cánh tay và chân.

- Viêm nhãn cầu, viêm mống mắt, viêm màng bồ đào thường xuất hiện muộn sau những biểu hiện tại khớp.

Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em hiệu quả thì cần có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa, bao gồm: Cơ xương khớp, nhi khoa, phục hồi chức năng và tâm lý học, giúp tăng cường vận động khớp, giảm đau, phát hiện và điều trị những biến chứng.

Một số phương pháp điều trị được dùng đó là:

- Nội khoa: Những loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên là: Thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, naproxen,...) và thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nhóm thuốc này sẽ có những tác dụng phụ tại đường tiêu hóa và gan. Trong trường hợp bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ nhỏ diễn biến nặng nề, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng corticosteroid, giúp phòng ngừa biến chứng viêm màng ngoài tim.

Sử dụng thuốc trong điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ nhỏ

Sử dụng thuốc trong điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ nhỏ

- Vật lý trị liệu: Để duy trì sức mạnh cơ bắp và hỗ trợ chuyển động của khớp thì trẻ nhỏ khi mắc viêm khớp dạng thấp cần được hướng dẫn vật lý trị liệu. Tùy theo mức độ biểu hiện bệnh mà trẻ sẽ có những bài tập phù hợp. Một dụng cụ hỗ trợ như nẹp cũng được sử dụng để duy trì sự phát triển bình thường của khớp và hệ xương của trẻ.

- Liệu pháp thay thế: Phương pháp châm cứu giúp giảm đau và cải thiện sự linh hoạt của khớp, hạn chế sử dụng thuốc giảm đau. Đối với đợt đau cấp, khớp sưng, nóng, đỏ nên chườm lạnh cho trẻ. Ngoài ra, chườm nóng giúp giãn cơ, cải thiện triệu chứng trong giai đoạn mạn tính.

Bên cạnh những phương pháp điều trị trên, trẻ nhỏ cần được tái khám định kỳ mỗi tháng để đánh giá tình trạng bệnh đã tiến triển chưa và tác dụng phụ của thuốc như thế nào? Nếu trẻ sử dụng corticoid liều cao trên 1 tháng phải bổ sung canxi và vitamin D để phòng ngừa loãng xương, theo dõi tình trạng viêm loét dạ dày. Hạn chế cho trẻ dùng thức ăn nhanh, đồ chiên rán dầu mỡ, thức uống có ga, các chất kích thích,... Tăng cường sử dụng rau, củ, quả để bổ sung lượng vitamin cần thiết cho cơ thể.

>>> XEM THÊM: 7 Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh viêm khớp dạng thấp

Hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em an toàn, hiệu quả bằng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược

Hiện nay, bên cạnh tuân thủ điều trị, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp tập luyện thường xuyên thì sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ nhỏ là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Tiêu biểu trong đó là sản phẩm có thành phần chính hy thiêm.

Theo đông y, hy thiêm vị cay đắng, tính mát, quy vào hai kinh can, thận, có tác dụng khu phong trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống, lợi gân xương. Y học hiện đại chỉ ra rằng, hy thiêm có khả năng kháng viêm, điều hòa miễn dịch rất tốt. Vì thế, thảo dược này không chỉ giúp giảm sưng đau mà còn tác động vào nguyên nhân sâu xa gây nên thoái hóa khớp. Theo một nghiên cứu trên chuột cống trắng được đăng tải trên tạp chí Phytochemistry - tạp chí chính thức của Hội Liên Hiệp Hóa chất thực vật Châu Âu và Bắc Mỹ đã chỉ ra rằng: Hy thiêm có tác dụng giảm đau, chống viêm tại chỗ rất mạnh tương đương với Piroxicam, bên cạnh đó hy thiêm còn có tác dụng bảo vệ màng bao dịch khớp, điều hòa hệ miễn dịch.

Bên cạnh hy thiêm, sản phẩm còn là sự kết hợp của nhiều loại dược liệu như: Sói rừng, bạch thược, nhũ hương,... giúp giảm sưng đau, tăng cường vận động khớp, nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, phòng ngừa bệnh tái phát. Cụ thể:

- Sói rừng: Vị đắng, tính cay, giúp hoạt huyết giảm đau, khu phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc, chống đau lưng, thấp khớp, chống tự miễn.

- Bạch thược: Vị đắng chua, hơi chát, quy vào 3 kinh can, tỳ, phế giúp bình can, chỉ thống, thường được dùng để giảm đau lưng, ngực, chân tay nhức mỏi.

- Nhũ hương: Vị hơi đắng, cay, mùi thơm, tính hơi ấm, giúp điều khí, hoạt huyết.

- Methylsulfonylmethane (MSM): Là một hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, có trong một số thảo mộc và ở lượng nhỏ trong nhiều thức ăn, đồ uống. Methylsulfonylmethane có tác dụng làm tăng khả năng tự miễn dịch, chống oxy hóa và giảm viêm trong các bệnh lý về xương khớp. Ngoài ra, Methylsulfonylmethane là thành phần quan trọng trong các mô liên kết, giúp nuôi dưỡng, hồi phục sụn, tạo lớp đệm cho khớp.

- Pregnenolone: Đây là một tiền hormone chiết xuất từ thiên nhiên. Pregnenolone đã được sử dụng trong hỗ trợ điều trị viêm khớp và giúp ngăn chặn viêm, sưng khớp từ những năm 1940.

- L-carnitine: L-carnitine đóng một vai trò quan trọng, cần thiết cho việc giải phóng năng lượng từ mỡ. Đồng thời, L-carnitine còn có khả năng xoa dịu những căng thẳng, giảm mệt mỏi, tăng cường sinh lực cho cơ thể.

- Magnesi (dưới dạng Magnesium carbonate): Giúp điều hoà các hoạt động thần kinh và hệ cơ. Sự có mặt của magnesium cần thiết cho sự biến dưỡng của calci, phospho, natri, kali (và một số vitamin nhóm B) trong cơ thể, giúp cho hệ xương luôn chắc khỏe, chống mệt mỏi, suy nhược, ngăn chặn viêm khớp dạng thấp.

- Boron (dưới dạng Boron citrate): Boron có tác dụng gia tăng hấp thu canxi hiệu quả vào các sụn và xương.

Sản phẩm đã được nghiên cứu tác dụng tại Hà Nội do TS. Đặng Hồng Hoa – Trưởng khoa cơ xương khớp bệnh viện E làm trưởng đề tài. Qua nghiên cứu thấy rằng, sản phẩm đã chứng minh những ưu điểm vượt trội như: Giúp điều hòa hệ thống miễn dịch, bảo vệ các dịch mô khớp, giảm sưng, bớt đau, tăng cường vận động khớp, tránh dính và hủy hoại khớp. Đặc biệt, sản phẩm không gây tương tác với các thuốc khác, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị viêm đa khớp, thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vô căn ở trẻ nhỏ, tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh và an toàn khi dùng lâu dài.

Trong bối cảnh hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quảng cáo giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp, các chuyên gia khuyên người tiêu dùng nên sáng suốt lựa chọn sản phẩm đã được nghiên cứu khoa học cho hiệu quả tốt, sản xuất bởi công ty có thương hiệu lâu năm trên thị trường, đã được giới chuyên gia đánh giá cao trong những hội thảo khoa học, được trao tặng nhiều giải thưởng danh giá do người tiêu dùng bình chọn… mà thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính hy thiêm là một trong số ít sản phẩm đáp ứng được đầy đủ những tiêu chí này. 

Để cải thiện tình trạng viêm khớp dạng thấp ở trẻ nhỏ, hãy dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là hy thiêm ngay hôm nay bạn nhé!

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh – Linh nghiệm phương cho viêm khớp dạng thấp

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh là sự phối hợp giữa các thành phần thảo dược như: Nhũ hương, sói rừng, bạch thược, hy thiêm và các axit amin khác như L-carnitine, muối magie, tiền hormone Pregnenolone,… giúp giảm và phòng ngừa viêm khớp, giảm sưng, giảm đau, tăng cường phục hồi vận động khớp. 

 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh giúp tăng cường vận động khớp

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh giúp tăng cường vận động khớp

  

 

HOÀNG THẤP LINH CAM KẾT HOÀN TIỀN

Để tự tin khẳng định chất lượng, hiệu quả sản phẩm, nhãn hàng Hoàng Thấp Linh cam kết hoàn lại 100% tiền nếu khách hàng sử dụng không hiệu quả! 

 

Liên hệ hotline (Zalo/ viber): 0917214851 - 0975284017

Website: https://benhviemkhop.online

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: 171 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

GPQC: 01399/2019/ATTP-XNQC

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.