Thoái hóa khớp gối là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi nhưng lại đang có xu hướng trẻ hóa hiện nay. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì thoái hóa khớp có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thoái hóa khớp gối là bệnh gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng viêm, sưng và giảm sản xuất dịch khớp gối xảy ra do sự mất cân bằng sinh học và cơ học tại sụn, xương dưới sụn. Khi khớp gối bị thoái hóa sẽ dẫn đến tình trạng sụn hư hỏng, biến dạng xương, gây ra những cơn đau đớn âm ỉ hoặc dữ dội. Khi di chuyển, các đầu xương sẽ cọ xát vào nhau, khiến tình trạng đau ngày càng tăng lên.
Ở Mỹ có 80% người trên 55 tuổi bị bệnh này; Ở Pháp, thoái hóa khớp gối chiếm 28% số bệnh về xương khớp; Còn ở Việt Nam, tình trạng này chiếm 10,41% bệnh về xương khớp.
Hình ảnh khớp gối bị thoái hóa và khớp gối bình thường
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở gối
Tình trạng này thường gây ra bởi một số yếu tố chủ quan và khách quan sau đây:
- Tuổi tác: Đây là thủ phạm phổ biến của bệnh. Ở người cao tuổi, quá trình lão hóa xương khớp diễn ra mạnh mẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa.
- Giới tính: Thống kê cho thấy, phụ nữ trên 55 tuổi có khả năng bị thoái hóa khớp ở gối cao hơn so với nam giới.
- Di truyền: Yếu tố này bao gồm các đột biến gen di truyền làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh.
- Thừa cân, béo phì: Khớp gối chịu nhiều áp lực bởi trọng lượng cơ thể. Do đó, khi cân nặng vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn sẽ làm tăng gánh nặng cho khớp gối, thúc đẩy quá trình thoái hóa.
- Chấn thương: Tai nạn lao động, thể thao, giao thông... có thể là tác nhân trực tiếp làm tổn thương khớp gối sau này nếu không được điều trị dứt điểm.
- Hoạt động thể lực quá sức kéo dài: Tham gia một số hoạt động thể thao như chạy bộ, đá bóng, điền kinh... cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa tại vị trí khớp gối.
Ngoài ra, tình trạng này còn có thể xuất phát từ những bệnh lý xương khớp khác như viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp, nhiễm trùng khớp…
Chấn thương do tai nạn lao động cũng có thể gây thoái hóa khớp gối
>>> Ghi nhớ 10 nguyên nhân thoái hóa khớp để chủ động phòng bệnh
Dấu hiệu nhận biết thoái hóa tại khớp gối
Thoái hóa ở giai đoạn sớm chỉ gây đau tại một số điểm cố định hoặc đau quanh khớp gối. Cơn đau xuất hiện khi người bệnh vận động, di chuyển nhiều, đặc biệt là lúc leo cầu thang và tăng dần về đêm.
Ngoài ra, người bị thoái hóa khớp gối còn có một số triệu chứng điển hình sau đây:
- Cứng khớp: Cứng khớp gối thường xảy ra vào sáng sớm khi ngủ dậy hoặc đầu giờ chiều, người bệnh không thể cử động, co duỗi chân bình thường được.
- Sưng tấy khớp, khó vận động: Người bệnh biểu hiện đầu gối bị sưng tấy, nóng đỏ. Kèm theo đó là khó co duỗi khớp, đứng lên ngồi xuống khó khăn, hạn chế khả năng vận động.
- Tràn dịch khớp gối: Ở giai đoạn tiến triển, khớp gối có thể bị tràn dịch, tạo cảm giác nặng chân. Nếu được chọc hút dịch, những cơn đau sẽ giảm nhưng vẫn có thể tái phát sau đó.
Ngoài những dấu hiệu trên, người bị thoái hóa tại vị trí khớp gối có thể nghe thấy tiếng kêu lạo xạo, lục khục khi cử động. Giai đoạn nặng, người bệnh bị biến dạng khớp, hạn chế vận động, thậm chí mất hoàn toàn khả năng vận động khớp.
Khớp sưng tấy, đau nhức là triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp gối
Phương pháp chẩn đoán thoái hóa tại khớp gối
Ngoài dựa vào các dấu hiệu thoái hóa khớp gối nêu trên, để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ cần kết hợp thực hiện một số phương pháp sau:
- Xét nghiệm máu: Giúp xác định loại viêm khớp mắc phải.
- Chụp X-quang: Được sử dụng để kiểm tra tình trạng sụn khớp, không gian khớp, sự hình thành các gai xương và loại trừ một số nguyên nhân khác gây đau khớp gối.
- Chọc dò khớp: Sử dụng kim vô trùng để lấy mẫu dịch khớp gối, sau đó kiểm tra sự xuất hiện của các mảnh sụn hoặc vi khuẩn trong khớp.
- Nội soi khớp: Đây là kỹ thuật sử dụng một máy ảnh được đưa vào khớp bị ảnh hưởng để thu lại thông tin hình ảnh về tổn thương khớp nếu có.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về sụn và các cấu trúc khác ở khớp gối để phát hiện sớm bất thường.
Chụp X-quang giúp chẩn đoán chính xác tình trạng thoái hóa tại vị trí khớp gối
Bị thoái hóa ở khớp gối có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, thoái hóa ở vị trí khớp gối có thể gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cụ thể:
- Di chuyển khó khăn, phụ thuộc vào người thân do tình trạng đau nhức, sưng tấy khớp kéo dài.
- Thường xuyên lo lắng, rối loạn lo âu, mất ngủ, ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần, hiệu suất làm việc. Đây là yếu tố nguy cơ dẫn đến stress, trầm cảm.
- Gây biến dạng khớp, vôi hóa sụn khớp, teo cơ, bại liệt, tàn phế.
Thoái hóa ở khớp gối có thể dẫn đến tàn phế suốt đời nếu không chữa trị sớm
>>> Bệnh thoái hóa khớp cổ chân – Thông tin hữu ích cho bạn!
Điều trị bệnh thoái hóa tại khớp gối như thế nào?
Trước những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra, việc điều trị thoái hóa khớp gối như thế nào để đảm bảo an toàn, hiệu quả là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng phổ biến:
Điều trị bằng thuốc Tây y
Rất nhiều người bệnh thắc mắc: Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì? Dưới đây là một số nhóm thuốc được dùng trong điều trị bệnh:
- Thuốc giảm đau và chống viêm không steroid (NSAIDs) như acetaminophen, ibuprofen, naproxen.
- Thuốc giảm đau corticosteroid sử dụng đường uống
- Tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic trực tiếp vào khớp gối. Trong đó, steroid là loại thuốc chống viêm mạnh và axit hyaluronic là một loại chất lỏng bôi trơn khớp.
Tuy giúp giảm đau nhanh nhưng không nên lạm dụng các thuốc này vì có thể gặp phải một số tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, suy gan, suy thận… Tùy từng tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp.
Sử dụng thuốc giảm đau giúp cải thiện triệu chứng của thoái hóa tại khớp gối
Thảo dược điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp gối an toàn, hiệu quả
Hiện nay, bên cạnh các thuốc tây y, xu hướng sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên được nhiều người lựa chọn. Hy thiêm đã được nghiên cứu chứng minh khả năng giảm đau, chống viêm tốt nhờ có chứa hoạt chất kirenol. Sản phẩm Hoàng Thấp Linh có thành phần chính hy thiêm kết hợp với nhiều loại thảo dược quý khác (nhũ hương, bạch thược, sói rừng) và các dưỡng chất tự nhiên (boron, L-carnitine, pregnenolone…) cho hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp gối toàn diện: Vừa giúp chống viêm, giảm sưng đau khớp; Vừa bổ sung dưỡng chất nuôi sụn khớp, ngăn ngừa quá trình thoái hóa.
Hoàng Thấp Linh giúp giảm đau nhức, ngăn ngừa thoái hóa khớp gối hiệu quả
Một số phản hồi người bị bệnh lý về khớp đã sử dụng Hoàng Thấp Linh:
>>> Bác Trần Thị Tý (Hưng Yên):
“Sau khi dùng Hoàng Thấp Linh được 6 tháng, chân tay tôi vận động khá linh hoạt, có thể duỗi được ra. Tôi còn bế cháu và đưa cháu đi học được.”
>>> Cô Nguyễn Thị Lành (Vĩnh Phúc):
“Tôi bị thoái hóa khớp đã khoảng mấy chục năm, điều trị nhiều nơi không khỏi. Từ khi dùng Hoàng Thấp Linh, tôi thấy đỡ đau rất nhiều, đi lại nhanh nhẹn, chồng con không phải chăm sóc tôi như trước.”
Đánh giá của chuyên gia Hồ Bá Do về sản phẩm Hoàng Thấp Linh:
“Hoàng Thấp Linh được làm từ thảo dược nên rất an toàn, không có tác dụng phụ. Sử dụng Hoàng Thấp Linh giúp giảm đau nhức xương khớp, ngăn ngừa quá trình thoái hóa khớp gối và bảo vệ sụn khớp.”.
Phương pháp không dùng thuốc
Đối với người mới bị thoái hóa ở khớp gối hoặc tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ thì chế độ dinh dưỡng kết hợp tăng cường vận động khớp là những biện pháp được ưu tiên sử dụng.
- Kiểm soát cân nặng, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý là một cách điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà hiệu quả. Nên ưu tiên sử dụng những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và glucosamin.
- Một số bài tập thể dục cho người bệnh như co - gập chân, đi bộ, tập dưỡng sinh, đạp xe, bơi lội…
- Áp dụng một số phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, xoa bóp, chiếu hồng ngoại…
Đi bộ nhẹ nhàng giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp gối
Điều trị bằng phẫu thuật
Khi người bị thoái hóa khớp gối đã áp dụng những phương pháp trên mà tình trạng bệnh không cải thiện, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật cho người bệnh bao gồm:
- Nội soi khớp: Sử dụng máy nội soi để nhìn vào không gian bên trong khớp. Sau đó, tiến hành loại bỏ sụn bị hư hỏng hoặc các phần tử lỏng lẻo, làm sạch bề mặt xương và sửa chữa các mô tổn thương khác. Thủ thuật này thường được áp dụng cho người dưới 55 tuổi.
- Phẫu thuật nắn xương: Là thủ thuật nhằm mục đích làm tăng sự liên kết của đầu gối bằng cách thay đổi hình dạng của xương. Loại phẫu thuật này có thể được khuyến nghị nếu tổn thương chủ yếu ở một vùng của đầu gối.
- Phẫu thuật thay khớp hoặc tạo hình khớp: Là thủ tục trong đó khớp được thay thế bằng các bộ phận nhân tạo làm từ kim loại hoặc nhựa. Phẫu thuật thay khớp thường dành cho những người trên 50 tuổi bị thoái hóa khớp nặng.
Thay khớp nhân tạo là phương pháp được lựa chọn cuối cùng trong điều trị thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bên cạnh việc thăm khám định kỳ, tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh đừng quên sử dụng sản phẩm Hoàng Thấp Linh mỗi ngày để bổ sung dưỡng chất cho sụn khớp, đẩy lùi cơn đau nhức khớp và ngăn ngừa quá trình thoái nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://www.webmd.com/osteoarthritis/ostearthritis-of-the-knee-degenerative-arthritis-of-the-knee
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteoarthritis/symptoms-causes/syc-20351925
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21750-osteoarthritis-knee