Viêm khớp dạng thấp không chỉ gây ra các biểu hiện tại khớp như sưng, nóng, đỏ, đau mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như da, phổi, tim... Nắm rõ các triệu chứng viêm khớp dạng thấp giúp bạn phát hiện sớm những bất thường và có can thiệp kịp thời. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp lại các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp và các phương pháp cải thiện hiệu quả.
Triệu chứng tại khớp của viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp gây ra các triệu chứng điển hình tại khớp như sau:
- Đau khớp: Tình trạng viêm nhiễm khiến khớp tăng sản xuất chất lỏng hoạt dịch. Điều này gây áp lực lên khớp và kích thích các đầu dây thần kinh. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhức cả khi nghỉ ngơi và vận động.
- Cứng khớp: Người bệnh có cảm giác cứng khớp, đặc biệt là sau khi thức dậy vào buổi sáng hoặc ngồi một lúc lâu. Khi bệnh tiến triển nặng, tình trạng cứng khớp có thể gây ảnh hưởng đến dây chằng và gân làm việc gập hoặc duỗi khớp khó khăn, thậm chí là mất phạm vi cử động.
- Khớp đỏ hoặc đổi màu: Da ở vùng khớp bị ảnh hưởng do viêm khớp dạng thấp có thể bị đổi màu. Các khớp bị sưng có màu hơi đỏ vì tình trạng viêm làm cho mao mạch mở rộng, máu chảy vào khu vực này nhiều hơn.
- Nóng khớp: Lưu lượng máu tăng lên từ các mao mạch mở rộng do quá trình viêm nên khi chạm tay vào khớp có thể cảm thấy ấm. Hơi ấm này có thể xuất hiện cho dù da có bị đổi màu hay không.
- Tê và ngứa ở tay, chân: Cảm giác tê và ngứa ở chân, tay có thể là dấu hiệu ban đầu của viêm khớp dạng thấp vì tình trạng viêm ở khớp thường gây chèn ép dây thần kinh cảm giác.
- Viêm khớp có tính chất đối xứng: Nếu người bệnh cảm thấy đau ở một khớp thì vị trí khớp ở bên đối diện cũng có triệu chứng đau tương tự. Thường trong giai đoạn đầu của viêm khớp dạng thấp, tình trạng này có thể chưa rõ rệt.
- Nổi u cục ở khớp: Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn mạn tính có thể xuất hiện các cục u dưới da gần vị trí khớp ảnh hưởng. Các nốt thấp khớp này không gây đau và thường xuất hiện ở ngón tay, khuỷu tay...
Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện ở các khớp nhỏ
>>> XEM THÊM: Nguyên nhân gây cứng khớp và cách cải thiện bệnh hiệu quả
Di chứng tại các cơ quan khác của viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể tiến triển nặng và ảnh hưởng đến một số cơ quan khác trong cơ thể. Một số bệnh lý mà người bị viêm khớp dạng thấp có thể mắc phải là:
- Viêm mạch máu: Biểu hiện thường gặp nhất là xuất hiện các đốm trên da giống như vết loét. Nếu ảnh hưởng đến động mạch lớn có thể gây tổn thương dây thần kinh và các cơ quan nội tạng.
- Viêm mắt: Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến mắt, màng mỏng bao phủ lòng trắng của mắt và lòng trắng mắt. Triệu chứng có thể gây đỏ và đau, thậm chí nghiệm trọng hơn là giảm thị lực.
- Bệnh phổi: Người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ bị viêm và sẹo phổi. Biểu hiện của tình trạng này là xuất hiện các nốt ở phổi, viêm màng phổi và tắc nghẽn đường thở.
- Các vấn đề về tim: Viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch cao hơn 50% so với người bình thường.
Viêm khớp dạng thấp có thể gây ra biến chứng trên tim mạch
Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay
Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính và rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Do đó, để có hiệu quả điều trị tối ưu, người bệnh nên kết hợp nhiều phương pháp và duy trì đều đặn. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp:
Sử dụng thuốc tây
Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp trong số các thuốc dưới đây:
- Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs): Ở giai đoạn nhẹ, số lượng khớp bị tổn thương ít thì có thể sử dụng thuốc giảm đau đơn thuần như naproxen, meloxicam, ibuprofen…
- Corticosteroid: Khi tình trạng viêm khớp tiến triển nặng hơn, số lượng khớp bị đau nhức tăng lên, vận động khó khăn, người bệnh có thể kết hợp thêm các thuốc corticosteroid dạng uống hoặc dạng tiêm trực tiếp vào khớp.
- Thuốc chống thấp khớp (DMARDs): Loại thuốc chống thấp khớp kinh điển nhất là methotrexate giúp làm chậm sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp.
- Thuốc sinh học: Thường được chỉ định cho trường hợp nặng hoặc không đáp ứng với các thuốc trên. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các thuốc này cần đánh giá chức năng gan thận, sàng lọc lao…
Mặc dù, sử dụng thuốc tây điều trị viêm khớp dạng thấp đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.
Sử dụng thuốc tây trong điều trị viêm khớp dạng thấp cần thận trọng với các tác dụng phụ
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu thường được sử dụng để bổ trợ, kết hợp cùng các phương pháp khác giúp giảm đau, tăng cường khả năng vận động khớp.
- Nhiệt trị liệu: Phương pháp này sử dụng nhiệt tác động vào khớp bị viêm làm tăng tuần hoàn máu, giúp giảm đau. Một số dạng nhiệt trị liệu thường áp dụng như tắm ngâm, sóng ngắn, siêu âm dẫn thuốc, dùng tia hồng ngoại…
- Điện trị liệu: Sử dụng Galvanic đơn thuần hoặc điện di thuốc salicylat, hydrocortison vào khớp để chống viêm. Các dạng điện trị liệu điều trị viêm khớp dạng thấp như điện xung, từ trường…
- Châm cứu, bấm huyệt: Châm cứu, bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp là biện pháp sử dụng kim nhỏ để châm vào huyệt đạo trên cơ thể. Biện pháp này không chỉ giúp giảm đau tại chỗ mà còn làm giãn cơ, tăng cường lưu thông khí huyết và nâng cao khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho sụn khớp.
Châm cứu là biện pháp hỗ trợ cải thiện viêm khớp dạng thấp hiệu quả
>>> XEM THÊM: Cảnh giác 9 biến chứng viêm khớp dạng thấp vô cùng nguy hiểm
Hoàng Thấp Linh - Giải pháp cải thiện triệu chứng viêm dạng thấp hiệu quả
Hiện nay, xu hướng mới trong hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp được nhiều chuyên gia khuyên dùng đó là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược. Trong số đó, nổi bật là Hoàng Thấp Linh có thành phần chính là hy thiêm kết hợp với thảo dược và các dưỡng chất tự nhiên.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cơ chế giảm đau, chống viêm hiệu quả của hy thiêm tương đương với thuốc piroxicam. Đặc biệt, hy thiêm còn có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch - tác động trực tiếp vào căn nguyên gây viêm khớp dạng thấp, ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Hoàng Thấp Linh cải thiện viêm khớp dạng thấp qua 3 cơ chế:
- Tăng cường miễn dịch, chống tự miễn nhờ thảo dược quý hy thiêm, sói rừng.
- Sử dụng các chất giảm đau, chống viêm thực vật giúp cải thiện triệu chứng bệnh như nhũ hương, bạch thược.
- Bảo vệ sụn khớp, ngăn ngừa thoái hóa khớp nhờ bổ sung các dưỡng chất như boron, magie, pregnenolon, L-Carnitine…
Có thể nói, Hoàng Thấp Linh là giải pháp toàn diện trong hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp. Sản phẩm tác động vào cả nguyên nhân (phần gốc) và triệu chứng viêm khớp dạng thấp (phần ngọn) giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Hiệu quả của Hoàng Thấp Linh trong hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp đã được nghiên cứu trên lâm sàng
Sau gần 15 năm có mặt trên thị trường, Hoàng Thấp Linh đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn trong hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp.
>>> BSCKII Nguyễn Thị Lực - Nguyên trưởng khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện E
“Hoàng Thấp Linh đã có nghiên cứu lâm sàng đánh giá hiệu quả trong cải thiện viêm khớp dạng thấp, giúp tăng cường vận động, giảm sưng đau khớp. Đồng thời, sản phẩm cũng an toàn, không làm ảnh hưởng đến các chỉ số sức khỏe.”
Dưới đây là chia sẻ của người bệnh sau khi sử dụng Hoàng Thấp Linh:
>>> Bà Trần Thị Tý (Hưng Yên):
“Sau khi duy trì sử dụng Hoàng Thấp Linh, tôi thấy cơ thể nhẹ nhàng hẳn, thoải mái vô cùng. Trước kia tay không nâng lên được thì bây giờ tôi có thể tự chải đầu mà không cần nhờ con dâu giúp”.
Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp khá đa dạng và dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý xương khớp khác. Do vậy, nếu bạn cảm thấy cơ thể có những biểu hiện như trên, hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Ngoài ra, nếu bạn còn có thắc mắc gì về các bệnh lý xương khớp, hãy đặt câu hỏi ở phần bình luận để được giải đáp nhanh chóng.
* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Tài liệu tham khảo:
https://www.cdc.gov/arthritis/basics/rheumatoid-arthritis.html#:~:text=
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rheumatoid-arthritis/symptoms-causes/syc-20353648
Để được tư vấn trực tiếp và đặt mua hàng chính hàng tới số 18006034 (miễn phí).
Chúc anh sức khỏe!
Chúc bạn sức khỏe.
Xin cảm ơn!
Cảm ơn và chúc bạn sức khỏe!
Cảm ơn và chúc anh sức khỏe!
Cảm ơn và chúc anh sức khỏe!
Cảm ơn và chúc bạn sức khỏe!
Cảm ơn chú và chúc chú sức khỏe.
Cảm ơn và chúc sức khỏe!
Cảm ơn và chúc bạn sức khỏe.
http://bit.ly/thong-tin-san-pham-Hoang-Thap-Linh Cảm ơn chú và chúc chú sức khỏe.
Cảm ơn và chúc sức khỏe!
Xin cảm ơn!
Xin cảm ơn!
Chúc sức khỏe!
e cam đoan là mk ko bị va vào đâu khiến tay xưng nên cả
cách đây 1 tuần thì nó ms đau đc 2-3 hôm thì nó bắt đầu xưng lên ạ
mong đc bác sĩ tư vấn cho